Cảnh báo một kim loại phổ biến làm giảm số lượng tinh trùng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giảm số lượng tinh trùng và tăng tỷ lệ vô sinh là những hiện tượng đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ qua ở các nước phát triển. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra các yếu tố môi trường làm rối loạn hormone như BPA trong đồ nhựa và thuốc tránh thai, trong nước uống có thể là nguyên nhân cơ bản làm gia tăng tình trạng vô sinh ở nam. Thuốc lá, thuốc trừ sâu và thuốc hướng thần đều có liên quan. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy rằng nhôm, một kim loại phổ biến trong cuộc sống của chúng ta có thể là thủ phạm hàng đầu làm giảm số lượng tinh trùng.

Nhôm là một loại kim loại đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, có thể được tìm thấy ngay trong những thứ chúng ta sử dụng và ăn hàng ngày. Liệu nhôm có tác động đến số lượng tinh trùng không? Liệu loại kim loại này có làm giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới không?

Giảm số lượng tinh trùng và tăng tỷ lệ vô sinh là những hiện tượng đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ qua ở các nước phát triển. Ngày nay, các nhà nghiên cứu ước tính rằng có tới 20% nam thanh niên có số lượng tinh trùng thấp, theo định nghĩa là dưới 20 triệu tinh trùng trên mỗi mililit. Đó là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó thụ thai ở khoảng 1/5 cặp và là yếu tố ảnh hưởng đến 1 trong 4 cặp còn lại.

Kết quả nghiên cứu tác động của nhôm đối với tinh trùng

Tại Hội nghị Keele thường niên lần thứ 11 về nhôm, một buổi họp của khoảng 75 nhà nghiên cứu về nhôm từ khắp nơi trên thế giới được tổ chức ở Lille - Pháp vào tháng này.

Nhà nghiên cứu người Pháp Jean-Philippe Klein đã trình bày những phát hiện của mình về tác động của nhôm đối với tinh trùng. Phát hiện này đã được công bố gần đây trên tạp chí Reproduction Toxicology. Klein và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Lyon và nhà nghiên cứu về nhôm hàng đầu người Anh Christopher Exley tại Đại học Keele ở Anh đã phân tích hàm lượng nhôm trong mẫu tinh dịch của 62 người đàn ông đang tìm kiếm sự trợ giúp về các vấn đề sinh sản.

Họ đã tìm thấy nồng độ cao của loại kim loại này - đặc biệt là trong tinh dịch của những nam giới có số lượng tinh trùng thấp. Hơn nữa, nhôm nhuộm huỳnh quang có thể nhìn thấy rõ ràng bằng kính hiển vi; lắng đọng trong phần đầu giàu DNA của tinh trùng, làm dấy lên câu hỏi về tác động của nhôm đối với khả năng thụ tinh với trứng của tinh trùng và ảnh hưởng của nhôm đó đối với phôi mới được thụ tinh.

Nhôm trong phần đầu giàu DNA của tinh trùng được nhuộm huỳnh quang. (The Epoch Times)

Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba trên trái đất (sau silic và oxy) và có khả năng phản ứng sinh hóa rất mạnh, nhưng ở dạng tồn tại trong vỏ trái đất, nhôm trơ về mặt sinh học và vô hại.

Tuy nhiên, trong 125 năm qua, nhôm đã được “giải phóng” thông qua quá trình xử lý công nghiệp và ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống của chúng ta, từ bao bì thực phẩm cho đến kiến ​​trúc xây dựng. Kết quả là, mức độ tiếp xúc của con người với nhôm đã tăng theo cấp số nhân theo nhiều cách khác nhau. Những bài trình bày trong chương trình hội nghị kéo dài 4 ngày đã thảo luận về tác động của nhôm đối với các sinh vật sống, từ nấm cho đến con người, và tất nhiên, tất cả các chuyên gia đều mô tả những ảnh hưởng bất lợi của nhôm.

