Phúc khí lớn nhất của một gia đình là gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phúc khí lớn nhất của một gia đình là gì? Mỗi người đều đi tìm cho mình một vị trí tiêu chuẩn riêng, đàn ông chủ ngoại, đàn bà chủ nội, con cái ngày càng tự lập, từ đó mỗi người đều phát huy vai trò của mình.

Khi một người đang đau khổ truy cầu hạnh phúc, thường là vì hạnh phúc đang cách anh ấy rất xa, hoặc thậm chí là đã bỏ lỡ. Hạnh phúc thực sự có thể dễ dàng có được, cho dù công việc rất mệt mỏi nhưng tâm không mệt, rất nhẹ nhàng và tràn đầy sinh lực.

Hạnh phúc của một gia đình không phải do một người quyết định mà là của cả gia đình. Điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời là có nhà để về, có cơm ăn, có người lo lắng.

Khí chất và khuôn mẫu của người đàn ông, quyết định sự “hòa thuận” của một gia đình

Có nhà văn từng nói rằng: “Bi kịch của một người, thường là do tính cách gây ra, còn bi kịch của gia đình thường là sản phẩm của tính cách”. Trong một gia đình, nếu mỗi người đều có một cá tính thì sẽ gây ra tình trạng “thủy hỏa bất dung”. Có câu nói rằng: "Đàn ông nông cạn giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu". Phụ nữ, suy cho cùng vẫn là phái yếu thường thích được quan tâm và yêu thương. Vì vậy, các thành viên trong gia đình có thể bao dung lẫn nhau hay không, chủ yếu là đàn ông làm khuôn mẫu, dựa vào khí chất của người đàn ông trong gia đình.

Trong một gia đình hạnh phúc, có người đàn ông biết bao dung người khác, anh ấy sẽ thường “nhường nhịn chịu đựng” và sống “khiêm nhường”
Trong một gia đình hạnh phúc, có người đàn ông biết bao dung người khác, anh ấy sẽ thường “nhường nhịn chịu đựng” và sống “khiêm nhường”. (Pexels)

Trong nhà, một chuyện nhỏ nhặt như lông gà vỏ tỏi cũng đều có thể gây ra cãi vã, nếu hai người không muốn cho qua thì mâu thuẫn sẽ theo đó mà leo thang. Ví dụ, quần áo của người chồng bị bẩn, người vợ phàn nàn: "Tại sao quần áo bẩn thế? Làm sao giặt được? Anh tự đi mà giặt". Người chồng bèn tức giận: "Cô ở nhà suốt ngày mà không giặt quần áo, còn có thể làm cái gì? Có giỏi thì cứ đi kiếm tiền xem!". Cứ trách cứ lẫn nhau như vậy, không cách nào ngăn lại được. Nhưng nếu người đàn ông không tức giận, chỉ cười và nói: “Được rồi, anh xin em đấy, coi như nốt lần này, lần sau anh sẽ chú ý". Kết cục của sự việc liền sẽ khác.

Trong một gia đình hạnh phúc, có người đàn ông biết bao dung người khác, anh ấy sẽ thường “nhường nhịn chịu đựng” và sống “khiêm nhường”. Tuy nhiên, anh ấy đã dùng sự nhẫn nại của mình để đổi lấy sự hòa thuận của gia đình. Tục ngữ có câu: “Gia hòa vạn sự hưng”. Gia đình hòa thuận, làm bất cứ việc gì cũng dễ thành công, ngày càng thêm thịnh vượng.

Giáo dưỡng của người phụ nữ, quyết định "ấn tượng" của một gia đình

Khi bạn nhìn thấy một đứa trẻ quần áo bẩn thỉu, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là "mẹ của đứa trẻ không quan tâm đến việc vệ sinh cho con cái, quần áo không sạch sẽ". Một người đàn ông, khi đi ra ngoài quần áo lôi thôi luộm thuộm, bạn có thể nghĩ rằng người đàn ông này chưa lập gia đình. Bề ngoài của một gia đình mang đến cho bạn ấn tượng như thế nào, thường là do người phụ nữ quyết định.

