Pháp Luân Công 'lừa đảo' hay không? 10 điều làm rõ sự thật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Pháp Luân Công lừa đảo hay không? Sự thật như thế nào? Tại Việt Nam, trong khi có rất nhiều lời khen ngợi Pháp Luân Công thì cũng có một số ý kiến trái chiều...

Đầu xuân 2023, Đài truyền hình Tân Đường Nhân (New Tang Dynasty - NTD) được Đại sư Lý Hồng Chí - nhà sáng lập Pháp Luân Công - cho phép công bố bài viết của ông có tiêu đề: “Vì sao có nhân loại”. Kính mời quý độc giả của NTD tại Việt Nam đọc bài viết này tại đây.

Pháp Luân Công lừa đảo hay không là câu hỏi được một số người quan tâm.

I. Lừa đảo là gì?

“Lừa đảo" là thuật ngữ khoa học pháp lý xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước; được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đây là hành vi gian dối khiến người khác tin theo nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật.

Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; dùng thủ đoạn gian dối nhằm giấu giếm nội dung sai sự thật để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin tưởng và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó.

Lừa đảo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: dùng giấy tờ giả mạo; nói dối; giả danh người có chức, có quyền…

II. 10 điều làm rõ sự thật Pháp Luân Công lừa đảo hay không?

1. Nhiều tờ báo đưa tin Pháp Luân Công lừa đảo, là tổ chức tà đạo dụ dỗ các tín đồ

Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn khí công tu luyện cổ truyền bắt nguồn từ Trung Quốc, được Ông Lý Hồng Chí lần đầu tiên truyền ra công chúng vào tháng 5/1992 tại TP. Trường Xuân.

Pháp Luân Công không phải là tổ chức mà là môn tu luyện tự do, không có nghi lễ, không ghi danh, ai muốn tập hay rời đi đều không cần báo cáo.

Tại một số quốc gia, Pháp Luân Công có thành lập tổ chức theo yêu cầu của pháp luật sở tại nhưng người đại diện tổ chức đó cũng không có bất cứ quyền lực gì với bất kì ai. Những người muốn học đều có thể tự tải miễn phí các sách hướng dẫn và học các bài công pháp qua trang web chính thức của Pháp Luân Công; hoặc liên hệ với những người tập có kinh nghiệm; hay tìm đến điểm luyện công gần nhất.

Các điểm luyện công của Pháp Luân Công đều được những người tập tự nguyện duy trì phục vụ cộng đồng, không có thu nhập hay lợi nhuận gì, đều là hướng dẫn miễn phí cho những ai muốn học.

Pháp Luân Công không phải tà đạo
Các học viên Pháp Luân Công luyện công chung. (Ảnh: Vn.minghui.org)
Truyền thông nước ngoài giới thiệu Pháp Luân Công cho người dân

Kể từ khi được truyền xuất ra tại Trung Quốc đại lục, đến nay, Pháp Luân Công đã được khoảng trên 100 triệu người tại hơn 100 quốc gia trên thế giới thực hành.

Vào ngày 20/12/2021, Chương trình DareForTi (Dare for you - Dũng cảm vì bạn) của kênh truyền hình Mexiquense (Mexiquense TV) đã mời những học viên Pháp Luân Đại Pháp tham dự và giới thiệu về môn tu luyện này trong chương trình Giáng sinh đặc biệt về sức khỏe và hạnh phúc. Mexiquense TV là kênh truyền hình công cộng lớn có có trụ sở tại Mexico. Đài truyền hình này đã phát sóng trên toàn quốc và phủ sóng đến Hoa Kỳ; Nam Canada; Caribe; Trung Mỹ và hầu hết Nam Mỹ.

Người dẫn chương trình - bà Ligia Reyes - đã học các bài công pháp. Bà nói với các học viên Pháp Luân Đại Pháp tham dự chương trình: “Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã trình diễn các bài công pháp cho chúng tôi. Tôi thực sự thích chúng vì những động tác này rất nhẹ nhàng. Ai cũng có thể tập theo nhạc luyện công tại nhà.”

Ngày 11/1/2022, Mexiquense TV tiếp tục có thêm một chương trình giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp.

Nhiều đài truyền hình từ các quốc gia khác như: Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Argentina, Bulgari, Romania… cũng phát sóng chương trình giới thiệu và hướng dẫn luyện 5 bài công pháp của môn tu luyện này.

