Trẻ chậm chạp, bố mẹ phải làm sao?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối với sự chậm chạp của trẻ, cha mẹ và con cái thường ít cùng nhau nói về đề tài này, và những người khác không phải lúc nào cũng nhận thấy vấn đề hoặc chú ý đến.

Điều này làm cho sự lo lắng bên trong của trẻ khó phát hiện hơn. Trẻ không sẵn sàng mở lòng để bày tỏ cảm xúc của mình hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ. Điều này cuối cùng sẽ khiến trẻ cảm thấy chúng có vấn đề và không ai có thể hiểu chúng. Trẻ em cũng rất nhạy cảm với sự lo lắng này, như thể chúng đang sống trên một hòn đảo mà không ai hiểu được.

Để giảm bớt sự lo lắng của con bạn, sau đây là những gợi ý:

Suy ngẫm về hành vi của bạn

Bạn có thể vô tình làm những việc trầm trọng thêm sự lo lắng của con bạn. Nếu bạn thấy rằng bạn đang thúc giục con mình nhanh lên, hãy nhận ra rằng việc vội vàng có thể khiến con bạn lo lắng.

Chú ý đến tốc độ xử lý của bạn

Khi tốc độ xử lý của cha mẹ hoặc người chăm sóc nhanh và tốc độ xử lý của trẻ chậm, nó có thể mang lại một thách thức lớn. Điều quan trọng là phải nhìn nhận và tôn trọng sự thật rằng không có tốc độ xử lý đúng hay sai mà mỗi người xử lý theo cách khác nhau.

Không có tốc độ xử lý đúng hay sai mà mỗi người xử lý theo cách khác nhau. (Ảnh: pexels)
Không có tốc độ xử lý đúng hay sai mà mỗi người xử lý theo cách khác nhau. (Ảnh: pexels)

Thừa nhận lo lắng

Bước đầu tiên trong việc kiểm soát sự lo lắng là giúp trẻ nhận biết cảm xúc của mình và gợi ý cho trẻ nhận ra khi nào trẻ rơi vào trạng thái lo lắng.

Bạn có thể nói: "Mẹ nhớ con đã lo lắng trước bài kiểm tra từ vựng vào tuần trước. Lần này con có cảm thấy như vậy nữa không?"

Thừa nhận ảnh hưởng đối với gia đình

Tốc độ xử lý chậm của trẻ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ gia đình. Nếu con bạn luôn là người ăn xong bữa tối cuối cùng hoặc người cuối cùng ra khỏi nhà (khi cả nhà cùng đi chơi với nhau), gia đình có thể cảm thấy bực bội hoặc mất kiên nhẫn.

Nếu bạn sống trong đại gia đình, vậy hãy thẳng thắn nói về lý do tại sao điều này lại xảy ra có thể giúp mọi người giảm bớt sự bực bội. Điều này cũng khuyến khích các thành viên trong gia đình hỗ trợ và giúp đỡ con bạn.

Nếu con bạn luôn là người ăn xong bữa tối cuối cùng, vậy hãy thẳng thắn nói về lý do tại sao điều này lại xảy ra. (Ảnh: pexels)
Nếu con bạn luôn là người ăn xong bữa tối cuối cùng, vậy hãy thẳng thắn nói về lý do tại sao điều này lại xảy ra. (Ảnh: pexels)

Xây dựng nhận thức về thời gian

Bằng cách trích dẫn thời gian trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, bạn có thể giúp con mình phát triển khái niệm về thời gian. Ví dụ, bạn có thể nói: “Còn 15 phút nữa là con bắt đầu giờ học nhé”, hoặc “Bố sẽ về nhà sau 6 giờ”.

Lên lịch thêm thời gian

Nếu bạn biết rằng con bạn cần thời gian lâu hơn để làm việc gì đó, vậy hãy điều chỉnh lịch trình cho phù hợp hơn. Ví dụ, tìm một thời điểm thích hợp để bắt đầu làm bài tập cùng nhau để con bạn có đủ thời gian thư giãn trước khi đi ngủ.

Nếu bạn biết rằng con bạn cần thời gian lâu hơn để làm việc gì đó, vậy hãy điều chỉnh lịch trình cho phù hợp hơn. (Ảnh: pexels)
Nếu bạn biết rằng con bạn cần thời gian lâu hơn để làm việc gì đó, vậy hãy điều chỉnh lịch trình cho phù hợp hơn. (Ảnh: pexels)

Giúp trẻ luyện tập những gì sẽ nói với người khác

Con bạn có thể không biết cách giải thích sự chậm chạp trong quá trình xử lý cho người khác, cũng không biết cách yêu cầu sự giúp đỡ. Vậy, bạn hãy giúp con thực hành nói về những khó khăn này theo nhiều cách khác nhau với giáo viên, bạn bè và gia đình.

Ví dụ, trẻ có thể nói với giáo viên: "Con cần thêm thời gian để hoàn thành bài tập trên lớp. Con có thể mang bài này về nhà và hoàn thành vào tối nay không?"

Thảo luận sau khi bình tĩnh lại

Sự lo lắng của con bạn cũng có thể khiến bạn lo lắng theo. Đôi khi điều này có thể dẫn đến bộc phát cảm xúc mạnh mẽ và nóng nảy. Sau khi bình tĩnh lại, hãy nhẹ nhàng nói lại những gì đã xảy ra. Thừa nhận điều đó đã khiến bạn thất vọng như thế nào và thảo luận để lần sau không tái diễn.

Thể hiện sự đồng cảm là chìa khóa giúp trẻ nhận biết và kiểm soát sự lo lắng, cho trẻ biết rằng trẻ không đơn độc. (Ảnh: pexels)
Thể hiện sự đồng cảm là chìa khóa giúp trẻ nhận biết và kiểm soát sự lo lắng, cho trẻ biết rằng trẻ không đơn độc. (Ảnh: pexels)

Theo dõi các dấu hiệu của chứng lo âu mãn tính

Chúng có thể bao gồm các dấu hiệu về thể chất, cảm xúc và hành vi. Hiểu những cách khác nhau mà trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thể hiện sự lo lắng.

Nếu sự lo lắng của con bạn cản trở cuộc sống hàng ngày, bạn nên liên hệ với bác sĩ tâm lý. Bạn và con có thể cùng nhau lên một kế hoạch nào đó. Hiểu được mối liên hệ giữa sự lo lắng và tốc độ xử lý chậm là bước đầu tiên giúp trẻ. Thể hiện sự đồng cảm là chìa khóa giúp trẻ nhận biết và kiểm soát sự lo lắng. Điều quan trọng là cho trẻ biết rằng trẻ không đơn độc và bạn có nhiều cách để giúp trẻ vượt qua.

Bách Diệp
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trẻ chậm chạp, bố mẹ phải làm sao?