Tại sao Lã Bố lại phản Đổng Trác?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Qua Tam Quốc Diễn Nghĩa, mọi người đều cho rằng, Lã Bố phản Đổng Trác là để tranh đoạt mỹ nhân Điêu Thuyền. Tuy nhiên, việc này có thể liên quan tới thứ mà ông ta phát hiện được khi đào trộm mộ.

Tiểu thuyết trộm mộ là một hình thức văn học đang được thịnh hành trên mạng ở Trung quốc trong những năm gần đây, thậm chí đối với những người có hứng thú với những câu chuyện trộm mộ thời cổ đại, họ cảm thấy rằng trộm mộ có thể kiếm được tiền vàng vạn lượng.

Nhưng trên thực tế, thời cổ đại có một loại trộm mộ, mục đích không phải để lấy tiền vàng bảo vật, mà là để tìm cầu thuốc trường sinh bất lão. Các đế vương hoặc những nhân vật quyền lực cổ đại đều hy vọng tìm cho mình sự trường thọ, ví dụ có rất nhiều người cho rằng trong lăng Tần Thủy Hoàng có thuốc trường sinh.

Tương truyền, trong ngôi mộ của lão thái thái thời nhà Hán cũng có thuốc Tiên, vị lão bà này là mẫu thân của đại sư Nho gia Đổng Trọng Thư.

Đổng Trọng Thư là nhân vật có vai trò then chốt trong việc phát triển Nho học, là đại Nho triều Hán, bãi truất bách gia độc tôn Nho thuật, đặt nền móng cho vị trí trung tâm của Nho gia trong nền văn hóa Trung Quốc, cũng như các nước Á Đông.

Nhưng trên thực tế, vị này tuy hồng dương Nho gia, nhưng lại yêu thích và quan tâm những thứ của Đạo gia, ví dụ Đổng Trọng Thư thường giảng kinh điển Nho gia, nhưng cá nhân ông lại ham luyện Tiên đan, rồi đàm Thần luận quỷ. Thực tế, khi Nho gia đến tầng cao thì bước sang Đạo gia, ví như Khổng Tử những năm cuối đời nghiên cứu Kinh Dịch, bát quái, nó gần với Đạo gia hơn.

Những người theo Nho gia vẫn ở tầng thấp và trung thì họ không hiểu điều này, do vậy những Hoàng đế mà vương triều kéo dài hàng mấy nghìn năm không thích cách nói ấy, nên gọi đó là chuyện Thiên nhân cảm ứng. Sử sách giải thích chuyện Thiên nhân cảm ứng là để ước thúc quân vương, ví như chỗ này sét đánh, chỗ nọ mưa lụt, đều là do sai sót của Hoàng đế.

Tóm lại, Thiên thượng có tác động đến cõi người, có thể biểu hiện ra những thiên tượng báo dữ, lành, nhưng điều đó lại thuộc về học thuyết của Đạo gia hoặc thuyết Âm Dương, bởi vì tư tưởng phong thủy là phù hợp với sự cảm ứng thiên nhân. Ví dụ như làm việc thiện tất có phúc báo, hoặc đời trước hành thiện lương, đời sau đắc phúc phần, rồi nhờ phúc đức tổ tiên…

Hán Vũ Đế khi ấy cũng rất tin chuyện này, Đổng Trọng Thư do đề xuất Thiên nhân cảm ứng, được Hoàng đế trọng dụng, nên Nho học phát triển rất nhanh. Nhưng Đổng Trọng Thư cũng có chỗ vận hạn sảy chân.

Hán Vũ Đế danh vọng ngang Tần Thủy Hoàng, được tôn xưng là “Tần Hoàng Hán Vũ”, cùng Đường Thái Tông nổi danh “Hán Đường thịnh thế” thiên cổ lưu danh. (Dữu Tử/ Epochtimes)

Vào năm Kiến Nguyên thứ 6 đời Hán Vũ Đế, điện Cao Viên Trường Lăng và Thái miếu phát sinh hỏa hoạn, Đổng Trọng Thư viết một phong thư nói là Ông Trời nổi giận. Nhưng chưa kịp nói ra, thì có người tên là Chủ Phụ Yển đến, ông là người đứng sau việc Hán Vũ Đế thi hành Suy ân lệnh (đây là mưu kế của Chủ Phụ Yển dâng Hán Vũ Đế để làm suy yếu lực lượng của các chư hầu).