Truyền hình C5N của Argentina giới thiệu Pháp Luân Công:

Truyền hình Bulgaria giới thiệu Pháp Luân Công:

Truyền hình Tây Ban Nha giới thiệu Pháp Luân Công:

Truyền hình Romania:

">

2. Có phải Pháp Luân Công lừa đảo, xúi giục người học làm chính trị?

Những người tập Pháp Luân Công thường chia sẻ về những cải thiện sức khỏe của mình với người khác; đồng thời nói tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công và tội ác mổ cướp nội tạng do ĐCSTQ thực hiện. Một số người cho rằng những người học Pháp Luân Công như vậy là làm chính trị.

Kỳ thực, tội ác này của ĐCSTQ đã được nhiều tổ chức và toà án quốc tế lên án. Là những người đã nhận được nhiều lợi ích từ môn tập, những người học Pháp Luân Công muốn góp một tiếng nói chính nghĩa để ngăn chặn tội ác này.

Kể từ ngày 20/7/1999, chính quyền Trung Quốc đã hăm dọa và bắt các học viên từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Khi họ không đồng ý thì bị chính quyền Trung Quốc bắt cóc, hoặc nguỵ tạo ra các vụ án để bắt vào trại giam.

Tại đây, những người học Pháp Luân Công bị tra tấn bằng các hành vi tàn bạo như: dùng dùi cui điện đánh vào chỗ hiểm trên thân thể, bức hại và lạm dụng tình dục học viên nữ… Độc ác nhất là hành vi mổ cướp nội tạng của họ. ĐCSTQ đã phát triển mạnh ngành công nghiệp ghép tạng (hay du lịch ghép tạng - đã được nhắc đến nhiều trên thế giới) để thu lợi bất chính.

Thêm nhiều tiếng nói chính nghĩa ủng hộ

Ngày 6/7/2006, sau khi tiến hành điều tra độc lập, ông David Kilgour và ông David Matas đã công bố một báo cáo dài 68 trang cho các phương tiện truyền thông ở Ottawa (Canada): Báo cáo về Cáo buộc mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Bản báo cáo cho rằng các tội ác của chính quyền Trung Quốc là “Một phương thức tà ác chưa từng thấy trên hành tinh này".

Tháng 10/2009, hai tác giả đã cho xuất bản cuốn sách Thu Hoạch Đẫm Máu” với nội dung: trình bày kết quả điều tra độc lập về nạn mổ cướp tạng một số lượng rất lớn (nhưng không rõ là bao nhiêu) những người học Pháp Luân Công tại Trung Quốc; đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối tội ác này.

sự thật Pháp Luân Công
Bìa cuốn sách "Thu hoạch đẫm máu".

Trong những năm qua, ông Matas và ông Kilgour đã đến hơn 40 quốc gia và hơn 80 thành phố để vạch trần sự tàn bạo của ĐCSTQ mổ cướp tạng sống những người học Pháp Luân Công. Họ hy vọng tội ác này sẽ được chấm dứt càng sớm càng tốt.

Năm 2010, ông David Matas được đề cử giải Nobel Hòa Bình cho công trình của ông liên quan đến việc điều tra tội ác mổ cướp tạng những người học Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Hơn 900 nhà lập pháp từ 35 quốc gia lên tiếng vì chính nghĩa

Vào Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12/2020, hơn 900 nhà lập pháp từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đã ký một tuyên bố chung nhằm thúc giục ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Các nhà lập pháp này đến từ 35 quốc gia và khu vực, bao gồm: Vương quốc Anh; Canada; Hoa Kỳ; Đức; Pháp; Ý; Đan Mạch; Ireland; Hà Lan; Thụy Điển; Thụy Sĩ; Bỉ; Áo; Na Uy; Phần Lan; Argentina; Chile; Ba Lan; Séc; Slovakia; Romania; Estonia; Israel; Hungary; Latvia; Lithuania; Tây Ban Nha; Venezuela; Cyprus; Australia; New Zealand; Nhật Bản; Hồng Kông; Đài Loan; và Indonesia.

3. Có người nói Pháp Luân Công lừa đảo, quảng cáo chữa khỏi bệnh tật

Luyện khí công và thực hành thiền định để cải thiện sức khỏe đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu y khoa trên thế giới.

