Cảnh báo về cục máu đông: 1 tháng tiếp nhận 400 ca bị đột quỵ tại bệnh viện Đà Nẵng

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Đây là con số hết sức báo động. Trước đây, Hội Đột quỵ thế giới cảnh báo cứ 6 người sẽ có một đột quỵ, song hiện nay tần suất mắc đã tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt các nước đang phát triển", PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115, nói tại hội nghị đột quỵ TP HCM, ngày 29-30/10/2022.

Những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân phải nhập viện gia tăng đột biến, chủ yếu là đột quỵ, tim mạch và hô hấp…

Tại Bệnh viện Đà Nẵng, số bệnh nhân bị đột quỵ cấp cứu gia tăng mạnh. Theo thống kê, hiện Khoa Đột quỵ Bệnh viện Đà Nẵng đang tiếp nhận điều trị 100 bệnh nhân bị đột quỵ ở mọi lứa tuổi, đến từ nhiều tỉnh thành ở khu vực miền Trung. Điều đáng báo động là tình trạng trẻ hóa bệnh nhân đột quỵ chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Bác sĩ Dương Quang Hải, Phó trưởng Khoa Đột quỵ Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, trong 1 tháng qua, đơn vị tiếp nhận, điều trị trung bình hơn 400 bệnh nhân đột quỵ. Một ngày, bệnh viện tiếp nhận 15-20 bệnh nhân. Đây là con số đáng báo động, bởi không chỉ bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nền mới bị đột quỵ mà rất nhiều người trẻ (dưới 40 tuổi) đã mắc bệnh này, chiếm hơn 20%. Nhiều bệnh nhân hôn mê sâu thở máy phải dùng các biện pháp điều trị can thiệp. (Theo Sài Gòn Giải Phóng)

Cùng tình trạng với bệnh viện Đà Nẵng, tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tăng đột biến (tăng hơn 150%). Đơn cử, chỉ trong sáng 31/1, có khoảng 1.300 bệnh nhân đến khám ngoại trú. Hiện bệnh viện đang điều trị nội trú cho 2.200 bệnh nhân, chủ yếu là các bệnh bệnh đột quỵ, tim mạch và hô hấp.

Hiện nay, trung tâm đang điều trị nội có cho 110 bệnh nhân, bệnh nhân bị nhồi máu não chiếm 80%, 20% còn lại bị xuất huyết não, trong đó có khoảng 40 bệnh nhân trong tình trạng nặng, phải chăm sóc cấp 1. Bệnh nhân bị đột quỵ đang điều trị tại đây có độ tuổi từ 65 - 80 tuổi. Tuy nhiên, có 4 bệnh nhân dưới 40 tuổi… (nguồn: cổng thông tin điện tử Bộ Y tế)

Cảnh báo của Hội Đột quỵ thế giới

Theo cảnh báo mới của Hội Đột quỵ thế giới, cứ 4 người bình thường sẽ có một người bị đột quỵ. Con số này trước đây là 6, hiện nay tần suất người bị đột quỵ đã tăng lên trên toàn cầu. Nguyên nhân gây tử vong do đột quỵ vượt lên hàng thứ nhất khoảng 40% quốc gia, cao hơn cả tim mạch, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.

Khi não bộ bị tổn thương do máu không thể lên não hoặc lên não ít thì não sẽ bị thiếu oxy, thiếu dưỡng chất. Nếu tình trạng ngưng cấp máu lên não xảy ra trong vài phút các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Biểu hiện của tình trạng này gọi là đột quỵ cũng được gọi là tai biến mạch máu não.

Hiện nay, chiếm khoảng 85% tổng số các ca đột quỵ liên quan tới các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não. Đây là loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Loại tai biến thứ hai là xuất huyết não, loại này ít gặp hơn. Là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ gây xuất huyết não. Cũng có những bệnh gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua.

Nghiên cứu trên tạp chí The New England Journal of Medicine (NEJM) năm 2018, được Hội Đột quỵ thế giới dẫn lại cho thấy, cứ 4 người trên 25 tuổi thì có một người sẽ bị đột quỵ trong đời.

Hiện tượng huyết khối bất thường được báo cáo trên khắp thế giới

Đến giữa năm 2021, những người xử lý thi thể trên khắp thế giới đã tìm được những cục xơ màu trắng hoặc màu nâu bất thường trên các thi thể. Những người xử lý thi thể cho biết họ chưa bao giờ gặp hiện tượng này trước đây.

