Bình luận: Người Mỹ mắc kẹt với cơn ác mộng về giá nhà

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giấc mơ sở hữu nhà đã trở thành một cơn ác mộng đối với người dân Mỹ, một cơn ác mộng mà họ khó có thể tỉnh dậy.

Bài bình luận

Quyền sở hữu nhà được cho là giấc mơ của người Mỹ, điều mà toàn bộ tầng lớp trung lưu không chỉ khao khát mà còn có thể thực sự đạt được. Tuy nhiên, giấc mơ đó đã trở thành cơn ác mộng, phần lớn do chính quyền Biden và những người ủng hộ chi tiêu mạnh tay trong Quốc hội. Giờ đây quyền sở hữu nhà ngày càng nằm ngoài tầm với của người Mỹ.

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta bắt đầu công bố Chỉ số Giám sát Khả năng chi trả của Người sở hữu Nhà vào năm 2006 vì giá nhà ở thời điểm đó quá cao. Số liệu mới nhất của chỉ số đó, vốn đã giảm 36% kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, đạt mức thấp nhất trong lịch sử và cho thấy sự đắt đỏ kỷ lục. Hiện nay phải mất 44% thu nhập trung bình - trước thuế - để mua được một căn nhà có giá trung bình.

Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn ở một số khu vực đô thị lớn trên cả nước. Chi phí của một ngôi nhà giá trung bình là 50% thu nhập trung bình ở Boston, 55% ở Miami, 63% ở New York, 84% ở San Francisco và 85% ở Los Angeles. Nhưng đây là tỷ lệ phần trăm của thu nhập trước thuế, có nghĩa là chi phí sở hữu nhà ở một số nơi vượt quá 100% thu nhập ròng.

Và nó không chỉ là vấn đề ở một vài thành phố lớn mà còn ở khắp mọi nơi tại Mỹ. Một báo cáo gần đây ước tính tính phải chăng của một ngôi nhà giá trung bình đối với người Mỹ ở 572 hạt. Xem xét dữ liệu trong báo cáo cho thấy rằng nhà ở 99% nước Mỹ nằm vượt ngưỡng khả năng chi trả, nghĩa là chúng có giá hơn 28% thu nhập của một gia đình.

Điều đáng sợ hơn nữa là các phép đo như của Fed Atlanta đang đánh giá thấp vấn đề. Chỉ số của nó giả định người mua phải trả trước 10%, nhưng hầu hết mọi người chỉ có thể thoải mái trả trước 3%. Nếu người mua tiềm năng trung bình tiêu hết số tiền tiết kiệm của mình, người đó vẫn chỉ có đủ tiền để trả trước 8%.

Đặt cọc ít hơn có nghĩa là khoản vay lớn hơn, nghĩa là khoản thanh toán hàng tháng lớn hơn, nghĩa là khả năng chi trả của người mua nhà sẽ thấp hơn. Ngoài ra, lãi suất tiếp tục tăng và hiện ở mức trên 7,6%, so với mức 6,8% được sử dụng trong tính toán của Fed Atlanta. Giá nhà cũng tăng và cả hai yếu tố này đều làm tăng thêm khoản thanh toán hàng tháng cho khoản thế chấp.

Bình luận: Người Mỹ mắc kẹt với cơn ác mộng về giá nhà
Những bãi cỏ xanh mướt trước các ngôi nhà ở một khu phố ở Los Angeles, California, Mỹ vào ngày 05/07/2022. (Ảnh: FREDERIC J. BROWN / AFP qua Getty Images)

Vấn đề với chi tiêu quá mức của chính phủ

Ở đây chúng ta có một bài học về việc chi tiêu quá mức của chính phủ.

Trong thời kỳ đại dịch, chính phủ Mỹ đã chi hàng nghìn tỷ USD mà họ không có và tạo ra tiền từ con số không để chi trả cho tất cả. Vào năm 2021, thay vì cho phép chi tiêu của chính phủ trở lại mức bình thường, Tổng thống Biden và Quốc hội đã tung ra hàng nghìn tỷ USD chi tiêu bổ sung trong khi Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục tạo tiền để tài trợ cho khoản chi tiêu thâm hụt.

Kết quả có thể dự đoán được là lạm phát cao nhất trong 40 năm. Điều đó đã khiến giá cả, bao gồm cả giá nhà, tăng vọt. Lãi suất thấp giả tạo đã làm phức tạp thêm vấn đề bằng cách cho phép mọi người tích cực vay các khoản thế chấp mà không cần tăng khoản thanh toán hàng tháng của họ. Giá nhà thậm chí còn tăng cao hơn.

Nhưng lạm phát khiến thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) của người dân giảm và buộc lãi suất phải tăng. Đây là một sự kết hợp chết người hủy hoại khả năng chi trả để sở hữu nhà.

Thu nhập thực tế thấp hơn có nghĩa là mọi người đang chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm, giao thông, năng lượng, v.v., với ngân sách hàng tháng dành cho nhà ở của họ ít hơn. Đồng thời, giá nhà đã bị đẩy lên mức cao kỷ lục và lãi suất thế chấp ở mức cao nhất trong 23 năm. Cùng lúc khi người dân có ít tiền hơn để trả tiền mua nhà, giá nhà đất đã phá vỡ mọi kỷ lục trước đó.

Thật ra, nền tảng của vấn đề này đã có từ rất lâu trước khi ông Biden trở thành Tổng thống. Lãi suất thấp giả tạo liên tục của Fed đã gây ra bong bóng tài sản trong hai thập kỷ và việc Fed mua các công cụ tài chính phái sinh liên quan đến nhà ở đã khiến giá nhà đất tăng thêm.

Trong những năm ngay trước đại dịch, Fed đã bắt đầu chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, giúp giảm bớt tác động lên lạm phát của chi tiêu chính phủ vào năm 2020. Nhưng Tổng thống Biden vẫn tiếp tục bội chi, vay mượn quá mức và quản lý theo cách áp bức - cùng với việc tạo ra tiền để trang trải cho tất cả - tất cả đã khiến vấn đề bị bức bách lên một tầm cao mới.

Ví dụ, các tiêu chuẩn không thực tế về tiết kiệm nhiên liệu và các tiêu chuẩn phát thải cho xe hạng nặng - cùng với mức phí cao hơn đối với các nhà máy điện than và hợp đồng thuê giếng dầu khí trên đất công - đều đã làm tăng chi phí năng lượng và vận chuyển, khiến chi phí ngấm vào toàn bộ nền kinh tế, đẩy giá lên cao ở mọi nơi.

Nếu Tổng thống Biden không áp đặt các quy định này và cho phép chi tiêu quay trở lại mức trước đó, thì Mỹ hẳn có thể tránh được vấn đề cùng với mức thâm hụt 2 nghìn tỷ USD hàng năm. Nhưng bây giờ người Mỹ đang mắc kẹt trong một cơn ác mộng, và thật khó để tỉnh dậy.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch

Tác giả E.J. Antoni là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Dữ liệu tại Quỹ Di sản.



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Người Mỹ mắc kẹt với cơn ác mộng về giá nhà