3.1. Những báo cáo về Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục trước năm 1999

Trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, giới chuyên môn của chính quyền Trung Quốc đã thực hiện những nghiên cứu về sức khoẻ của những người tập Pháp Luân Công.

Năm 1998, Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã tổ chức cho các chuyên gia y tế thực hiện tổng cộng 5 cuộc khảo sát về tác dụng chữa bệnh của Pháp Luân Công. Đã có gần 35.000 người học Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, Vũ Hán (thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc), TP. Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) và tỉnh Quảng Đông tham gia 5 cuộc khảo sát này.

Kết quả cho thấy, có 97,9% những người tham gia thực hành Pháp Luân Công đã được cải thiện về sức khỏe thể chất. Trung bình mỗi người tiết kiệm được hơn 1.700 nhân dân tệ tiền thuốc men mỗi năm. Tiền tiết kiệm hàng năm cao hơn 21 triệu nhân dân tệ.

3.2. Những báo cáo y khoa trên thế giới

Từ đầu những năm 2000, ở bên ngoài Trung Quốc đại lục cũng có rất nhiều các nghiên cứu về Pháp Luân Công được thực hiện.

Nghiên cứu từ Đài Loan

Năm 2003, một nghiên cứu từ Đài Loan đã sử dụng phiếu Khảo sát Sức khỏe dạng ngắn (Short Form: SF-36) để kiểm tra hiệu quả về thể chất và tinh thần của những người tập Pháp Luân Công. Phiếu khảo sát gồm 36 mục hỏi; được gửi đến 1.600 người, trong đó có 1.210 người trả lời câu hỏi khảo sát. Kết quả cho thấy những người theo tập có được những cải thiện về sức khỏe, khoẻ mạnh hơn cả về thể chất và tinh thần so với người dân Đài Loan nói chung.

Trong số những người mắc bệnh mãn tính:

  • 70-89% cho biết tình trạng bệnh của họ được chữa khỏi hoặc cải thiện;
  • 74,2% đã bỏ rượu; 79,2% bỏ thuốc lá; 85,6% bỏ cờ bạc;
  • 62,7% cho biết số lần phải đi khám bệnh đã giảm đáng kể, trung bình là 5,87 lần (so với số lần trung bình của người dân là 13,53 lần).
Nghiên cứu từ Úc

Năm 2016, tại Hội nghị Hiệp hội Tham vấn Tâm lý Hoa Kỳ (American Counseling Association), Tiến sĩ Margaret Trey đã trình bày “Kết quả Australian" về tính hiệu quả trong việc cân bằng tinh thần của những người tập Pháp Luân Công.

Cuộc khảo sát được thực hiện theo hình thức phiếu hỏi online, phân thành hai nhóm: những người tập Pháp Luân Công và những người là người thân, bạn bè, đồng nghiệp của họ (không theo tập môn này). Việc khảo sát hai nhóm này nhằm thu thập những khác biệt về tình trạng sức khoẻ, trạng thái tinh thần của những người có một số điều kiện tương đồng như: quá trình làm việc, môi trường công việc…

Dưới đây là một số kết quả ghi nhận từ cuộc khảo sát:

khảo sát sức khoẻ Pháp Luân Công

nghiên cứu sức khoẻ-Pháp Luân Đại Pháp

Nghiên cứu từ Hoa Kỳ

Một nghiên cứu được xuất bản năm 2005 (Li et at) tại Đại học Y khoa Texas cho thấy người tập Pháp Luân Công có sự thay đổi đáng kể ở mức độ biểu hiện gene (gene expression) theo chiều hướng tăng cường miễn dịch; mau lành vết thương; giảm chuyển hóa tế bào…

Năm 2013, Tiến sĩ Bendig (Đại học California) đã thực hiện nghiên cứu và ghi nhận những người tập Pháp Luân Công có thể điều chỉnh tốt hơn trước áp lực, lo lắng và căng thẳng; họ có chất lượng giấc ngủ tốt… từ đó dẫn đến những lợi ích tâm sinh lý lâu dài.

