Tội ác chưa từng thấy đang diễn ra tại Trung Quốc suốt 23 năm qua

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà điều tra trên thế giới đã phơi bày hàng loạt bằng chứng về một tội ác đang diễn ra ở Trung Quốc. Thủ phạm là chính quyền Trung Quốc và nạn nhân là những người dân thiện lương ở đất nước này.

23 năm nhìn lại lịch sử: Kỳ 1 - Tội ác chưa từng thấy đang diễn ra tại Trung Quốc

Từ sau năm 1999, việc rao bán tạng người trên các “trang web, chợ đen” cho những người có nhu cầu thay tạng toàn cầu gần như công khai tràn ngập khắp Trung Quốc.

Các nhà điều tra độc lập đã phơi bày hàng loạt bằng chứng về tội ác mổ cướp nội tạng đang diễn ra ở Trung Quốc. Thủ phạm chính là những viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), họ hợp tác với các bác sĩ phẫu thuật, giới chức trách của trại giam, và cả giới viên chức quân đội.

Nạn nhân bị giam tại các trại tập trung trước khi bị mổ cướp nội tạng, sau đó thi thể của họ ngay lập tức bị hỏa thiêu.

Các điều tra độc lập và nhân chứng từ Trung Quốc

Ngày 6/7/2006, ông David Kilgour (*) và ông David Matas đã công bố một báo cáo dài 68 trang cho các phương tiện truyền thông ở Ottawa (Canada): "Báo cáo về mổ cướp tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc". Báo cáo đề cập đến một tội ác của ĐCSTQ và được gọi là Phương thức tà ác chưa từng thấy trên hành tinh này. (trích: Thu hoạch đẫm máu).

Tháng 10/2009, hai tác giả David Kilgour và ông David Matas đã xuất bản cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu”, trình bày kết quả điều tra độc lập về nạn mổ cướp tạng các học viên Pháp Luân Công. Báo cáo chỉ ra rằng có số lượng rất lớn các học viên Pháp Luân Công bị chính quyền ĐCSTQ biến thành đối tượng phục vụ cho ngành du lịch ghép tạng ở Trung Quốc.

Ông David Kilgour là cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ông từng là luật sư hoàng gia, giữ chức công tố viên với 27 năm làm việc cho Quốc hội. Còn ông David Matas là luật sư về tị nạn, di trú, và nhân quyền. Ông được biết đến qua những hoạt động nhân quyền, cùng một số sách và ấn phẩm đã xuất bản.

Cựu Ngoại trưởng Canada phụ trách Khu vực châu Á - Thái Bình Dương David Kilgour trình bày một báo cáo về cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, cùng đồng tác giả báo cáo và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas. (Matt Hildebrand / The Epoch Times)

Ghi nhận những đóng góp trong hoạt động nhân quyền liên quan đến vấn đề Ghép tạng ở Trung Quốc, năm 2009, Hội Nhân quyền Quốc tế đã trao tặng giải Human Rights Award cho hai ông; và năm 2010, hai tác giả được đề cử cho giải Nobel hòa bình.

Báo cáo từ các nhân chứng và các bác sĩ Trung Quốc đã tiết lộ việc hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng, để cấy ghép và đem lại lợi nhuận khổng lồ. Dữ liệu năm 2007 của Tổ chức Trung tâm nghiên cứu mổ cướp tạng tại Trung Quốc (COHRC) cho biết: các bệnh viện ở Trung Quốc thu 65.000 đô-la cho một quả thận cấy ghép, 130.000 đô-la cho một lá gan, và hơn 150.000 đô-la cho việc ghép phổi và tim.

Thông tin từ các bác sĩ Trung Quốc

Câu chuyện đáng sợ đến mức khó tin này được tiết lộ lần đầu tiên vào ngày 20/4/2006. Anni – vợ của một bác sĩ từng mổ giác mạc của học viên Pháp Luân Công, cùng nhà báo Peter đã tổ chức một buổi họp báo tại quảng trường McPherson, thủ đô Washington (Mỹ). Họ là những người đầu tiên tiết lộ sự thật về hành vi tội ác mổ cướp tạng sống cho cộng đồng quốc tế.

Bà Anni nói rằng có ít nhất 4.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng tại Trung tâm Điều trị tắc nghẽn mạch máu Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, nơi bà và chồng cũ từng làm việc. Bà cũng kể về chồng cũ của bà đã tiết lộ rằng ông ta đã lấy giác mạc của 2.000 học viên Pháp Luân Công đang còn sống. Bà nói: “Tôi làm chứng, bệnh viện (này) phạm phải tội ác tàn bạo. Đó là lấy đi giác mạc và gan từ các cơ thể sống của học viên Pháp Luân Công”.

