Dạ dày yếu nên ăn thực phẩm gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi dạ dày yếu, thực phẩm nào nên ăn nhiều, thực phẩm nào nên ăn ít?

Có một số thực phẩm được khuyến nghị ăn nhiều hơn khi bạn có dạ dày yếu. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến một số "mặt trái" khi lạm dụng và biến chúng thành thực phẩm chính hàng ngày.

Dưới đây là 5 loại thực phẩm được khuyến nghị và lời khuyên cho sức khỏe dạ dày của bạn:

1. Cháo

Thành phần các axit amin trong gạo tương đối đầy đủ, chất đạm chủ yếu là protamine gạo rất dễ tiêu hóa và hấp thu.

Gạo có thể cung cấp dồi dào vitamin B; còn có tác dụng bổ trung ích khí, cường tráng tỳ vị, dưỡng can, cường tâm, thông huyết mạch, thông tai, sáng mắt, giảm khó chịu, làm dịu cơn khát và ngừng tiêu chảy.

Vì vậy, khi cảm thấy “ăn không đủ no” hoặc “ăn quá nhiều thịt cá” thì bạn nên uống một ít cháo nhạt để điều chỉnh lại.

Lời khuyên cho sức khỏe dạ dày:

(1) Không dùng cháo làm lương thực chính quanh năm

Khi không có vấn đề gì về dạ dày, bạn không nên lúc nào cũng lấy cháo làm thức ăn chính trong thời gian dài. Nếu bạn luôn ăn cháo và cơm mềm trong thời gian dài, thì khả năng tiêu hóa các thức ăn khác của dạ dày sẽ kém đi.

(2) Không phải ai đau bụng cũng ăn được cháo

Những người có nhu động dạ dày kém có thể ăn cháo tùy theo điều kiện, tuy nhiên cháo ngọt và bở, một số bệnh nhân viêm loét nặng hoặc có vấn đề về trào ngược dạ dày thực quản cần chia thành nhiều bữa nhỏ.

Nếu bạn không chú ý đến chế độ ăn uống tổng thể, đa dạng hóa thức ăn và cân bằng hợp lý, thì có thể gây khó chịu do ăn quá nhiều cháo.

2. Cháo kê

Hạt kê có tác dụng bồi bổ dạ dày rất tốt. Đối với những người ăn uống không tốt, đặc biệt là những người bị lạnh bụng thường ăn cháo kê có tác dụng bổ tỳ vị, làm ấm bụng. Cơ thể tiêu hóa hạt kê rất dễ dàng, nói chung là không làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Hơn nữa, hàm lượng tryptophan trong hạt kê đứng đầu trong 5 loại ngũ cốc, tryptophan có tác dụng điều trị chứng mất ngủ, giúp ích rất nhiều cho người bị mất ngủ và hay mơ.

Lời khuyên cho sức khỏe dạ dày: Tăng cường ngũ cốc nhiều hạt hàng ngày

Tốt nhất bạn nên có 1/3 lượng lương thực chính hàng ngày là ngũ cốc nguyên hạt, đây cũng là một khuyến nghị lành mạnh phù hợp với hầu hết mọi người.

Khi không có cảm giác khó chịu ở dạ dày, bạn nên thường xuyên ăn gạo nhiều hạt hoặc thực phẩm chủ yếu làm từ ngũ cốc có chất xơ cao hơn và tốc độ tiêu hóa chậm hơn như kê, gạo lứt và bột yến mạch để cải thiện chức năng dạ dày.

3. Mì sợi

Mì sợi có thể nuôi dưỡng dạ dày, nguyên tắc cũng giống như cháo, bột càng nhuyễn và luộc càng mềm thì tiêu hóa càng tốt.

Lời khuyên cho sức khỏe dạ dày:

Tốt nhất bạn nên hạn chế dầu mỡ khi chế biến và nấu mì.

4. Bánh hấp

Bánh hấp chủ yếu được làm bằng bột mì và men vi sinh sau khi lên men, sau đó hấp chín thành thức ăn lỏng và xốp, thành phần dinh dưỡng chủ yếu là cacbohydrat, protein, các nguyên tố vi lượng và vitamin khác nhau.

Lời khuyên cho sức khỏe dạ dày:

Ăn quá nhiều có thể gây đầy hơi dạ dày và trào ngược axit. Vì vậy, bạn nên hạn chế.

5. Bánh quy

Bánh được làm bằng cách thêm bột soda (natri bicarbonat), vì soda là một thành phần kiềm có thể trung hòa axit dạ dày, và được tiêu hóa tốt hơn sau quá trình lên men. Do đó, nó thường được khuyên dùng cho những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày.

Tuy nhiên, bánh quy có khả năng chứa khá nhiều chất béo, natri, nên nó không nhất định là tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bạn ăn ít thì không sao, nhưng ăn nhiều thì sẽ tạo thành gánh nặng cho cơ thể, không có tác dụng bồi bổ dạ dày.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Dạ dày yếu nên ăn thực phẩm gì?