“Trận đấu tay đôi” của hồng tước Bắc Mỹ dưới ống kính nhiếp ảnh gia

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhiếp ảnh gia đã chụp được những tấm ảnh bất hủ về cặp hồng tước Bắc Mỹ trong “cuộc đấu tay đôi” giữa không trung.

Anh Andy Raupp là một nhiếp ảnh gia 28 tuổi đến từ Wisconsinite, Mỹ. Sau chấn thương suy nhược, anh Andy gặp rất nhiều khó khăn khi chụp ảnh. Nhưng mới đây, anh đã có cơ hội biến hình ảnh các loài chim trở nên bất hủ khi ghi lại cảnh chim hồng tước Bắc Mỹ trong “cuộc đấu tay đôi” giữa không trung.

Vào một ngày tuyết rơi tháng Giêng năm 2021, Andy thiết lập máy ảnh ở chế độ im lặng để chụp động vật hoang dã, đặt trong bức rèm ảnh ở sân sau. Anh đã chụp được một số bức ảnh đẹp về cặp hồng tước trên cành tuyết tùng. Những xung đột của chiếc mỏ màu hồng phấn và đôi cánh xinh đẹp của chú chim tương phản với màu xám lạnh và xanh tối của mùa đông u ám, tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp làm rung động người xem.

Sau đó, một tia sáng màu đỏ bất ngờ lóe lên làm đảo lộn khoảnh khắc yên tĩnh, ngay lập tức khuấy động một đám lông xù lên không trung.

(Courtesy of Andy Raupp)

“Không biết từ đâu, chú chim hồng tước thứ hai bay đến và bắt đầu một cuộc chiến”, Raupp kể lại với The Epoch Times. “Chỉ trong tích tắc, hai chú chim cùng bay lên không trung và cũng chỉ trong tích tắc là kết thúc”.

“Sau cuộc ẩu đả giữa hai hồng tước, tôi nhanh chóng nhìn qua những tấm ảnh đằng sau chiếc camera và rất vui mừng với những gì chụp được. Tôi nghĩ thật sự rất tuyệt vời khi thấy hành động mau lẹ ấy được đóng băng trong thời gian. Đây là một trong những lý do mà tôi yêu thích khi làm nhiếp ảnh về các loài chim”.

(Ảnh: Andy Raupp)
(Ảnh: Andy Raupp)
(Ảnh: Andy Raupp)
(Ảnh: Andy Raupp)

Với chiếc Sony A1, ở tốc độ chậm 1/4000 giây, nhiếp ảnh gia có thể chụp không dưới 40 bức ảnh về cuộc xung đột chỉ trong tích tắc, khắc họa chim hồng tước với ánh mắt tức giận đang lao vào trả đũa đối phương vì sự quấy rầy.

Andy đã chia sẻ khoảnh khắc thú vị này trên trang Instagram cá nhân, nơi anh có thể trao đổi với những nhiếp ảnh gia khác về các loài chim, bao gồm hơn 200 loài chim.

“Thông thường khi tôi chụp ảnh, mọi người bình luận và nói với tôi họ chưa từng biết đến sự tồn tại của loài chim này”, anh nói với The Epoch Times. “Nên tôi đã tìm thấy niềm vui không chỉ về việc chụp ảnh chim và động vật hoang dã, mà còn chia sẻ thông tin và dạy người khác về các loài chim”.

(Courtesy of Andy Raupp)

Về cuộc đọ sức của hai chú chim hồng tước, Andy đã thuật lại kết quả trận đấu trong một chú thích dưới bài đăng trên Instagram, nơi anh chia sẻ 10 tấm ảnh yêu thích từ trận đấu để vẽ nên một bức tranh toàn cảnh.

“Tôi muốn nói: con chim khiêu chiến trước nhanh chóng hối hận về quyết định của mình, cuối cùng phải rút lui trong thất bại”, anh chú thích.

Đông Phong
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

“Trận đấu tay đôi” của hồng tước Bắc Mỹ dưới ống kính nhiếp ảnh gia