Cơ thể suy nhược chưa chắc đã mệt mỏi! 3 dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bạn luôn nói rằng cơ thể cần phải khoẻ mạnh và cường tráng, nhưng nếu một cơ quan nào đó của cơ thể ngày càng trở nên “cứng” thì bạn có sợ không?

Xơ gan là không phải là một căn bệnh xuất hiện trên gan một cách độc lập. Nó tương tự như cơ chế bệnh sinh của nhiễm độc niệu, tất cả các bệnh nhân đều mắc bệnh mãn tính của một hoặc nhiều cơ quan.

Ví dụ như viêm gan siêu vi, bệnh gan do rượu… Lối sống thiếu kiểm soát khiến các tế bào gan bị tổn thương lặp đi lặp lại trong thời gian dài, sinh ra các bệnh mãn tính; lâu dần sẽ dẫn đến thoái hóa và hoại tử tế bào gan, tái tạo các tiểu thùy gan, gan dần biến dạng và cứng lại. Về mặt lâm sàng, biến đổi bệnh lý bất thường này được gọi là "xơ gan".

Quá trình phát triển của bệnh xơ gan sẽ trải qua hai giai đoạn chính bù trừ (gọi là “giai đoạn 1” và “giai đoạn 2”), trong giai đoạn 1 của xơ gan có thể có các triệu chứng nhẹ giống với bệnh viêm gan như mệt mỏi, chướng bụng.

Tuy nhiên, sự khởi đầu của giai đoạn 1 của bệnh xơ gan của hầu hết bệnh nhân rất khó phát hiện, không có bất kỳ triệu chứng nào. Với sự phát triển không ngừng của bệnh xơ gan, sau khi bước vào giai đoạn 2, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng bất thường.

Nếu phát hiện những triệu chứng dưới đây, hãy coi chừng đó là dấu hiệu của bệnh xơ gan đang gõ cửa:

1. Khó tiêu

Gan là một cơ quan rất đặc biệt, bản thân vị trí của nó gần với các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, tuyến tụy, là tuyến tiêu hóa quan trọng nhất của cơ thể con người, có nhiệm vụ tiết mật và thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất béo, vitamin và các chất khác.

Do đó, khi bệnh xơ gan bước vào thời kỳ cuối, chức năng tiêu hóa của người bệnh sẽ bị suy giảm, biểu hiện điển hình nhất là chán ăn, chướng bụng, rối loạn chức năng tiêu hóa, thậm chí người bệnh có thể mắc hội chứng kém hấp thu.

Một khi xơ gan kết hợp với tăng áp lực tĩnh mạch cửa và cổ trướng thì ảnh hưởng đến đường tiêu hóa sẽ nghiêm trọng hơn. Bị ảnh hưởng bởi chức năng tiêu hóa không bình thường, người bệnh sẽ có những biểu hiện bất thường như cơ thể sút cân, mệt mỏi dài ngày.

2. Chảy máu nhiều hơn

Sau khi bệnh xơ gan bước vào giai đoạn 2, người bệnh có thể có xu hướng chảy máu điển hình, biểu hiện là chảy máu lợi, chảy máu cam, ban xuất huyết, thiếu máu, xuất huyết tiêu hóa v.v. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì gan cũng là một bộ phận của hệ thống đông máu, có hầu hết các yếu tố làm đông máu trong gan, kết hợp với các tiểu cầu tạo thành một cơ chế đông máu hoàn chỉnh.

Một khi chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng sẽ gặp trở ngại trong việc sản xuất các yếu tố đông máu, người bệnh có xu hướng đi ngoài ra máu. Ở giai đoạn xơ gan tiến triển, một khi kết hợp với xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, bệnh nhân có thể tử vong do mất máu quá nhiều.

3. Rối loạn nội tiết

Gan không phải là cơ quan nội tiết, nhưng nó chịu trách nhiệm về sự dị hóa của một phần nội tiết tố, bao gồm cả nội tiết tố estrogen. Một khi chức năng gan bị tổn thương có thể gây rối loạn nội tiết, cơ thể tích tụ liên tục một lượng lớn estrogen, chức năng của vỏ thượng thận, vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ bị ảnh hưởng.

Do đó, bệnh nhân có thể có nhiều triệu chứng bất thường về nội tiết như tĩnh mạch mạng nhện... đều do rối loạn nội tiết điển hình. Những triệu chứng bất thường này xuất hiện trên bề mặt cơ thể cũng được coi là dấu hiệu của xơ gan.

Có rất nhiều biểu hiện của bệnh xơ gan, khi phát hiện bệnh xơ gan càng sớm thì khả năng kiểm soát bệnh càng tốt.

Ngược lại, một khi xơ gan bước sang giai đoạn 2, việc điều trị không những gặp rất nhiều khó khăn mà người bệnh còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng, thậm chí gan có thể bị ung thư hóa.

Vì vậy, đối với những bệnh nhân mắc bệnh gan mãn tính cần tiến hành tầm soát chức năng gan thường xuyên.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Cơ thể suy nhược chưa chắc đã mệt mỏi! 3 dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan