Đương đầu với tiền mãn kinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Được gọi là “thời kỳ không xác định”, tiền mãn kinh mang tính cá nhân vì nó liên quan đến không chỉ hai loại hormone nữ giới chủ yếu - estrogen và progesterone - mà còn phụ thuộc vào một loạt các tín hiệu hóa học điều chỉnh cơ thể và bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Việc thay thế hormone có cần thiết khi bạn giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của việc thay đổi nồng độ hormone?

Giáo dục tiền kinh nguyệt cho bé gái luôn được nhiều người quan tâm và thực hiện. Thế nhưng, nhiều thập kỷ qua, dường như rất ít người hiểu và chia sẻ về thời kỳ tiền mãn kinh. Có lẽ do đây không phải là một trải nghiệm phổ biến. Trên thực tế, đây là giai đoạn chuyển đổi không xác định. Nó có thể kéo dài hàng tháng cho đến một thập kỷ.

Đừng nhầm lẫn thời kỳ này với thời kỳ mãn kinh, là giai đoạn kinh nguyệt ngừng lại trong khoảng 12 tháng liên tiếp. Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi xảy ra thời kỳ mãn kinh. Đối với một số phụ nữ, đây là thời kỳ “khủng hoảng” với các triệu chứng như bốc hỏa, băng huyết, hay quên, sương mù não, mệt mỏi, da dẻ thay đổi, khô âm đạo, mất ngủ, chuột rút, v.v.

Nhiều phụ nữ cảm thấy tuyệt vọng và tìm đến bác sĩ, để thực hiện liệu pháp thay thế hormone (HRT), mà không qua kiểm tra nồng độ hormone.

Bài bình luận đăng trên tạp chí Lancet vào tháng 12/2021 cho biết một số cơ sở y tế còn phát hiện rằng phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể bị chẩn đoán nhầm với bệnh COVID kéo dài.

Bài bình luận đưa ra lời khuyên này cho các bác sĩ: “sự không chắc chắn trong chẩn đoán… dẫn đến khả năng điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh bằng liệu pháp thay thế hormone an toàn và hiệu quả”.

Ngay cả trước khi diễn ra đại dịch COVID, các chuyên gia chức năng và tích hợp đã khuyên rằng: Mọi người không nên vội vàng thực hiện HRT khi chưa nắm được các rủi ro tiềm ẩn, cũng như các phương pháp điều trị tự nhiên khác và quan trọng nhất là cần hiểu được nguyên nhân gốc rễ của các triệu chứng mà bạn gặp.

Bị mắc kẹt giữa các triệu chứng khó hiểu và các tín hiệu trái ngược nhau, phụ nữ ngày càng cảm thấy chán nản với giai đoạn đặc biệt này của cuộc đời. Họ chỉ biết giấu nỗi niềm khó bày tỏ cùng ai bằng nụ cười chịu đựng.

Xác định giai đoạn tiền mãn kinh

Có những phụ nữ chuyển sang giai đoạn mãn kinh không có triệu chứng từ khi có kinh nguyệt. Thông thường, kinh nguyệt kéo dài từ khoảng 13 đến cuối những năm 40 tuổi, miễn là vẫn còn trứng.

Một bác sĩ người Pháp đã đặt ra thuật ngữ mãn kinh vào năm 1821. Vào năm 1938, người ta đã tìm ra một số phương pháp điều trị có hại và lạ kỳ khiến nồng độ estrogen tổng hợp tăng lên. Thời gian đó mãn kinh bị mô tả là một “căn bệnh” chứ không phải là một biến đổi sinh lý bình thường.

“Peri” có nghĩa là xung quanh, và điều làm cho tiền mãn kinh khác với thời kỳ mãn kinh là tính không thể đoán trước của nó. Nồng độ hormone không giảm dần như đã từng nghi ngờ. Các nghiên cứu vào những năm 1980 đã phát hiện ra rằng chúng tăng và giảm kèm theo các triệu chứng.

