Con cái là báu vật của chúng ta

Giúp NTDVN sửa lỗi

(Radio) - Con cái là báu vật của chúng ta, chúng làm phong phú thêm cuộc sống của chúng ta nơi thế gian này, và xã hội của chúng ta cũng sẽ cần chúng trong tương lai.

Tiêu đề bài viết gồm có hai ý nghĩa.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều coi con cái như báu vật. Họ yêu thương con cái, chăm sóc cho chúng và cố gắng chuẩn bị cho chúng những điều cần thiết khi trưởng thành. Khi bọn trẻ còn nhỏ, cha và mẹ thay hàng nghìn chiếc tã, dạy chúng cách tập đi và nói với chúng hàng trăm lần rằng: “Đừng nói chuyện khi có thức ăn trong miệng của con”.

Sau đó, khi bọn trẻ ở lứa tuổi vị thành niên thì các bậc cha mẹ lại hỗ trợ chúng với việc làm bài tập ở trường, chơi bắt bóng ở sân sau cùng chúng và tư vấn cho chúng các lựa chọn liên quan đến học vấn và công việc làm của chúng khi đến lúc chúng tốt nghiệp trung học phổ thông. Ngay cả sau khi bậc làm cha mẹ đưa những đứa con trẻ tuổi bước vào thế giới trưởng thành, thì sức khỏe và phúc lợi của những đứa con trưởng thành của họ vẫn là mối quan tâm hàng đầu đối với họ. Những đứa trẻ dù có rời khỏi mái nhà chung, nhưng chúng không bao giờ rời khỏi trái tim của bậc làm cha mẹ, chúng vẫn luôn ở trong trái tim của bậc làm cha mẹ.

Nhưng trẻ em cũng là những hộp báu vật đối với cả những người khác trong chúng ta nữa.

Khi trẻ em đến độ tuổi trưởng thành và tham gia lực lượng lao động, họ là những người mà nhờ tiền lương của họ trợ giúp hỗ trợ xã hội. Một phần của những khoản thu nhập đó của họ dành cho An sinh xã hội, hỗ trợ người già, người ốm yếu bệnh tật và người về hưu. Một phần thu nhập cố định của họ, được tính thuế, dùng để hỗ trợ mọi thứ, từ quân đội đến phúc lợi cho người nghèo, từ trường học đến sở cảnh sát và đội cứu hỏa.

Ngoài ra, các khoản đầu tư tài chính của họ vào nhà cửa, cổ phiếu, trái phiếu, và tất cả những nỗ lực khác giúp duy trì sự phát triển của xã hội. Những đóng góp của họ cho các tổ chức tình nguyện giúp đỡ mọi người thuộc mọi chủng tộc, tín ngưỡng và lứa tuổi. Sự sáng tạo của họ tạo ra những phát minh và ý tưởng có thể mang lại lợi ích cho hàng triệu người.

Những đóng góp này rõ ràng là những điều thực tế và quan trọng cần thiết cho sự tồn tại của một xã hội ổn định. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, kho tàng báu vật trẻ em đó đã ít dần đi.

Trong nhiều năm nay, kho tàng báu vật trẻ em đã ít dần đi. (Ảnh: Jessica Lewis Creative/ Pexels)
Trong nhiều năm nay, kho tàng báu vật trẻ em đã ít dần đi. (Ảnh: Jessica Lewis Creative/ Pexels)

Tỉ lệ sinh

Tỷ suất sinh thay thế của dân số là 2,1 lần sinh trên một phụ nữ, không tính người nhập cư (hay tức là giả sử không có dòng di cư thì tổng tỷ suất sinh là 2,1 người con trên một phụ nữ sẽ tạo ra sự ổn định rộng rãi của dân số: nó còn được gọi là “tỷ suất sinh thay thế”).

Trang web trực tuyến Statista báo cáo rằng nhiều quốc gia hiện còn kém xa điểm cột mốc này. Ví dụ như ở Đài Loan, nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, con số là 1,07. Ở các quốc gia như Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha và Hungary, số lượng sinh trong nhiều năm đã giảm xuống thấp hơn nhiều so với mức tỷ suất sinh thay thế.