Những người xử lý thi thể là các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu với các kỹ năng chuyên biệt, làm việc trong nhà tang lễ hoặc phòng thí nghiệm hay cơ sở nghiên cứu; đó là những người chịu trách nhiệm chuẩn bị thi thể cho các dịch vụ tang lễ.

Richard Hirschman phát hiện các cục máu đông trong cơ thể của những người tử vong (Được sự cho phép của Richard Hirschman)

Công việc hàng ngày của họ là thay thế máu của thi thể bằng dung dịch ướp xác. Kể từ giữa năm 2021, ngày càng có nhiều chuyên gia xử lý thi thể cho biết họ không thể làm được việc này trên một số thi thể.

Richard Hirschman, một người xử lý thi thể và cung cấp dịch tang lễ được cấp phép ở Alabama với hơn 20 năm kinh nghiệm, đã kể lại quá trình loại bỏ cục máu đông khỏi động mạch của các thi thể. Ông Hirschman nhận xét: “Thông thường, chúng tôi sẽ không tìm được những cục máu đông ở vùng chậu. Thông thường, chúng sẽ nằm trong tĩnh mạch. Những gì chúng tôi tìm thấy là không bình thường.”

John O'Looney, chủ sở hữu và giám đốc của Dịch vụ Tang lễ Gia đình Milton Keynes, ở ngoại ô Northampton ở Vương quốc Anh, đã kể về các khối xơ, dẻo và cứng được lấy ra khỏi mạch máu của nam thanh niên bị đột tử. Khối tắc nghẽn này có hình dạng của mạch máu.

Anna Foster là một người xử lý thi thể có 11 năm kinh nghiệm ở Carrollton, Missouri. Cô bắt đầu tìm được những cục máu đông dạng sợi vào đầu mùa hè năm 2021. Trong quá trình làm việc, cô chưa từng thấy cục máu đông nào như vậy.

Hai người bạn thân của Foster, cũng là những người xử lý thi thể, cũng tìm được những cục máu đông kỳ lạ tương tự. Một người xử lý thi thể giấu tên đã chia sẻ các mẫu huyết khối dạng sợi, màu trắng giống như cao su trong một cuộc phỏng vấn với bác sĩ Jane Ruby.

Những cục máu đông bất thường do vaccine gây ra

“Cục máu đông” được nhắc đến trong các cuộc phỏng vấn của những người xử lý thi thể này trông không giống với cục máu đông bình thường. Những cục máu đông này có những tính chất đặc biệt sau:

  1. Màu sắc: chúng thường có màu trắng hoặc nâu, trong khi cục máu đông bình thường có màu đỏ đậm hoặc đen.
  2. Kích thước và hình dạng. Chúng có dạng những sợi dài từ vài cm đến hàng chục cm. Trong khi các cục máu đông bình thường có dạng không đều, phẳng và có dạng cục.
  3. Tính chất: chúng dẻo và chắc, trong khi cục máu đông thông thường sẽ mềm hơn.
  4. Vị trí: chúng xuất hiện trong cả tĩnh mạch và động mạch, trong khi bình thường các cục máu đông sẽ được tìm thấy trong tĩnh mạch.

Những người xử lý thi thể đã tìm được những cục máu đông bình thường, màu đỏ đậm hoặc đen ở các nạn nhân COVID từ rất lâu trước khi có vaccine.

Nếu COVID-19 gây ra những cục xơ bất thường này thì chắc hẳn đã có ai đó phát hiện được chúng từ trước năm 2021. Nhưng thực tế không có trường hợp nào như vậy được báo cáo vào năm 2020.

Nhiều chuyên gia xử lý thi thể nói rằng họ bắt đầu nhìn thấy những cục máu đông bất thường vào năm 2021, trùng với thời điểm triển khai tiêm vaccine Covid-19 - chứ không phải vào năm 2020, thời điểm bắt đầu đại dịch.

Tuy nhiên, dựa trên báo cáo của các chuyên gia xử lý thi thể, tỷ lệ những cục máu đông kỳ lạ này đã tăng lên vào năm 2022.