Bắt đầu từ tuổi 35, lượng estrogen và progesterone bắt đầu sụt giảm thất thường. Các chu kỳ kinh nguyệt có thể bất thường hơn bao gồm nhẹ hơn, nặng hơn, xa hơn hoặc gần nhau hơn, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ.

Theo một bài báo năm 2016 trên “Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ”, khoảng 90% phụ nữ tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ để giảm bớt các triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh.

khoảng 90% phụ nữ tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ để giảm bớt các triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh. (Ảnh: unsplash.com)

Các triệu chứng bị phàn nàn nhiều nhất ở tuổi tiền mãn kinh thường là bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ và khô âm đạo. Cô Andrea Jones, y tá chức năng và huấn luyện viên nội tiết tố toàn diện cho biết, những phụ nữ trưởng thành phải vật lộn với hội chứng tiền kinh nguyệt, kỳ kinh nguyệt đau đớn, tâm trạng thất thường, cáu kỉnh và nặng nề thường là những người cũng gặp khó khăn trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Bệnh nhân của cô có xu hướng xin tư vấn để thay đổi nội tiết tố ở độ tuổi 20 và 30 - khi có dấu hiệu rắc rối đầu tiên - vừa để được thoải mái ngay tức thời vừa chuẩn bị cho thời kỳ mãn kinh dễ chịu hơn.

Cô Jones chia sẻ rằng, bệnh nhân của cô lo sợ rằng hiện tại họ đã thấy khó chịu thế này, thì không biết tương lai, khi bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ còn tồi tệ đến đâu. Họ rất muốn được lắng nghe và chia sẻ. Tâm trạng của họ thất thường, bất ổn định.

Cô Jones cho biết, ngoài việc thiếu thông tin về thời kỳ tiền mãn kinh, rất nhiều nguồn thông tin còn bị sai lệch, khiến mọi người khó đưa ra được quyết định sáng suốt. Hội chứng tiền kinh nguyệt đã được khắc phục. Các biện pháp can thiệp từ bên ngoài hiếm khi được các bác sĩ thảo luận.Trước đây, liệu pháp thay thế hormone đã gây nhiều tranh cãi vì có nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp này là nguyên nhân gây ra các bệnh như ung thư, loãng xương và bệnh tim.

Ngay cả liệu pháp hormone đồng nhất sinh học, sử dụng hormone thực vật gần giống với hormone người hơn, đều không được cô Jones hay Tiến sĩ Sean McCaffrey, bác sĩ kiêm người sáng lập Trung tâm Y tế McCaffrey coi là giải pháp lâu dài tốt nhất.

Cả hai đều cho rằng phương pháp này chỉ là phương pháp xử lý các tình huống nghiêm trọng giúp phụ nữ cải thiện tình hình trong thời gian ngắn. Biện pháp mang tính lâu dài cần xem xét sức khỏe toàn diện của người phụ nữ.

“Nếu bạn có thể cân bằng cơ thể, đưa nó trở lại trạng thái bình thường và bổ sung những thứ cần thiết để điều chỉnh thì các triệu chứng sẽ biến mất. Và liệu pháp hormone khi ấy không còn cần thiết nữa”, ông McCaffrey nói.

Sự tương tác của các hormone

Đưa cơ thể về trạng thái cân bằng có ý nghĩa gì? Estrogen và progesterone là hai trong số hơn 50 loại hormone của con người và chúng liên quan đặc biệt đến các chức năng điều chỉnh căng thẳng, giấc ngủ, quá trình trao đổi chất, v.v.

Sự mất cân bằng trong các hormone và hệ thống khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các triệu chứng tiền mãn kinh.

Điều mà nhiều phụ nữ không nhận ra là buồng trứng không phải là nơi duy nhất trong cơ thể sản xuất estrogen và progesterone. Khi một người phụ nữ đến tuổi mãn kinh, các tuyến thượng thận, nằm trên thận, bắt đầu đảm nhận việc tạo ra adrenaline và cortisol, các hormone liên quan đến căng thẳng và nhịp sinh học của chúng ta. Nếu tuyến thượng thận làm việc quá sức, nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu khi sự thay đổi này diễn ra.