Độc tính của nhôm đã được ghi nhận rõ ràng. Nhôm là một chất độc thần kinh đã được chứng minh bằng thực nghiệm, có thể xuyên qua hàng rào máu não. Nhôm có liên quan đến sự phát triển của “mảng” amyloid được tìm thấy trong não của bệnh nhân Alzheimer và các nghiên cứu đã tìm được mối liên quan của nhôm với chứng tự kỷ và các bệnh thần kinh chưa được hiểu rõ khác như bệnh xơ cứng cột bên teo cơ. Nhôm có liên quan đến tình trạng rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch mạn tính và một loạt các bệnh tự miễn khác từ bệnh đái tháo đường tuýp 1 đến bệnh đa xơ cứng.

Các nhà nghiên cứu tại hội nghị Keele đã thảo luận về vai trò của nhôm đối với bệnh tự kỷ, bệnh Alzheimer và ung thư vú. Một nghiên cứu mới được trình bày tại hội nghị đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng nhôm có thể xuyên qua và làm hỏng hàng rào ruột và do đó nhôm có thể đóng một vai trò quan trọng trong hội chứng “rò rỉ ruột” gây ra nhiều bệnh dị ứng và tự miễn.

Theo nghiên cứu của Klein, nhôm được biết đến là “một tác nhân có thể gây ra oxy hóa, kích thích độc tế bào, đáp ứng miễn dịch, viêm và đột biến”.

Trong các nghiên cứu trước đây, nhôm được phát hiện các dịch sinh học như nước tiểu, dịch não tủy, mồ hôi và tinh dịch. Bởi vậy, Klein và các đồng nghiệp của ông đã tìm hiểu xem liệu loại kim loại này có liên quan đến sự suy giảm số lượng tinh trùng ở con người hiện đại không.

Sử dụng mẫu tinh dịch từ 62 bệnh nhân (ở độ tuổi trung bình là 34 tuổi) đang cần tư vấn về vấn đề sinh sản ở Pháp, các nhà nghiên cứu đánh giá tinh trùng của họ dựa trên các thông số: số lượng, khả năng vận động, sức sống và hình thái của tinh trùng.

Ba mươi ba bệnh nhân được phân loại là có tinh trùng “bình thường” và 29 người có ít nhất một dấu hiệu bệnh lý: 12 người có số lượng tinh trùng thấp (oligozoospermia), 14 người có tinh trùng chậm chạp và giảm khả năng vận động (asthenozoospermia), 5 người có tinh trùng chết hoặc bất động (necrozoospermia) và 15 người có tinh trùng bất thường (teratozoospermia). Bảy bệnh nhân có số lượng tinh trùng quá thấp nên các nhà nghiên cứu đánh giá sức sống và hình thái của tinh trùng.

Sau đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Keele đã sử dụng hình ảnh quang phổ công nghệ cao để phân tích hàm lượng nhôm chứa trong các mẫu tinh dịch. Trung bình, những mẫu tinh dịch này chứa 339µg nhôm/L.

Klein phát biểu tại hội nghị: “Có rất nhiều nhôm trong tinh trùng của con người - ít nhất là đối với những mẫu tinh dịch trong nghiên cứu ghi nhận tình trạng này, nhưng phân tích cũng cho thấy lượng nhôm cao hơn có ý nghĩa thống kê ở những người có số lượng tinh trùng thấp so với những người có tinh trùng “bình thường”. Điều thú vị là không có mối tương quan nào giữa hút thuốc lá và chất lượng tinh dịch, mặc dù mức độ phơi nhiễm với kim loại ở những người hút thuốc lá thường xuyên.

Một chất có thể gây độc nhưng lại được sử dụng phổ biến

Tuy có thể gây độc nhưng hiện nay nhôm có mặt ở khắp mọi nơi: nhôm có trong không khí mà chúng ta hít thở, có trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn, nhiều loại mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân như các sản phẩm khử mùi và kem đánh răng đều có chứa nhôm. Nhôm có trong các loại thuốc mà chúng ta uống và điều đáng lo ngại nhất, nhôm một thành phần phổ biến trong nhiều loại vắc-xin để tiêm cho những người khỏe mạnh bao gồm cả trẻ sơ sinh.