Trong một cuộc phỏng vấn với Steve Kirsch, Richard Hirschman đã nói rằng vào tháng 1 năm 2022, 37 trong số 57 thi thể (65% trường hợp) phát hiện được những cục máu đông bất thường này.

Theo những phân tích này, có thể có vai trò của vaccine COVID trong sự hình thành các cục máu đông bất thường.

Sự khác biệt chính giữa các cục máu đông có nguồn gốc từ Covid-19 và các cục máu đông có liên quan đến vaccine là gì nếu trong cả hai trường hợp đều có vai trò của protein gai?

Protein gai có nguồn gốc từ vaccine ổn định hơn so với protein gai của virus

Protein gai của vaccine COVID-19 không giống với protein gai tự nhiên của virus.

Protein gai tự nhiên của virus SARS-CoV-2 không ổn định và dễ bị phân hủy hơn. Đó là lý do khiến bản thân quá trình lây nhiễm COVID tự nhiên không tạo ra được loại protein gai quá ổn định. Vì vậy chúng ta cũng không phát hiện được những cục máu đông bất thường giống như vậy trước khi triển khai tiêm vaccine.

Sự không ổn định tự nhiên của protein gai vốn là điểm then chốt của quá trình phát triển vaccine.

Vì vậy, các nhà khoa học đã sửa đổi cấu trúc của protein gai tự nhiên để tạo ra một loại protein gai ổn định hơn trong vaccine mRNA với mục tiêu là đạt được nồng độ kháng thể cao hơn.

Các công ty dược thực hiện điều này bằng cách chèn một loại axit amin đặc biệt - proline (P) - vào những vị trí khác nhau bằng công nghệ đã được cấp bằng sáng chế. Tất cả các loại vaccine trong nhóm này bao gồm Moderna, Pfizer, Janssen-Johnson & Johnson, Novavax và CureVac (Đức), đều có quá trình bổ sung axit amin proline này.

Sau khi chèn thêm proline, lượng protein gai ổn định trong cơ thể của những người đã tiêm vaccine cao hơn - so với lượng protein gai ở những người nhiễm bệnh tự nhiên - giúp giải thích sự hình thành các cục máu đông dạng sợi dài ở những người đã tiêm vaccine.

Một ống tiêm và lọ vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại Thành phố New York, 03/10/2021. (Cindy Ord / Getty Images cho Pfizer / BioNTech)

Những cục máu đông bình thường vẫn có thể được tìm thấy ở những người đã tiêm vaccine. Nhưng protein gai có thể kích hoạt dòng thác đông máu thông qua việc phá vỡ hàng rào nội mô, gây viêm các tế bào nội mô, gây ra “biến chứng huyết khối đe dọa tính mạng”, làm tăng hoạt hóa tiểu cầu thông qua nhiều thụ thể (ACE2, TMPRSS2 hoặc thụ thể fibronectin), mạng lưới các sợi của bẫy ngoại bào bạch cầu trung tính (NET), cũng như làm tăng nồng độ angiotensin II, kích hoạt thụ thể Toll-like 4 và tăng sản xuất các yếu tố đông máu (FXa). Tất cả những yếu tố này kích hoạt “dòng thác” đông máu.

Spike protein gây tổn thương cho các lớp nội mô của mạch máu, sau đó kích hoạt dòng thác đông máu, và cuối cùng hình thành fibrin.

Một xu hướng đáng lo ngại: sự gia tăng tỷ lệ những người khỏe mạnh đột tử trong giấc ngủ

Tình trạng đột tử không rõ nguyên nhân, không phù hợp với lứa tuổi dường như đang xảy ra nhiều hơn bình thường. Điều này cũng xuất hiện ngay cả ở Hoa Kỳ, nơi các chuyên gia y tế hàng đầu đang làm việc, và ở một số quốc gia khác trong nhóm các nước phát triển.

Một trường hợp ví dụ là nữ diễn viên Nam Phi, Franci Swanepoel, được phát hiện đã tử vong trên giường ngủ vào sáng Chủ nhật, ngày 16 tháng 10 năm 2022. Khi Swanepoel 50 tuổi và bà đang thực hiện một dự án phim mới. Các báo cáo cho biết, nguyên nhân cái chết của bà vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Cũng vào đầu tháng 10, một người cha trẻ tuổi, Jack Grozier, cũng được phát hiện đã chết tại nhà riêng ở New Cumnock, Scotland. Chỉ vài giờ trước đó, anh Jack còn nhắn tin cho bạn gái của mình, nói rằng anh sẽ nói chuyện với cô vào sáng hôm sau. Tờ Irish Mirror cho biết năm nay Grozier 23 tuổi.