Nghiên cứu của Hiệp hội U Bướu Lâm sàng Hoa Kỳ

Kết quả này cũng tương đồng với một nghiên cứu được công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội U Bướu Lâm Sàng Hoa Kỳ (ASCO) được tổ chức vào năm 2016. Nghiên cứu thực hiện trên những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thực hành Pháp Luân Công.

Theo kết quả nghiên cứu này, các tác giả kết luận: Việc thực hành Pháp Luân Công có thể giúp bệnh nhân ung thư sống lâu hơn và có những cải thiện đáng kể về triệu chứng. Trang web chính thức của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ASCO) có ghi rõ: 149/152 bệnh nhân ung thư sau khi tập Pháp Luân Công đã khỏi bệnh hoàn toàn sau 5 tháng đến 1 năm. Số còn lại kéo dài được cuộc sống thêm 56 tháng dù theo các bác sĩ những người này tiên lượng kết thúc từ lâu.

4. Có người nói tập Pháp Luân Công lừa đảo, không cho uống thuốc, đi bệnh viện?

Trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” - cuốn sách chính của Pháp Luân Công cũng như những cuốn sách; băng ghi âm; băng ghi hình khác của môn tập đều không có nội dung ngăn cấm người tập uống thuốc; đi bệnh viện. Các tư liệu này đều được đăng tải miễn phí trên các trang web chính thức của Pháp Luân Công, ai cũng có thể nghe, đọc và kiểm chứng.

Như các kết quả nghiên cứu về phương diện sức khỏe khi tập Pháp Luân Công đã trình bày ở trên, tỷ lệ những người khỏi bệnh và cải thiện sức khoẻ là rất lớn. Chi phí cho thuốc men, y tế; cũng như số lần phải thăm khám sức khỏe tại bệnh viện; hay trung tâm y tế đều giảm hẳn.

Mặc dù vậy, Pháp Luân Công không phải dùng để chữa bệnh. Đây là môn tu luyện Phật gia thượng thừa; được Đại sư Lý Hồng Chí sáng lập và điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thực hành thông qua việc luyện 5 bài công pháp; đọc các cuốn sách của pháp môn và thực hiện các nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày.

Ngay những nội dung đầu tiên của cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã nhắc tới việc không cho phép những người có bệnh nặng tới học. Những cải thiện về sức khoẻ mà Pháp Luân Công mang lại là một phần kết quả khi người học thực hành sửa đổi tâm tính; đề cao đạo đức.

5. Có người nói tập Pháp Luân Công không thờ cúng tổ tiên, không được đi chùa?

Pháp Luân Công hiện được hàng triệu người dân từ hơn 100 quốc gia, dân tộc trên thế giới đón nhận. Việc thực hành Pháp Luân Công lấy việc sửa đổi tâm tính; đề cao đạo đức dựa theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn làm căn bản.

Do đó, bất cứ cá nhân từ dân tộc, quốc gia nào đều có thể thực hành các nguyên lý này trong cuộc sống hàng ngày. Trong các sách hướng dẫn thực hành của Pháp Luân Công không yêu cầu người học phải từ bỏ những nghi lễ, phong tục địa phương.

Pháp Luân Công cũng đề cao các giá trị đạo đức truyền thống. Ở Việt Nam, con cháu thờ cúng ông bà tổ tiên để làm tròn chữ “Hiếu"; thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn"; ghi nhớ công đức nuôi dạy của các bậc tiên tổ. Những người học Pháp Luân Công tại Việt Nam cùng gia đình cũng bảo lưu truyền thống tốt đẹp này.

Pháp Luân Công không phải tôn giáo nên không yêu cầu người học phải thờ cúng bất kỳ ai. Mỗi người theo học tự duy trì những phong tục; lễ nghi truyền thống của địa phương hay dân tộc mình.

pháp luân công, thờ cúng tổ tiên
Một học viên Pháp Luân Công thắp hương bên bàn thờ gia tiên. (Ảnh: nguyenuoc.com)

6. Pháp Luân Công có lừa đảo người tập bỏ bê công việc, gia đình không?

Có người nói rằng Pháp Luân Công lừa đảo người tập bỏ bê công việc, gia đình. Sự thật là thế nào?

Trong quá khứ, có rất nhiều môn tu luyện hoặc chuyên tu thường phải lựa chọn rời bỏ gia đình, cuộc sống; hay từ bỏ cả họ tên của mình.