Vào năm 2019, Trung Quốc có tỷ lệ sinh là 1,70 trên một phụ nữ dù cho đã có những nỗ lực của chính phủ này nhằm tăng quy mô gia đình. Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn từng hạn chế nghiêm ngặt việc sinh con, thì giờ đây lại lo sợ rằng hệ thống của họ sẽ sụp đổ vì có quá ít phụ nữ muốn có con.

Tại Hoa Kỳ, số lượng sinh dưới 1,70, tỷ lệ vào năm 2020 đã giảm 4% [rơi] xuống mức thấp nhất được ghi nhận.

Trong nhiều năm nay, kho tàng báu vật trẻ em đã ít dần đi. (Ảnh: Jessica Lewis Creative/ Pexels)
Làm cha mẹ đòi hỏi các kỹ năng của một cố vấn, nhân viên ngân hàng, trung sĩ huấn luyện tân binh và giáo viên. (Ảnh: Olesia Bilkei/ Shutterstock)

Những lời giải thích

Các cơ hội về học vấn và nghề nghiệp tuyệt vời hơn cho phụ nữ là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh đang giảm này, ở cả Hoa Kỳ và nước ngoài. Nhu cầu đạt bằng cấp và theo đuổi sự nghiệp đã khiến nhiều phụ nữ trì hoãn việc sinh con, điều này đồng nghĩa với việc sinh ít con hơn.

Còn có những người khác, phụ nữ và nam giới, cho rằng việc tốn chi phí cao để nuôi nấng con cái là lý do để họ trì hoãn hoặc hoàn toàn tránh việc sinh con. Ở một số quốc gia - Hoa Kỳ là một trong số đó - phụ nữ và một số nam giới cũng có lập trường tư tưởng chống lại việc sinh con, họ đề cập đến những lo ngại về sự gia tăng dân số và nguồn tài nguyên hạn chế của trái đất.

Những phụ nữ khác - và tôi biết một số người trong số họ - muốn có con ở độ tuổi 30, nhưng không tìm được người đàn ông phù hợp hoặc đã đợi quá lâu để cố gắng mang thai. Cuối cùng, có những người chỉ đơn giản là không muốn chịu trách nhiệm liên quan đến việc nuôi dạy con cái, thay vào đó họ thích được tự do đi du lịch, dành thời gian với bạn bè và làm những việc theo ý muốn của họ mà không có sự can thiệp của những đứa trẻ.

Tuy nhiên, có một số lập luận như thế này, chống lại quan điểm có con vì điều này đem đến một gánh nặng nào đó.

Việc nuôi dạy con cái tốn kém tiền bạc, thế nhưng gần như không nhiều tới mức như một số người khẳng định. Trẻ em cũng khiến bạn tiêu tốn mất nhiều thời gian và năng lượng. Tụ tập bất chợt với bạn bè đi ăn uống, tập thể dục vào mỗi buổi tối tại phòng tập thể dục, cống hiến hết mình cho công việc của bạn hoặc thậm chí là có một giấc ngủ ngon: Hãy quên điều đó đi nếu bạn có một em bé trong nhà. Cuộc sống của bạn không còn là của riêng bạn nữa. Và một khi con bạn đến giai đoạn trở thành thanh thiếu niên, bạn sẽ thấy bản thân mình thức giấc lúc nửa đêm để chờ chúng về nhà.

Các cơ hội về học vấn và nghề nghiệp tuyệt vời hơn cho phụ nữ, nhu cầu đạt bằng cấp và theo đuổi sự nghiệp đã khiến nhiều phụ nữ trì hoãn việc sinh con, là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh đang giảm này. (Ảnh: Yan Krukov/ Pexels)
Các cơ hội về học vấn và nghề nghiệp tuyệt vời hơn cho phụ nữ, nhu cầu đạt bằng cấp và theo đuổi sự nghiệp đã khiến nhiều phụ nữ trì hoãn việc sinh con, là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh đang giảm này. (Ảnh: Yan Krukov/ Pexels)

Vậy tại sao lại có con cái?

