Thế vận hội mùa đông 2022 khép lại, một câu của Trương Nghệ Mưu bị cho là điềm xấu cho ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tối 20/2/2022, Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh đã kết thúc trong bối cảnh chỉ trích từ thế giới bên ngoài và dư luận. “Trương Nghệ Mưu đã thiết kế một khẩu hiệu đụng đến điềm xấu xui xẻo nhất của ĐCSTQ!” - Nhà văn Hồng Kông Phùng Hy Can thốt lên.

Trước khi bế mạc, trưởng ban tổ chức - đạo diễn Trương Nghệ Mưu lại nói một câu được coi là điềm báo trọng đại của ĐCSTQ, ông gọi lễ bế mạc là "lễ hội cuối cùng". Trong toàn bộ Thế vận hội mùa đông, sự việc Người phụ nữ bị xích cổ ở Từ Châu thu hút sự chú ý của toàn bộ cư dân mạng, được so sánh với "Đại tiệc thịnh vượng ca hát" của Thế vận hội mùa đông.

Vào lúc 6:20 tối ngày 20 tháng 2, theo giờ Bắc Kinh, bản tin của CCTV trên Weibo tuyên bố rằng số lượng vận động viên tham gia lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh đã phá kỷ lục, và dẫn lời Trương Nghệ Mưu, trưởng ban tổ chức lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, tuyên bố rằng "tất cả mọi người đều sẵn sàng đến lễ bế mạc và tham gia lễ hội cuối cùng này...", "Chúng ta có bạn bè trên khắp thế giới."


Đạo diễn Trương Nghệ Mưu gọi lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh là "lễ hội cuối cùng", bị cáo buộc là một điềm báo. (Ảnh chụp màn hình Internet)


Tiêu đề của bài báo Trung Quốc là "Lễ hội cuối cùng". (Ảnh chụp màn hình Internet)

CCTV của ĐCSTQ rõ ràng đang cố gắng giả vờ lễ bế mạc là "vui vẻ", nhưng Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh đã bị các nước phương Tây tẩy chay vì vấn đề nhân quyền. Sau khi các vận động viên trở về từ Trung Quốc, đã có nhiều ý kiến ​​phàn nàn về Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh.

Vận động viên điền kinh người Đức Natalie Geisenberger đã giành được hai huy chương vàng tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, nhưng khi trở về từ Trung Quốc, cô ấy nói với ZDF rằng ĐCSTQ đã cô lập Thế vận hội mùa đông này với thế giới bên ngoài, tất cả các vận động viên bước vào “bong bóng phòng chống dịch” khi họ đến Bắc Kinh và bị hạn chế tiếp xúc với người Trung Quốc bình thường. Cô thẳng thừng tuyên bố rằng mình "sẽ không bao giờ đến Trung Quốc nữa".


Vận động viên điền kinh người Đức Natalie Geisenberger giành huy chương vàng trong cuộc thi Tiếp sức Đội Luge vào ngày thứ sáu của Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, ngày 10/2/2022. (Ảnh: Adam Pretty/ Getty Images)

Trước đó, vào ngày 13/2, vận động viên Nils van der Poel của Thụy Điển đã giành được 2 huy chương vàng nội dung trượt băng tốc độ nam tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Sau khi trở về từ Trung Quốc, anh còn công khai chỉ trích Ủy ban Olympic quốc tế đã giao quyền đăng cai Olympic cho chính quyền Trung Quốc là rất vô trách nhiệm, nơi vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn.


Vận động viên Thụy Điển Nils van der Poel đã giành được 2 huy chương vàng nội dung trượt băng tốc độ nam tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, ngày 11/2/2022. (Ảnh: Dean Mouhtaropoulos/ Getty)

Và đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã nói câu "lễ hội cuối cùng" vào thời điểm "chính" của đêm bế mạc Thế vận hội mùa đông của ĐCSTQ, điều này đã gây ra sự chế giễu.

Nhà bình luận cho rằng "lễ hội cuối cùng" thường ám chỉ sự ham mê điên cuồng cuối cùng khi biết rằng thời gian không còn nhiều nữa. Trương Nghệ Mưu nói một lời hai ý, nói ra một điềm báo, ngụ ý rằng số phận của chế độ ĐCSTQ sắp kết thúc!

Thế vận hội mùa đông liên tục xảy ra "điềm xấu", vợ Trương Nghệ Mưu tiết lộ rằng ông ấy đã phải chịu áp lực rất lớn!

Ngày khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh được chọn là ngày 4 tháng 2, một ngày khai xuân, và người ta cũng cáo buộc rằng nó ẩn chứa "con số tử vong" của ĐCSTQ.

Trương Nghệ Mưu còn đặc biệt thiết kế một chương trình đếm ngược 24 tiết khí để biểu diễn tại Thế vận hội mùa đông, số 4 thậm chí còn được hiển thị nhiều hơn, và hai số 4 xuất hiện liên tiếp vào ngày hôm đó.