Tuy nhiên, Pháp Luân Công là pháp môn tu luyện trong đời thường; yêu cầu người tu luyện phù hợp với cuộc sống; không rời bỏ gia đình và công việc. Điều này đã được nói rõ và nhắc lại nhiều lần trong các sách của Pháp Luân Công.

Thực tế, những người tu luyện Pháp Luân Công đến từ đủ mọi ngành nghề và địa vị trong xã hội: từ các bà nội trợ đến nhân viên văn phòng; từ học sinh, sinh viên đến giáo viên, giáo sư, tiến sĩ; nhân viên bán hàng; kỹ sư, luật sư, y bác sĩ, quân nhân…; những người lớn tuổi đã về hưu…

Nhờ thực hành theo các nguyên lý được hướng dẫn trong sách Pháp Luân Công, họ trở nên tốt hơn và luôn có trách nhiệm với gia đình và công việc. Họ trở nên điềm tĩnh và giải quyết hài hoà hơn những mâu thuẫn; áp lực trong cuộc sống thường ngày. Nhờ vậy, mối quan hệ trong gia đình sẽ trở nên tốt hơn; công việc cũng được giải quyết một cách thuận lợi.

Vì vậy, nói Pháp Luân Công lừa đảo xúi giục người học bỏ bê công việc, gia đình là không chính xác.

gia đình tu luyện Pháp Luân Công
Gia đình 3 thế hệ cùng tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: nguyenuoc.com)

7. Pháp Luân Đại Pháp có biến ngôn ngữ và nguyên lý Phật giáo thành của mình không?

Nhiều người khi nói đến tu Phật liền nghĩ ngay đến Phật giáo. Kỳ thực, giới tu luyện thường nói đến tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn. Phật giáo là một phương pháp trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn ấy của Phật gia. Phật giáo không phải hoàn toàn là Phật Pháp mà là một bộ phận của Phật Pháp.

Pháp Luân Công là pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia; cũng là một trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn tu Phật.

Trong các cuốn sách giải thích, hướng dẫn tu luyện của Pháp Luân Công, người đọc có thể thấy được nhiều kiến thức từ rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như: khảo cổ học; vật lý học; thiên văn học; y học hiện đại; y học cổ truyền; văn hoá truyền thống; những hiểu biết trong Đạo giáo; Phật giáo… Bởi vậy, sẽ có một số thuật ngữ trong những lĩnh vực này như Phật giáo được đề cập trong sách Pháp Luân Công. Tuy nhiên, những thuật ngữ này có nội hàm và nguyên lý hoàn toàn khác biệt.

Khác với Phật giáo, bên cạnh phần “tu” sửa tâm tính, Pháp Luân Công còn có phần “luyện" là năm bài công pháp để người học luyện hàng ngày.

Ngay từ đầu, sách “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công đã ghi rõ rằng Pháp Luân Công không phải là Phật giáo. Mức độ chuyển biến mạnh mẽ về sức khỏe và tinh thần khi tu luyện Pháp Luân Công cho thấy pháp môn có những đặc điểm, nguyên lý đặc biệt và rất riêng, hoàn toàn khác với Phật giáo.

8. Truyền thông Trung Quốc đưa tin người sáng lập Pháp Luân Công trốn sang Mỹ?

Sau khi khoá học đầu tiên của Pháp Luân Công được tổ chức tại TP. Trường Xuân (Trung Quốc) vào năm 1992, Pháp Luân Công đã nhanh chóng được người dân đón nhận và phổ biến khắp đất nước. Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công đã nhận được nhiều giải thưởng của các Hiệp hội, chính quyền các địa phương và nhiều ban ngành.

Ngày 13/3/1995, nhận lời mời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp, Đại sư Lý Hồng Chí đã có buổi giảng Pháp tại Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Paris. Đây cũng là lớp Pháp Luân Công đầu tiên ở hải ngoại. Sự kiện này là mốc đánh dấu Pháp Luân Công chính thức bắt đầu được truyền ra nước ngoài.

Sau Pháp, trong các năm từ 1995 đến 1999, Đại sư Lý Hồng Chí có những buổi giảng Pháp tại nhiều nước khác như: Hoa Kỳ; Canada; New Zealand; Úc; Đức; Thuỵ Sĩ; Singapore.