Gần đây, tôi gặp được một bà mẹ có bảy đứa con, người đã bất ngờ ngạc nhiên với chính câu hỏi là: "Vậy tại sao lại có con?"

Cô ấy vừa nói vừa cười lớn: "Bạn đang nói đùa à?". Khi tôi lắc đầu, mắt cô ấy mở to: "Ồ, chờ đã, vậy đây là một câu hỏi mẹo, phải không?"

Đối với cô ấy, câu hỏi này thật không thể hiểu nổi. Sau đó, suy nghĩ về điều đó, cô ấy nói với tôi: "Bởi vì có con là lẽ tự nhiên mà."

Nếu như có ai đó đã hỏi tôi câu hỏi đó cách đây 35 năm khi mà vợ chồng tôi đang mong chờ đứa con đầu lòng, tôi hoài nghi không biết liệu khi đó tôi đã có thể ngay lập tức thực sự trả lời được câu hỏi đó chưa.

Nhưng giờ đây, với tư cách là cha của bốn đứa con và ông của 21 đứa cháu, cộng thêm ba đứa nữa trên Thiên đường, thì tôi có thể nghĩ ra vô số phương diện mà lũ trẻ đã làm phong phú thêm cho cuộc sống của tôi.

Cuộc sống ‘dưới mái che rạp xiếc’

Bắt đầu từ năm 1960, Bil Keane đã làm ra “The Family Circus” (hay Rạp xiếc gia đình), một bộ phim hoạt hình mà sau này con trai ông là Jeff đã tiếp tục việc sản xuất bộ phim sau khi cha ông qua đời.

Chỉ riêng tựa đề bộ phim đó thôi cũng đã giải thích được những niềm vui lớn nhất khi có con.

Cho dù bạn là cha mẹ của một đứa trẻ hay bảy đứa trẻ, cuộc sống của bạn sẽ trở thành một cảnh tượng mà Barnum & Bailey từng quảng cáo là “Buổi biểu diễn tuyệt vời nhất trên trái đất”. Bạn sẽ có trải nghiệm tất cả các bộ phim truyền hình, hài kịch và sự náo động mà bạn có thể tưởng tượng ra thông qua việc nuôi nấng và trông chừng những đứa con của bạn, ngay cả khi chúng đã rời khỏi mái nhà chung của bạn. Trẻ em sẽ làm bạn có thêm nhiều nếp nhăn trên trán hơn so với cả luống cày thấy ở cánh đồng ngô, nhưng chúng cũng sẽ giúp bạn tạo ra những vết nhăn do những nụ cười tạo ra ở xung quanh mắt và miệng của bạn.

Và đúng như vậy, những cậu bé và cô bé đó sẽ khiến bạn tốn một đống tiền, suốt ngày và đêm bạn bị bao trùm bởi sự lo lắng và lo sợ, cùng rất nhiều những cuộc tranh cãi. Các bậc cha mẹ dành rất nhiều thời gian để tự hỏi liệu họ có đang nuôi dạy con cái đúng cách hay không, họ luôn luôn tự chất vấn chính bản thân mình.

Đó chính là những sự kết nối! Cho dù những đứa trẻ đó là con đẻ hay con nuôi - và hãy tin tôi đi, tôi biết - đều không liên quan đến sự kết nối. Có con, và bạn đang ở trong chiều sâu của một mối quan hệ không giống bất kỳ mối quan hệ nào. Khi chúng lớn lên, bạn cũng sẽ ‘lớn lên theo’. Thành tựu của chúng là thắng lợi của bạn, mất mát của chúng cũng là nỗi buồn của bạn. Thiên chức làm cha mẹ của bạn đòi hỏi bạn phải là một nhân viên ngân hàng, một cố vấn, một giáo viên, một trung sĩ huấn luyện tân binh và một người bạn.

Nếu bạn muốn tham gia một gánh xiếc, thế thì hãy sinh con!