Do quá trình xử lý nhôm công nghiệp, bạn có thể tiếp xúc với nhôm ngay cả khi hít thở - tùy thuộc vào nơi bạn sống, bạn có thể hít vào lượng nhôm ít nhất 1,4 µg/ngày hoặc thậm chí nhiều hơn cả nghìn lần nếu bạn sống ở những khu vực ô nhiễm hoặc nếu bạn hút thuốc lá.

Trong thực phẩm, nhôm có trong chất bảo quản, chất tạo màu, chất đông vón, bột nở, bột bánh mì và muối.

Nhôm là chất gây ô nhiễm từ những đồ dùng để đóng gói như giấy bạc, lon, túi và từ việc nấu nướng bằng giấy nhôm và xoong, chảo.

Nhôm có trong sữa bột trẻ em. Vì những tác hại của nhôm, Tổ chức Y tế Thế giới đã sửa đổi lượng nhôm khuyến nghị trong thực phẩm vào năm 2008 từ 7mg/kg/ngày xuống 1mg/kg/ngày nhưng rất ít người đo được lượng nhôm mà họ tiêu thụ, đặc biệt khi thành phần nhóm hiếm khi được ghi rõ trên bao bì thực phẩm. Thêm vào đó, một số thành phố đã thêm nhôm vào nước uống trong quá trình xử lý nước.

Nhôm là một thành phần phổ biến trong đồ trang điểm của phụ nữ và hầu hết mọi người vẫn không biết về sự hiện diện của nhôm trong các sản phẩm khử mùi; Sự hấp thụ của nhôm vào máu qua da (đặc biệt là sau khi cạo râu) đã được chứng minh trong một số nghiên cứu và một số nghiên cứu đã liên kết lượng nhôm này với bệnh ung thư vú và sự di căn ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể.

Vào năm 2011, Cơ quan An toàn và Sức khỏe Thực phẩm, Môi trường và Nghề nghiệp của Pháp đã khuyến cáo rằng các sản phẩm khử mùi chứa không quá 2% nhôm clorua nhưng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho rằng những bằng chứng về tác hại của nhôm là không thuyết phục và do đó sản phẩm khử mùi của Hoa Kỳ chứa lượng nhôm cao hơn gấp 10 lần mức giới hạn của Pháp.

Nguồn phơi nhiễm quan trọng nhất của con người với nhôm là từ các loại thuốc. (Ảnh: pexels.com)

Có lẽ nguồn phơi nhiễm quan trọng nhất của con người với nhôm là từ các loại thuốc. Các nhà nghiên cứu cho biết: thuốc kháng axit, thuốc chống tiêu chảy và thuốc giảm đau như aspirin đều chứa thành phần kim loại có thể gây độc và việc sử dụng những loại thuốc này “có thể làm tăng lượng [nhôm] hấp thu vào cơ thể hàng ngày”.

Nhôm cũng là thành phần phổ biến trong nhiều loại vắc xin như vắc xin viêm gan A và B, Hib, DPT (bạch hầu, uốn ván, ho gà), viêm màng não C, vắc-xin phế cầu, Gardasil (HPV) và nhiều loại vắc xin khác. Nhôm cũng được sử dụng trong các phương pháp điều trị dị ứng bằng đường tiêm.

Mỗi liều tiêm chứa đến một mg nhôm, đóng vai trò là chất hỗ trợ kết hợp với kháng nguyên và chất gây dị ứng để kích thích hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu tìm hiểu tác dụng kích thích hoặc hỗ trợ của nhôm trong máu nhưng hiện tượng này rất phức tạp. Nhiều thí nghiệm gần đây khi tiêm nhôm vào cơ thể, đã chứng minh rằng nhôm có thể di chuyển bên trong hệ miễn dịch, hoặc gắn vào các thành phần của hệ miễn dịch đến các cơ quan như lách, hạch bạch huyết, cơ, não và có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm, gây ra tình trạng viêm mạn tính.