Gwen Casten, 17 tuổi, có cha là một nhà lập pháp ở bang Illinois, cũng đã đột tử trong giấc ngủ.

Vào ngày 7 tháng 10 năm 2022, gia đình Casten đã đưa ra một thông báo trên Instagram giải thích rằng cô con gái khỏe mạnh của họ đã chết vì rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân.

Bác sĩ Peter McCullough, một bác sĩ chuyên tim mạch có giấy phép hành nghề nội khoa và tim mạch, đã trình bày tại một hội nghị về tim mạch rằng, những trường hợp đột tử trong khi ngủ, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm cơ tim.

Viêm cơ tim, là tình trạng viêm của cơ tim, có thể dẫn đến rối loạn nhịp và gây chết người nếu không được điều trị kịp thời.

Bác sĩ McCullough đã đưa ra một bản "đánh giá tình trạng của tim" được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia tim mạch quốc tế công bố trên tạp chí Biomedicine & Pharmacotherapy vào tháng 5/2022. Theo nghiên cứu này, nhiều vấn đề về tim đã được báo cáo sau khi tiêm chủng, trong đó phổ biến nhất là viêm cơ tim. Các nhà khoa học viết rằng: “Trong khi viêm cơ tim là bệnh lý tim mạch được báo cáo nhiều nhất, các biến chứng nghiêm trọng khác cũng đang ngày càng được báo cáo nhiều hơn”.

Những ca ngưng tim, ngưng thở đột ngột ở Việt Nam

Theo TS.BS Lê Cao Phương Duy, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thường dễ tử vong ở những giờ đầu tiên trước khi vào đến bệnh viện vì các biến chứng liên quan đến rối loạn nhịp. Đặc biệt, khi bệnh nhân đã có ngưng tim ngoài bệnh viện, tỷ lệ tử vong trên 90%.

Ngày 28/10/2022 bệnh viện Nguyễn Tri Phương liên tục tiếp nhận các trường hợp ngưng tim, ngưng thở ngoài bệnh viện. Điều đáng lưu ý là đa số bệnh nhân đều không quá lớn tuổi.

Bệnh nhân Trần H. T. 44 tuổi (sinh năm 1978, sống tại quận 7), đang làm việc tại công trường thì đột ngột tím tái, khó thở rồi ngất đi, mạch và huyết áp bằng không. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Quận 7 cấp cứu, các bác sĩ ấn tim ngoài lồng ngực, bóp bóng thở, đặt nội khí quản, ba lần sốc điện giúp tim đập lại sau hơn 15 phút. Kết quả điện tim cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim giờ thứ nhất có biến chứng ngưng tim ngoại viện.

Tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, nguy cơ tử vong cao, đã có biến chứng ngưng tim ngoại viện, bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chỉ định tái thông mạch vành cấp cứu.

Cùng ngày 28/10/2022, ông Nguyễn Ng. Đ. (sinh năm 1964, sống tại Quận 11), khi đang bơi đột nhiên đau ngực, khó thở. Sau khoảng 30 phút, ông được người dân phát hiện bị tím tái nên gọi cấp cứu. Bệnh nhân với tình trạng mê, ngưng tim ngưng thở, mạch và huyết áp không đo được. Đội cấp cứu 115 tiến hành hồi sức tim, phổi nâng cao với ấn tim ngoài lồng ngực, bóp bóng giúp thở, đặt nội khí quản ngay trên xe cứu thương.

Sau hồi sức tích cực khoảng 50 phút, bệnh nhân có tim đập lại, mạch và huyết áp đo được nên được hội chẩn qua điện thoại và chuyển ngay qua Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim cấp thành trước rộng giờ thứ 3 biến chứng ngưng tim ngoại viện được hồi sức thành công. Bệnh nhân được chỉ định tái thông mạch vành cấp cứu.

60 phút ép tim hồi sinh người đàn ông ngưng thở

Điều dưỡng Nguyễn Thanh Thuận, Trung tâm Cấp cứu 115 TP HCM kể lại. Ngày 1/10/2022 một phụ nữ giọng hoảng loạn gọi đến tổng đài báo chồng đang đau ngực dữ dội.