Người tố cáo Annie và Peter trong một cuộc họp báo tại Washington DC năm 2016 (The Epoch Times)

Kế đó, một “cán bộ Quân y lão thành của Quân khu Thẩm Dương” không những chứng thực lời kể của bà Anni, ông còn tuyên bố: “Trên toàn quốc, những trại giam giữ tập trung tương tự như Tô Gia Đồn có ít nhất 36 chỗ. Ví dụ như ở Cát Lâm có một trại mang số hiệu 6721S giam giữ hơn 120.000 học viên Pháp Luân Công cùng các nhân sĩ bất đồng chính kiến. Tổng số người bị giam giữ tại trại tập trung Cửu Đài, Cát Lâm vượt qua 14.000 người…”. Ông đã từng nhiều lần viết thư cho các kênh truyền thông nước ngoài tiết lộ sự thật chấn động về tội ác diệt chủng này. Ông nói rằng cũng đã chứng kiến các học viên Pháp Luân Công bị đưa đến một cách ồ ạt từ khắp các vùng trong cả nước trên các tàu chở gia súc vào buổi đêm, dưới sự giám sát an ninh chặt chẽ.

Thông tin từ cuốn "Thu hoạch đẫm máu"

Trong cuốn Thu hoạch đẫm máu, hai nhà điều tra độc lập David Kilgour và David Matas viết:

“Đầu tiên bác sĩ sẽ lấy thìa múc ra giác mạc từ mắt của các học viên. Sau khi giác mạc của họ bị lấy đi, họ sẽ được đưa vào một phòng phẫu thuật khác trong trạng thái bất tỉnh, tim, phổi, gan, thận… và tất cả các cơ quan nội tạng của họ sẽ bị lấy ra để bán".

“Sau khi nội tạng của họ đã bị lấy đi, nạn nhân bị ném vào lò thiêu trong phòng nồi hơi của bệnh viện để thiêu mà không để lại một dấu vết.”

“Các học viên bị giết chết trong quá trình bị mổ lấy nội tạng. Thậm chí các bác sĩ còn không gây mê khi lấy nội tạng của họ”.

“Không có xác chết, không có nạn nhân, không ai để làm chứng về những gì xảy ra”.

“Các bệnh nhân bị bỏng nặng, hỏng đến 90% da có thể được ghép bằng các mảng da tươi nhờ cách người ta lột da của các học viên Pháp Luân Công được lựa chọn để bị giết khi chiều cao và cân nặng cơ thể hợp với bệnh nhân cần ghép da”.

"Quả thực, các học viên Pháp Luân Công vô tội đã và đang bị giết hại để trích lấy cơ quan tạng. Hoạt động thu hoạch tạng không cần đồng ý từ các học viên Pháp Luân Công đã tồn tại và tiếp tục tiếp diễn cho đến hiện nay trên quy mô rộng lớn. Chúng tôi kết luận rằng: Chính phủ Trung Quốc và các cơ quan của họ trên khắp nước, đặc biệt là các bệnh viện, các trại tạm giam và các "toà án nhân dân", từ năm 1999 đã giết hại một lượng rất lớn nhưng không rõ con số bao nhiêu các tù nhân lương tâm là học viên Pháp Luân Công".

Đó là các mô tả những gì đã và đang xảy ra đối với nạn mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công đã và đang diễn ra 23 năm qua ở Trung Quốc.

AUSTRIA-CHINA-DEMO-ORGANS
Các học viên Pháp Luân Công diễn lại khung cảnh tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ tại Áo. (Ảnh: Getty)

Tiếng nói chính nghĩa ngăn chặn tội ác phi nhân loại

Phiên bản cập nhật của cuốn sách Thu hoạch đẫm máu được công bố ngày 22/6/2016 có thêm sự góp mặt của tác giả, nhà báo điều tra tại Mỹ Ethan Gutmann.

Ethan Gutmann là tác giả của quyển sách xuất bản năm 2014 tựa đề: Đại Thảm Sát - “The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem,”
Ethan Gutmann là tác giả của quyển sách xuất bản năm 2014 tựa đề: "Đại thảm sát: Giết người hàng loạt, Thu hoạch nội tạng, và Giải pháp bí mật của chính quyền Trung Quốc xử lý các bất đồng quan điểm". (Ảnh: Wikimedia Commons).

Cuốn sách cho biết có khoảng 700 cơ sở Y tế, bệnh viện tại Trung Quốc đã thực hiện ghép tạng. Các cơ sở này thực hiện từ 1,5 đến 2,5 triệu ca cấy ghép trong vòng 16 năm qua. Các nhà điều tra cho rằng con số thực tế nằm trong khoảng 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép mỗi năm kể từ năm 2000.