Chức năng tuyến thượng thận thấp có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bao gồm kiểm soát căng thẳng kém, dao động lượng đường trong máu, thay đổi tâm trạng, sương mù não và khó ngủ. Tuyến thượng thận khỏe mạnh rất quan trọng đối với giai đoạn trước và trong thời kỳ mãn kinh.

Buồng trứng và tuyến thượng thận hoạt động giống như một tam giác sinh lý với tuyến giáp, một tuyến nhỏ hình con bướm ở phía trước cổ tạo ra các hormone liên quan đến năng lượng.

Đôi khi nó được gọi là trục buồng trứng - tuyến thượng thận - tuyến giáp, hoặc trục OAT. Nếu một bên của tam giác yếu, hậu quả là sự bất ổn. Tuyến thượng thận yếu có thể gây ra trục trặc tuyến giáp và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Phụ nữ có lượng estrogen vượt trội có thể bị suy giáp và khiến tuyến thượng thận bị mệt mỏi.

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém có thể làm chậm nhiều chức năng của cơ thể bao gồm nhịp tim, hơi thở, trao đổi chất, tiêu hóa và tâm trạng.

Cô Jones cho biết, các bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc HRT trước tiên chỉ dựa trên các triệu chứng, thay vì xem xét các loại hormone và hệ thống khác.

“Theo tôi, họ đang làm việc theo cách lạc hậu, trong khi lẽ ra đây là cách lựa chọn cuối cùng cho bệnh nhân”, cô nói.

“Điều này rất có vấn đề. Bạn không nên làm HRT trừ khi bạn đang giải quyết lý do tại sao (bệnh nhân) không sản xuất hormone ngay từ đầu.”

Cô Jones tiến hành xét nghiệm nước tiểu khô (xét nghiệm DUTCH), để đánh giá kiểm tra estrogen, progesterone, cortisol, testosterone và melatonin. Xét nghiệm này được một số bác sĩ thực hiện để theo dõi liệu pháp thay thế hormone chính xác.

Nhưng đó không phải là điều duy nhất mà Jones kiểm tra. Cô cũng sẽ tiến hành đánh giá sự mất cân bằng nội tạng khác gây ra các triệu chứng mà phụ nữ gặp phải trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Điều chỉnh sự mất cân bằng

Để xác định nguyên nhân gốc rễ của các triệu chứng tiền mãn kinh, chúng ta cần đánh giá cơ thể của người phụ nữ hoạt động như thế nào cũng như lối sống của họ ra sao.

Estrogen dư thừa có thể do căng thẳng kéo dài, thừa cân, chế độ ăn uống kém hoặc từ xenoestrogen, là những hóa chất được tìm thấy trong môi trường bắt chước estrogen trong cơ thể. Quá nhiều estrogen có thể dẫn đến u xơ, u nang, tăng cân và chuyển hóa gan kém vì quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng khi cố gắng loại bỏ estrogen.

Các vấn đề về đường ruột, chẳng hạn như thay đổi hệ vi sinh vật, các vấn đề về vận động hoặc căng thẳng đều có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất estrogen và progesterone.

“Hormone là cách cơ thể cố gắng tự cân bằng. Bạn có toàn bộ hệ thống tuyến thượng thận, hệ thống nội tiết, hệ thống tuyến trong cơ thể đang cố gắng hài hòa và thích nghi với căng thẳng”, ông McCaffrey nói.

Ông chỉ ra rằng mạng xã hội và việc tiêu tốn thời gian vào các phương tiện truyền thông là những nhân tố gây căng thẳng lớn, đặc biệt là trong vài năm qua. Sức khỏe tâm thần và tỷ lệ tự tử ở mức cao nhất mọi thời đại. Ông cho biết, suy nghĩ của con người đều biểu hiện trên cơ thể, tích cực hay tiêu cực, đều mang theo năng lượng tích cực hay tiêu cực đến cơ thể.

Căng thẳng liên tục cũng là một yếu tố kích hoạt, gây ra các triệu chứng như đổ mồ hôi và bốc hỏa, đầu óc mơ hồ, đau nhức cơ thể và đau đầu có thể bị nhầm lẫn với thời kỳ tiền mãn kinh.