Trẻ em sẽ làm bạn có thêm nhiều nếp nhăn trên trán hơn so với cả luống cày thấy ở cánh đồng ngô, nhưng chúng cũng sẽ giúp bạn tạo ra những vết nhăn do những nụ cười tạo ra ở xung quanh mắt và miệng của bạn. (Ảnh: Katie E/ Pexels) 
Trẻ em sẽ làm bạn có thêm nhiều nếp nhăn trên trán hơn so với cả luống cày thấy ở cánh đồng ngô, nhưng chúng cũng sẽ giúp bạn tạo ra những vết nhăn do những nụ cười tạo ra ở xung quanh mắt và miệng của bạn. (Ảnh: Katie E/ Pexels)

Trò chơi may rủi

Tuy nhiên, dù bạn có cố gắng đến đâu, dù bạn có cố gắng làm tốt mọi việc đi chăng nữa thì việc nuôi dạy con cái là một công việc đầy rủi ro. Đứa con trai mà bạn đưa đến nhà thờ mỗi Chủ nhật trở về nhà sau học kỳ đầu tiên của trường cao đẳng, lại bỗng dưng trở thành một môn đồ của Nietzsche (Friedrich Nietzsche là một triết gia vô thần đã viết nhiều bài phê bình về tôn giáo). Cô con gái mà bạn đã dành một khoảng thời gian và tiền bạc để cho con học múa ba lê nhưng lại trở nên nghiện opioid (thuốc giảm đau opioid có khả năng kích thích trung tâm hưng phấn của não bộ nên nguy cơ gây nghiện opioid rất cao). Những đứa trẻ được cha mẹ nuôi dạy lớn lên như những người theo chủ nghĩa bảo thủ, hoặc là những người theo chủ nghĩa tự do, nhưng chúng lại chuyển đổi đột ngột sự gắn kết của chúng về mặt quan điểm chính trị và giờ đây chúng lại hiếm khi nói chuyện với bạn.

Cũng như không có sự đảm bảo nào trên thị trường chứng khoán, thì tương tự cũng không có sự đảm bảo nào trong việc nuôi dạy con cái.

Chúng ta hãy khen ngợi các bậc cha mẹ

Những ngày còn trẻ, tôi thường nghe nói rằng “trẻ em là nguồn lực lớn nhất của chúng ta”.

Tôi đã tin điều đó khi đó, và bây giờ tôi cũng tin điều đó.

Dù có bất cứ điều gì làm chúng ta cân nhắc đắn đo khi nghĩ về việc có con, thì chúng ta nên hiểu rằng thế giới này vẫn cần có những đứa trẻ ngoan, tươi sáng, mạnh mẽ và có đạo đức. Tất cả chúng ta có thể giúp biến điều đó thành hiện thực. Khi nhìn thấy một người mẹ đang tất bật với ba đứa con nhỏ trong quầy thanh toán của siêu thị, chúng ta có thể mỉm cười với họ và nhớ rằng họ là những đại sứ đại diện cho tương lai của chúng ta. Khi chúng ta gặp một số thanh thiếu niên cư xử tốt giúp cha của chúng chọn quà sinh nhật cho mẹ, chúng ta có thể dừng lại và khen ngợi chúng.

Các bậc cha mẹ cần những dấu hiệu và những lời động viên/ khích lệ này. Họ đang làm một công việc khó khăn, không chỉ cho bản thân họ và cho con cái của họ, mà còn cho cả chúng ta nữa.

Thanh Tâm

Theo Jeff Minick - The Epoch Times

Giới thiệu tác giả: Jeff Minick có bốn người con và có “một trung đội” cháu số lượng đang tăng dần lên. Trong 20 năm, ông dạy lịch sử, văn học và tiếng Latinh cho các buổi hội thảo của học sinh được giáo dục tại nhà ở Asheville, NC. Ông là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết, “Amanda Bell” và “Dust on their Wings”, và hai tác phẩm về người thật việc thật/ phi hư cấu “Learning as I Go” và “Movies Make the Man”. Hiện nay, ông ấy sống và viết bài ở Front Royal.



BÀI CHỌN LỌC

Con cái là báu vật của chúng ta