Với các tài liệu, chứng cứ thu thập được, các nhà điều tra đã xác định có ít nhất 1,5 triệu người bị chế độ Trung Quốc mổ cắp nội tạng, trong đó phần lớn là các học viên Pháp Luân Công. Con số thực tế có thể còn nhiều hơn rất nhiều.

Trong cuốn sách của mình, tác giả Ethan Gutmann đã đưa ra ước tính chỉ riêng học viên Pháp Luân Công, có khoảng 65.000 người đã bị giết hại để lấy tạng trong giai đoạn từ năm 2000-2008.
Trong cuốn sách của mình, tác giả Ethan Gutmann đã đưa ra ước tính chỉ riêng học viên Pháp Luân Công, có khoảng 65.000 người đã bị giết hại để lấy tạng trong giai đoạn từ năm 2000-2008. (The Epoch Times)

Ông Ethan Gutmann qua điều tra cũng xuất bản cuốn sách: “The Slaughter” (Đại thảm sát) có đoạn viết: “Những gì đã diễn ra ở Trung Quốc là một tội ác chống lại nhân loại… Trên hết, không một tổ chức Tây phương nào có thể để cho [ĐCSTQ] vùi lấp toàn bộ lịch sử của nạn diệt chủng mà đổi lấy những hứa hẹn về cải cách y tế.”

Giám đốc y tế cho Chương trình ghép Thận & Tụy, Tiến sĩ Gabriel Danovitch, đưa ra cái nhìn về thủ tục nhận cấy ghép trong các bài báo khoa học. Ông viết: “Chúng ta không thể kiểm soát sự tình tại Trung Quốc, nhưng ít nhất, chúng ta có thể kiểm soát nội dung các cuộc họp và các tạp chí của chúng ta và nỗ lực hành động cho đến ngày mà việc cấy ghép nội tạng Trung Quốc diễn ra như một phần được vinh danh và tôn trọng của cộng đồng cấy ghép tạng quốc tế”.

Thông tin trên Tạp chí Lancet

Vào tháng 10/2011, tạp chí Lancet (tạp chí Y khoa nổi tiếng thế giới) đã công bố bức thư: “Thời điểm cho một cuộc tẩy chay khoa học Trung Quốc và y học liên quan đến cấy ghép nội tạng”. Bức thư kêu gọi “tẩy chay các báo cáo, xuất bản trên tạp chí, và từ chối hợp tác nghiên cứu về cấy ghép trừ khi nguồn tạng được xác nhận là không phải từ các tử tù”.

Nhiều tác giả đã dũng cảm công bố bức thư nói trên trong tạp chí Lancet. Họ mong muốn thúc đẩy mạnh hơn nữa để kêu gọi chấm dứt ngay lập tức việc mổ cướp nội tạng phi đạo đức.

Tiến sĩ Maria Fiatarone Singh là Giáo sư Lão khoa tại Đại học Sydney ở Úc. Khi nghe về mổ cắp nội tạng sống ở Trung Quốc, bà đã bị sốc. Bà thấy cần phải làm gì đó và tích cực tham gia công việc của Hội các bác sĩ chống lại việc cưỡng bức thu hoạch tạng (DAFOH).

Hiệp hội Bác sĩ chống cưỡng bức mổ cắp nội tạng (DAFOH), là tổ chức được thành lập bởi các bác sĩ y khoa khắp thế giới, đã yêu cầu Bộ Y tế và chính quyền Trung Quốc cung cấp các số liệu thống kê chính xác, minh bạch và tài liệu các nguồn nội tạng ở Trung Quốc cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội Y tế thế giới (WMA) và Hội Cấy ghép nội tạng (TTS).

Họ nhấn mạnh rằng sự khác biệt trong các ca cấy ghép đã dấy lên các mối lo ngại rằng ở Trung Quốc các nội tạng được thu hoạch một cách có hệ thống và cưỡng ép.

Số lượng ghép tạng ở Trung Quốc tăng nhanh kỷ lục

Theo lời giới thiệu của Chủ nhiệm Hội Nghiên cứu Cấy ghép tạng thuộc Hội Y học Trung Quốc, đến cuối năm 2005, Trung Quốc đã triển khai được hơn 85.000 ca cấy ghép tạng, trong đó có 74.000 ca cấy ghép thận, hơn 10.000 ca cấy ghép gan, hơn 4.000 ca cấy ghép tim. Đặc biệt là từ năm 2002 trở lại, ngành cấy ghép tạng của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, những ca cấy ghép tạng được thực hiện mỗi năm đã vượt qua con số 10.000, năm 2005, con số này lên đến mức kỷ lục: 12.000 ca.