Ông McCaffrey cho biết căng thẳng sẽ khiến cơ thể mất cân bằng và biểu hiện các triệu chứng ở những điểm yếu, có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, đào thải, sinh sản hoặc hô hấp.

Thông điệp dành cho phụ nữ là hãy luôn lắng nghe nhu cầu của bản thân, thay vì thường xuyên đặt nhu cầu của gia đình lên trên bản thân, cô Jones nói. Giống như thông báo trước chuyến bay, đó là bạn cần đeo mặt nạ dưỡng khí cho bản thân mình trước tiên.

Trợ giúp cho nội tiết tố

Có những chiến lược mà tất cả phụ nữ có thể sử dụng để cân bằng cơ thể một cách tự nhiên. Nó có thể là một công cụ phòng ngừa để tránh nhiều triệu chứng trước và trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc là tuyến phòng thủ đầu tiên khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.

Cô Jones cho biết bốn điều quan trọng hàng đầu mà cô ấy khuyên mọi người nên làm ngay là:

  • Giữ nước để hỗ trợ gan và thận trong việc loại bỏ các hormone dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Ăn nhiều chất xơ từ một hoặc hai nắm rau trong mỗi bữa ăn. Chất xơ liên kết với estrogen và thải nó ra ngoài qua hệ thống tiêu hóa.
  • Tối ưu hóa giấc ngủ, đặc biệt là đi ngủ càng sớm càng tốt để giảm nồng độ cortisol.
  • Chuẩn bị sẵn tinh dầu oải hương và vani, chúng có tác dụng giảm căng thẳng nhanh chóng.

Ngoài ra, Margie King, một huấn luyện viên sức khỏe mãn kinh toàn diện, đưa ra những lời khuyên sau:

  • Làm sạch chế độ ăn uống của bạn để loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn, đường, thực phẩm biến đổi gen, chất béo chuyển hóa và hóa chất phụ gia làm tăng nồng độ estrogen.
  • Tăng lượng vitamin D, bao gồm phơi nắng, để giảm nguy cơ ung thư vú, bệnh tim và gãy xương.
  • Xem xét các biện pháp thảo dược để cân bằng nội tiết tố, chẳng hạn như thiên ma, cỏ ba lá đỏ, đương quy và chasteberry (hoa trinh nữ châu Âu).
  • Tăng cường axit gamma-linolenic, một loại axit béo thiết yếu liên quan đến việc làm dịu các triệu chứng được tìm thấy trong dầu hoa anh thảo và quả lý chua đen.
  • Thiền định hàng ngày với cách thở sâu bằng bụng đã được chứng minh là làm giảm các cơn bốc hỏa và giảm căng thẳng.
Thiền định hàng ngày được chứng minh là làm giảm các cơn bốc hỏa và giảm căng thẳng. Trong ảnh bài Thiền định của Pháp Luân Công. (Ảnh: ĐF)
  • Tập thể dục giúp cân bằng căng thẳng, tăng năng lượng, cải thiện tâm trạng và thiết lập lại nhịp sinh học.
  • Tránh các sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân có hóa chất gây rối loạn nội tiết tố như paraben, phthalates và bisphenol-A (BPA).

Cô Jones cho biết phụ nữ rất dễ bị nhầm lẫn trước thông tin và chán nản với các lựa chọn do bác sĩ đưa ra, điều này có thể khiến họ trì hoãn việc chăm sóc bản thân để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu không chăm sóc bản thân thì hãy tìm hiểu lý do tại sao mình lại không làm như vậy.

“Đừng đợi bác sĩ đưa ra kết luận thì mới chịu hành động. Đừng chờ đợi sự giúp đỡ”, cô nói. “Có rất nhiều thứ bạn có thể làm. Chỉ cần tìm đúng người để giúp ta mà thôi”.

Bạn thử trải nghiệm bí ẩn thiền định qua lớp học online miễn phí tại đây.

Thùy Minh

(Theo The Epoch Times tiếng Anh)



BÀI CHỌN LỌC

Đương đầu với tiền mãn kinh