Đứa trẻ có giáo dưỡng hay không thường phản ánh người mẹ có giáo dưỡng hay không. Trong phần lớn các gia đình, phụ nữ giám sát việc học hành của con cái, dạy con làm người, cũng là người hướng dẫn về cuộc sống của con cái. Lần nọ tôi đang trên xe buýt, nhìn thấy một cậu bé vứt rác khắp nơi, mẹ cậu ấy ở bên cạnh nhưng không nói một lời nào. Khi xuống xe,người mẹ còn ném một túi vỏ hạt dưa xuống sàn xe rồi mới xuống xe. Quả đúng là, người mẹ như thế nào sẽ giáo dục ra người con như thế.

Đứa trẻ có giáo dưỡng hay không thường phản ánh người mẹ có giáo dưỡng hay không. (Pexels)
Đứa trẻ có giáo dưỡng hay không thường phản ánh người mẹ có giáo dưỡng hay không. (Pexels)

Người xưa có câu: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Những thói quen ở nhà của một người thường được mang ra xã hội và ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác. Một gia đình hạnh phúc thì cửa sổ sáng sủa sạch sẽ, mỗi người đều ăn mặc chỉnh tề, khi đi ra ngoài đều rất phấn chấn.

Tương lai của con cái, quyết định sự “thịnh suy” của một gia đình

Nhà văn người Pháp Voltaire từng nói: “Một gia đình không có sách tương đương với một ngôi nhà không có cửa sổ”. Là một gia đình, trách nhiệm đọc sách thuộc về con trẻ, nếu con trẻ ngừng đọc sách, thì gia đình ấy sẽ bị tụt hậu. Mỗi thế hệ có một cách sống, và chỉ bằng cách học tập chăm chỉ, thì thế hệ này mới có thể trở nên mạnh mẽ hơn.

Điều đó không có nghĩa là chỉ cần con trẻ đọc sách còn cha mẹ thì không, mà là nói, trẻ đọc sách là trách nhiệm chủ yếu còn cha mẹ là trách nhiệm thứ yếu. Những đứa trẻ có tiền đồ triển vọng thường là những đứa trẻ ham mê đọc sách.

Trong một gia đình, con cái chăm chỉ học hành, trở thành người có học thức, là một gia đình có phúc khí. (Pexels)
Trong một gia đình, con cái chăm chỉ học hành, trở thành người có học thức, là một gia đình có phúc khí. (Pexels)

Một gia đình thịnh vượng, là đời đời đều có người tài đức. Xưa nay, nếu một gia đình mà thế hệ này vất vả kiếm tiền, thế hệ sau tiêu xài bậy bạ, thì đều trở thành táng gia bại sản. Một gia đình, có một người con hoang đàng, thì cả gia đình sẽ bị kéo xuống. Có rất nhiều gia đình vốn giàu có nhưng thường hay phô trương khoe khoang quá mức, nghĩ rằng mọi thứ có thể giải quyết bằng tiền, và kết quả là gia đạo ngày càng sa sút.

Trong một gia đình, con cái chăm chỉ học hành, trở thành người có học thức, là một gia đình có phúc khí. Con cái ngày càng tự lập và có thể tự lập nghiệp, chính là càng làm tăng phúc khí cho gia đình, truyền thừa phúc phí của gia đình dòng họ.

Một gia đình thực sự có phúc khí, chính là gia đình có người đàn ông vững như núi, người phụ nữ dịu dàng như nước, và con cái mạnh mẽ như ánh mặt trời lúc 8-9 giờ sáng vậy!

Quỳnh Chi
Theo Apollo



BÀI CHỌN LỌC

Phúc khí lớn nhất của một gia đình là gì?