Năm 2006, số ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc đã lên đến 20.000, trong đó 90% số nội tạng đến từ các tử tù.

Tuy nhiên, số tử tù ở Trung Quốc mỗi năm thay đổi không nhiều. Còn từ năm 2000 số ca cấy ghép tạng tăng vọt ở Trung Quốc, đặc biệt tăng mạnh nhất từ năm 2003 đến năm 2006. Vậy nguồn nội tạng phục vụ cho ngành ghép tạng bùng nổ ở Trung Quốc đến từ đâu?

Thế giới lên án tội ác của ĐCSTQ

Trước rất nhiều bằng chứng, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị quyết H.Res. 343 vào ngày 13/6/2016. Nghị quyết lên án hệ thống cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc do nhà nước hậu thuẫn, trong đó, nạn nhân là học viên Pháp Luân Công, thành viên các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số.

Gần đây, tiểu bang Virginia cũng đã thông qua nghị quyết H. Res. số 9 lên án nạn mổ cướp nội tạng phi pháp ở Trung Quốc.

Năm 2016, “Đạo luật Global Magnitsky Act” (tên rút gọn của Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) được ban hành. Đạo luật không chỉ áp dụng ở Mỹ và trên toàn cầu, ủy quyền cho chính phủ Mỹ xử phạt những ai vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản và cấm họ vào Mỹ.

Ngày 7/12/2020, Hội đồng Liên minh châu Âu cũng lần đầu tiên thiết lập khuôn khổ trừng phạt nhân quyền toàn cầu, gọi là Đạo luật Magnitsky, nhằm chế tài những cá nhân và tổ chức vi phạm và xâm hại nhân quyền nghiêm trọng trên toàn thế giới, thông qua việc đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh.

Đối tượng có thể là các cá nhân, hoặc tổ chức, doanh nghiệp và ngân hàng, được liệt kê với 12 tội danh, như diệt chủng, tra tấn, hành vi trừng phạt dã man, vô nhân đạo hoặc vi phạm quyền tự do hội họp, vi phạm quyền tự do ngôn luận, vi phạm quyền tự do tôn giáo.

Tòa án Độc lập (China Tribunal) đã ra phán quyết về việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng tù nhân lương tâm như sau: Bằng chứng vô cùng xác thực chứng minh rằng ĐCSTQ đã phạm tội ác chống lại loài người. (Ảnh từ Davids and Goliath)
Tòa án Độc lập (China Tribunal) đã ra phán quyết về việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng tù nhân lương tâm như sau: Bằng chứng vô cùng xác thực chứng minh rằng ĐCSTQ đã phạm tội ác chống lại loài người. (Ảnh từ Davids and Goliath)

Tháng 6/2019, Tòa án độc lập ở vương quốc Anh đã xem xét các bằng chứng liên quan đến việc mổ cướp tạng ở Trung Quốc. Sau khi xem xét các tài liệu, băng ghi âm, video, cũng như lời khai từ 50 nhân chứng có mặt, tất cả cách thành viên của tòa án đều đi đến kết luận, là tội ác mổ cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm đã xảy ra ở Trung Quốc trong một thời gian dài và vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Trong đó, tòa án cũng kết luận rằng các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân lớn nhất của tội ác man rợ này.

Giang Chí Thành là cháu trai của Gian Trạch Dân, người đã ra lệnh đàn áp, giết hại và tra tấn tàn ác đối với những người tu luyện Pháp Luân Công.
Giang Trạch Dân, người đã ra lệnh đàn áp, giết hại và tra tấn tàn ác, cướp mổ nội tạng những người tu luyện Pháp Luân Công.

Năm 2019 cũng là thời điểm ĐCSTQ phải đối mặt với nhiều vụ kiện nhân quyền lớn nhất trong lịch sử. Riêng cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân nhận 60.000 đơn kiện, theo trang China Uncensored, do đàn áp Pháp Luân Công.

Tĩnh Hương (tổng hợp)

(*): David Kilgour, cựu nghị sĩ Canada vừa qua đời hôm 5/4/2022, ở tuổi 81. Ông là một nhà hoạt động nhân quyền uy tín từng được đề cử giải Nobel Hòa bình. Ông là một trong những người tiên phong trên thế giới trong việc nâng cao nhận thức về vấn đề thu hoạch nội tạng, đặc biệt là nạn thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hậu thuẫn.

Kỳ 2 - Cuộc đàn áp đẫm máu và các hình thức tra tấn tàn ác chỉ có thể xuất sinh từ ĐCSTQ

Chuyên đề


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Tội ác chưa từng thấy đang diễn ra tại Trung Quốc suốt 23 năm qua