Một nhân viên truyền thông kỳ cựu Khương Duy Bình, đã chỉ ra trong một buổi phát sóng trực tiếp vào ngày 4/2 rằng: từ quan điểm của văn hóa Trung Quốc, 4 không phải là một con số tốt vì đồng âm của nó không tốt (liên quan đến ‘tử’). Người Trung Quốc nói chung thường tránh số 4, đặc biệt là khi mua nhà, dù vị trí và giá cả tốt nhưng một khi gặp số 4 thì họ cũng tránh.

Ngoài ra, khi Trương Nghệ Mưu giải thích với giới truyền thông chính thức về "điềm báo lớn nhất" của lễ khai mạc, ông đã trích dẫn câu thơ "Yên sơn tuyết hoa đại như tịch" [Dịch nghĩa: Núi Yên Chi hoa tuyết lớn như những chiếc chiếu (cuốn hết mọi thứ)] của Lý Bạch để mô tả sự sáng tạo của ông. Tuy nhiên, việc sử dụng bài thơ này không chỉ được coi là điềm xấu đối với ĐCSTQ mà còn chứa đựng những yếu tố chống lại ông Tập.

Nhiều cư dân mạng đã chỉ ra rằng câu thơ "Núi Yên Chi hoa tuyết lớn như những chiếc chiếu (cuốn hết mọi thứ)" trong bài "Gió Bắc thổi" của Lý Bạch, một đại thi hào đời Đường. Toàn bộ bài thơ miêu tả nỗi thống khổ và đau buồn của một người phụ nữ U Châu nhớ chồng hy sinh trong trận chiến.

Nhà văn Hồng Kông Phùng Hy Can đã chỉ ra trong bài báo của mình rằng: "Núi Yên Chi hoa tuyết lớn như những chiếc chiếu (cuốn hết mọi thứ)" là một "điềm xấu" mà Trương Nghệ Mưu đã "dụng tâm thiết kế cẩn thận".

Nhà văn Phùng Hy Can đã nghiên cứu thuật số Phong Thủy trong những năm gần đây, ông thốt lên: Trương Nghệ Mưu đã thiết kế một khẩu hiệu đụng đến điềm xấu xui xẻo nhất của ĐCSTQ!

Ngoài ra, vào ngày 14/2, vợ của Trương Nghệ Mưu là Trần Đình từng đăng rằng chồng mình đang phải chịu áp lực công việc rất lớn, và nhắc lại rằng "áp lực và khó khăn của Olympic 2008 là chưa từng có", Trương Nghệ Mưu nói, "Nếu mọi chuyện rối tung lên, cả gia đình chúng ta sẽ bỏ trốn."

Văn Tiểu Cương, một nhà bình luận, nói rằng lần này Trương Nghệ Mưu có thể không thoát được. Vì con tàu của ĐCSTQ đã chìm, và nó chắc chắn sẽ kéo theo tất cả các chức sắc từ mọi tầng lớp xã hội từng làm nền tảng cho nó.

Về việc ‘Người phụ nữ bị xích cổ ở Từ Châu’ với "Đại tiệc thịnh vượng ca hát" của Thế vận hội mùa đông

Dư luận trong và ngoài Trung Quốc đang theo sát vụ bà mẹ bị xích cổ có 8 đứa con ở huyện Phong, thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô. Ban đầu, chính quyền phủ nhận vụ án này có liên quan đến nạn buôn bán người, nhưng sau đó đã phải thừa nhận. Buôn bán phụ nữ luôn là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội Trung Quốc, và “người phụ nữ đeo xích” này chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.


Người phụ nữ bị xích cổ có 8 đứa con ở huyện Phong, Từ Châu, Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Trước áp lực lớn từ dư luận, chính quyền tỉnh Giang Tô thông báo hôm 17/2 rằng sẽ thành lập đội điều tra toàn diện về vụ việc bà mẹ 8 con ở huyện Phong; sẽ nghiêm trị những hành vi phạm tội và bắt những người liên quan chịu trách nhiệm.

Tin tức này đã nhận được sự quan tâm rộng rãi từ cư dân mạng đại lục. Chủ đề "Thành lập đội điều tra vụ việc người phụ nữ sinh 8 con ở huyện Phong" từng lên top tìm kiếm nóng trên Weibo. Tính đến 3h30 chiều ngày 17/2, chủ đề này đã đạt 890 triệu lượt xem; đến 5h30 chiều hôm qua, số lượt xem đã vượt quá 1,15 tỷ. Đến 12h trưa hôm nay (ngày 18/2), chủ đề này có tổng cộng 2,32 tỷ lượt nhấp đọc và 867.000 bình luận.

Có lẽ, sinh ra ở Trung Quốc, cuộc sống người ta giống như một con kiến, và mỗi người dân bình thường chỉ là một quả mận nhỏ!

Cao Nguyên
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Thế vận hội mùa đông 2022 khép lại, một câu của Trương Nghệ Mưu bị cho là điềm xấu cho ĐCSTQ