Các nghiên cứu trước đây về nhôm trên mô hình động vật đã cho thấy nhôm có tác động đến tất cả các thông số sức khỏe của tinh trùng từ khả năng vận động, sức sống cho đến số lượng và hình thái.

Các nghiên cứu cũng cho thấy dạng nhôm và phương thức hấp thu có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau: một nghiên cứu vào năm 2011 trên những con chuột được cho sử dụng nhôm hàng ngày trong 10 tuần, với liều lượng lên đến 36,3 mg/kg/ngày. Kết quả cho thấy không có sự ảnh hưởng tiêu cực đến các thông số của tinh trùng, nhưng một nghiên cứu khác vào năm 2014 cho thấy một lần tiêm nhôm axetat vào màng bụng của chuột, làm giảm số lượng tinh trùng và tăng số lượng tinh trùng bất thường.

Những hình ảnh về tinh trùng chứa nhiều nhôm trong nghiên cứu của Klein và Exley cho thấy kim loại này bị thu hút bởi một số phân tử nhất định. Các nhà khoa học tại Hội nghị Keele đã suy đoán rằng có thể là ái lực của nhôm với các nhóm photphat đã thu hút nhôm tập trung ở vùng DNA đậm đặc photphat.

Tác động của nồng độ lượng nhôm này xung quanh vật liệu di truyền và ở phần đầu của tinh trùng có ý nghĩa như thế nào đối với khả năng di chuyển của tinh trùng, khả năng thụ tinh và chất lượng phôi sẽ là chủ đề tiếp tục được Klein nghiên cứu.

Làm thế nào để giải độc nhôm

Rõ ràng, chúng ta cần phải thực hiện từng bước để tránh phơi nhiễm với nhôm từ nhiều nguồn khác nhau để giảm thiểu “gánh nặng về chất độc cho cơ thể”, mặc dù việc tránh tiếp xúc hoàn toàn hầu như là không thể.

Chris Exley, người dẫn chương trình hội nghị Keele về Nhôm, đã tập trung nghiên cứu các phương pháp giúp cơ thể đào thải kim loại ra ngoài. Nghiên cứu của ông được công bố vào năm 2013 cho thấy những bệnh nhân Alzheimer uống các loại nước khoáng như Fiji hoặc Volvic và Spritzer, có hàm lượng silica trong nước cao. Nó giúp tăng bài tiết nhôm trong nước tiểu mà không ảnh hưởng đến hàm lượng các kim loại thiết yếu khác như sắt và đồng.

Ngoài ra, 3 trong số 15 đối tượng nghiên cứu có sự cải thiện nhận thức chỉ trong ba tháng sau khi uống những loại nước này

Hơn nữa, theo một nghiên cứu mới tại phòng thí nghiệm của Exley, nhôm được thải ra qua mồ hôi sau 30 phút tập thể dục (5 phút tập cường độ cao, 20 phút tập các bài tập vừa phải, và sau đó là 5 phút tập cường độ cao). Đồng thời, theo các nhà nghiên cứu, uống 1,5 L nước khoáng giàu silica một giờ trước khi tập luyện cường độ cao sẽ làm tăng bài tiết nhôm trong mồ hôi lên gấp 10 lần.

Phát hiện đã củng cố kết quả của hàng trăm nghiên cứu chứng minh lợi ích của việc tập thể dục và tác dụng đào thải nhôm qua mồ hôi kết hợp cùng với nước khoáng giàu silica. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng xông hơi ướt có thể giúp giải độc kim loại, trong đó bao gồm cả giải độc nhôm.

Được đăng lại từ GreenMedInfo.com

Đức Nhân

(Theo The Epoch Times tiếng Anh)



BÀI CHỌN LỌC

Cảnh báo một kim loại phổ biến làm giảm số lượng tinh trùng