Nào ngờ, Chủ Phụ Yển vừa trông thấy, liền thuận tay lấy thư đưa cho Hán Vũ Đế. Đổng Trọng Thư thực ra muốn tự dâng thư, rồi lựa lời can gián, nhưng người khác lại lấy thư đưa lên, thành ra ông là người nói xấu sau lưng, thực là tình ngay lý gian. Thế là Hán Vũ Đế nổi cơn thịnh nộ, khai trừ Đổng Trọng Thư.

Câu chuyện về Đổng Trọng Thư sau đó như thế nào, sử sách không nói, nhưng lưu truyền trong dân gian rằng, ông giao lưu với nhiều thuật sĩ luyện thuốc, nhiều người cho là ông có thuốc trường sinh bất lão, hoặc bí quyết kéo dài tuổi thọ.

Và thế là nhiều người tin rằng ông có thuốc trường sinh bất lão giấu trong mộ của mẹ ông. Đổng Trọng Thư đã từng xây cất một ngôi y quan mộ cho mẹ (y quan mộ: mộ lớn dùng chôn cất cho quí tộc, chôn y phục, mũ mão và đồ tùy táng).

Nhưng thương thay, ngôi mộ thể hiện tấm lòng hiếu thuận đó đã bị hủy trong tay của những kẻ trộm mộ hậu thế.

Theo ghi chép, lúc khai quật mộ xuất hiện thiên tượng quái dị, trời đang trong bỗng trút mưa to, còn kéo dài liên tục hơn một tháng. Tương truyền, khi kẻ trộm mộ định huyệt xong thì trời mưa to làm đất sụt, nếu mở mộ sẽ bị nước tràn ngập, không thể vào trộm mộ được.

Vài năm trước phát hiện ra rằng, sở dĩ ngôi mộ của Hải Hôn Hầu ở Giang Tây thoát được nạn trộm mộ, là do khi bọn trộm mộ đào xuống thì thấy đó là một hố nước sâu thông với nước sông Vị Thủy.

Lü Bu Portrait.jpg
Chân dung Lã Bố. (Miền công cộng)

Tương truyền, khi xưa Lã Bố được Đổng Trác phái đi khai quật Mậu Lăng, đây là mộ của Hán Vũ Đế, khi Hán Vũ Đế về già đã cho mời rất nhiều cao nhân đạo sĩ tới luyện dược để được trường sinh bất lão, cho nên rất nhiều người tin là đã luyện thành, nhưng chưa kịp ăn thuốc thì đã chết, nên thuốc đó vẫn được chôn theo dưới đất, giống như truyền thuyết về Tần Thủy Hoàng.

Nhưng vì Đổng Trác có một người cháu gái tên là Đổng Bạch, bị câm bẩm sinh, Đổng Trác muốn tìm tiên dược để trị bệnh cho cô, nên mới phái Lã Bố đi. Tương truyền, khi mở mộ, phát hiện một dải lụa trên đó viết: “Thiên lý thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, bất đắc sinh.”

‘Thiên lý thảo’ là chữ Đổng (董),’thập nhật bốc’ là chữ Trác (). Cả câu có nghĩa là gì? là Đổng Trác sắp tận số rồi. Cho nên sau này có người đoán rằng, việc Lã Bố phản Đổng Trác là có liên quan đến chữ viết trên dải lụa đó.

Về các truyền thuyết thuốc trường sinh trong các ngôi mộ cổ, khảo cổ học đến nay vẫn không thấy, nhưng trong mộ thực sự có những điển tịch y học, như ở một ngôi mộ thời Hán tại trấn Thiên Hồi Thành Đô, đã khai quật được 920 thẻ tre ghi chép về y dược, gồm 10 bộ y thư, làm phong phú thêm cho kho tàng Đông Y.

Thái Bình
Theo Sohu



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao Lã Bố lại phản Đổng Trác?