Năm 1996 - ba năm trước khi ĐCSTQ tiến hành bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục, Đại sư Lý Hồng Chí cùng gia đình đã tới định cư ở New York (Hoa Kỳ) theo chương trình “Nhân tài kiệt xuất". Hiện nay, Đại sư Lý vẫn đang sinh sống tại đây.

Vì vậy, thông tin cho rằng người sáng lập Pháp Luân Công trốn sang Mỹ là không đúng. Thực chất, đây là thông tin mà chính quyền ĐCSTQ tuyên truyền nhằm vu khống Pháp Luân Công; khiến nhiều người chưa hiểu rõ sự thật bị lừa gạt.

9. Học Pháp Luân Đại Pháp có vi phạm pháp luật Việt Nam không?

Để trả lời cho câu hỏi tập Pháp luân Công tại Việt Nam có hợp pháp hay không, Luật sư Nguyễn Xuân Chiến - Nguyên Phó trưởng khoa lý luận cơ bản, Trường đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát TP. HCM cho biết

“Theo tôi, trong hệ thống pháp luật của Việt Nam không hề có bất kỳ một quy định nào cấm công dân Việt Nam tập luyện Pháp Luân Công. Pháp Luân Công không phải là tôn giáo; không thành lập tổ chức; không thu lệ phí; ai thích thì tập luyện, ai không thích thì thôi, hoàn toàn là tự giác. Trong nội dung tập luyện của Pháp Luân Công, thì lấy tu tâm dưỡng tính làm căn bản; tuyệt đối cấm chỉ các học viên làm chính trị. Tôi xin nhắc lại: “Ở Việt Nam tập luyện Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp".

Trước vấn đề cơ quan chức năng ở một số địa phương ở Việt Nam cho rằng Pháp Luân Công là một tổ chức và không được Nhà nước công nhận, Tiến sĩ Nguyễn Duy Hưng - Nguyên giảng viên khoa Luật Hình sự - Trường ĐH Luật TP. HCM cho hay:

“Trên thực tế, ở Việt Nam, Pháp Luân Công không có tổ chức; không có trụ sở, không có người đứng đầu; không thu tiền quỹ; ai muốn tập thì theo tập, không tập thì họ tự thôi, không bị ai ép buộc cả. Mọi người tập Pháp Luân Công đều có quyền có thể tự tìm hiểu và tập luyện theo những tài liệu có sẵn trên Internet và trên cơ sở tự nguyện.”

10. “Chân - Thiện - Nhẫn” là giá trị phổ quát của thế giới

Từ năm 1992 đến nay, Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3.600 giải thưởng và bằng khen của các chính phủ; tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới. Đã có hàng triệu người từ hơn 100 quốc gia trên thế giới đón nhận và thực hành. Sách “Chuyển Pháp Luân" của Pháp Luân Công đã được dịch ra 38 thứ tiếng.

Ngày 13/5 hàng năm là ngày “Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”. Vào ngày này, các chính phủ; chính quyền địa phương; các tổ chức quốc tế… gửi bằng khen và thư chúc mừng đến Pháp Luân Đại Pháp. Những người học Pháp Luân Đại Pháp tại nhiều quốc gia thường tổ chức các sự kiện tập thể như: diễu hành; luyện công chung; xếp hình… với quy mô hàng nghìn người.

Hàng triệu người trên thế giới đã được hưởng lợi ích từ các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Bằng việc thúc đẩy các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, môn tập này đã được công chúng tiếp nhận tại Canada. Tôi khen ngợi Pháp Luân Đại Pháp tại Canada vì chia sẻ nguyên lý này với người dân Canada” - Trích thư của Thủ tướng Canada Stephen Harper (nhiệm kỳ 2006-2015 ) nhân kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới năm 2014.

Vậy là có phải những người học Pháp Luân Công lừa đảo người khác không? Câu trả lời là “Không". Ngày càng có nhiều người muốn tìm hiểu và thực hành Pháp Luân Công. Các tài liệu hướng dẫn thực hành Pháp Luân Công hoàn toàn miễn phí, bạn có thể tự tải về để tìm hiểu và có trải nghiệm riêng của cá nhân mình.

Diệp Anh

Xem thêm:

Chuyên đề


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Pháp Luân Công 'lừa đảo' hay không? 10 điều làm rõ sự thật