Bệnh nhân 58 tuổi, ngụ quận 11, có tiền sử tăng huyết áp. 30 phút trước cuộc gọi cấp cứu của người vợ, ông về đến nhà sau khi đi bơi, đột ngột đau ngực sau xương ức lệch về bên trái, đo huyết áp tăng lên 160/80 mmHg. Cơn đau dữ dội và kéo dài khiến ông khó chịu, vã mồ hôi, lạnh người, nằm nghỉ hồi lâu vẫn không đỡ.

Bệnh nhân đã ngưng tim, tuy nhiên sau gần 30 phút hồi sức tích cực, tim của bệnh nhân có một vài nhịp trở lại nhưng là nhịp bất thường. Ê kíp phải sốc điện 5 lần và sử dụng thêm nhiều thuốc đặc hiệu khác.

Thông thường, sau 30 phút cấp cứu mà tim người bệnh vẫn không đập, nhân viên y tế có thể kết thúc hồi sức. Tuy nhiên trong trường hợp này bác sĩ đánh giá bệnh nhân còn tia hy vọng cứu sống nên tiếp tục kéo dài cấp cứu ngừng tuần hoàn (ngưng tim ngưng thở).

Nhịp tim bệnh nhân cho thấy dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để cấp cứu. Kết quả, bệnh nhân bị tắc nhánh động mạch lớn nhất nuôi tim, suy đa cơ quan sau ngưng tim ngưng thở kéo dài, phải điều trị hồi sức tích cực nhiều biện pháp. Trải qua hai tuần điều trị, bệnh nhân ngừng được thuốc vận mạch và vài ngày sau đó cai máy thở, rút nội khí quản.

Bác sĩ Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TP HCM, nhận định trong lĩnh vực cấp cứu ngoài bệnh viện, tỷ lệ sống còn của bệnh nhân liên quan chặt chẽ đến ba yếu tố. Đầu tiên, phải gọi cấp cứu 115 kịp thời. Đây là yếu tố quan trọng, gọi cấp cứu sớm giúp người bệnh được hỗ trợ y tế kịp thời, ngăn bệnh diễn tiến nặng cũng như giảm biến chứng, di chứng. Chưa kể, trong một số bệnh lý, thời gian vàng để can thiệp, cứu sống bệnh nhân được tính bằng phút, bằng giờ.

Thứ hai, sự cố gắng, nỗ lực của kíp cấp cứu đóng vai trò quan trọng. Bệnh nhân nặng, diễn tiến nhanh, kíp cấp cứu cần phải nhanh chóng xử trí. Chỉ cần có cơ hội cứu sống bệnh nhân, dù thời gian cấp cứu có kéo dài 1-2 giờ, mệt mỏi, khó khăn thì ê kíp vẫn kiên trì, nỗ lực.

Cuối cùng, cần đến sự phối hợp của bệnh viện tiếp nhận. Khi đưa bệnh nhân vào bệnh viện, kíp cấp cứu và đơn vị tiếp nhận phải phối hợp chặt chẽ, trôi chảy, bàn giao bệnh kỹ càng, nâng cao khả năng sống sót và giảm thiểu di chứng cho bệnh nhân.

"Để đạt được ba yếu tố trên, cần phải có sự phối hợp của ba bên, gồm người gọi, kíp cấp cứu, đơn vị tiếp nhận, đặc biệt là người gọi", bác sĩ Long phân tích. Chỉ khi người gọi liên hệ với cấp cứu sớm, tạo điều kiện cho bệnh nhân được hỗ trợ y tế sớm thì hai yếu tố còn lại mới có cơ hội và khả năng phát huy toàn lực điều trị cứu sống bệnh nhân. (Theo Vietnamnet)

Cẩn Du (Tổng hợp)

Nguồn:
https://www.theepochtimes.com/health/why-strange-clots-form-after-mrna-jabs-treatments-to-consider_4914851.html

https://www.theepochtimes.com/health/people-dying-in-their-sleep-linked-to-vaccines-explains-dr-peter-mccullough-cardiologist_4806813.html



BÀI CHỌN LỌC

Cảnh báo về cục máu đông: 1 tháng tiếp nhận 400 ca bị đột quỵ tại bệnh viện Đà Nẵng