Giữa lưỡi nứt, bệnh ở lá lách và dạ dày - 4 nguyên nhân và cách chữa trị

Giúp NTDVN sửa lỗi

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có vết nứt ở giữa lưỡi? Vậy thì bạn phải cẩn thận với lá lách và dạ dày của mình!

Bởi vì mỗi vị trí trên lưỡi tương ứng với các cơ quan nội tạng, phần giữa lưỡi tương ứng với lá lách và dạ dày, cho nên màu sắc ở phần giữa lưỡi, màng lưỡi, chất lượng của lưỡi đa phần có liên quan mật thiết đến lá lách và dạ dày. Nếu phần giữa lưỡi có vết lõm xuống thì phần lớn là do tỳ vị hư nhược, còn nếu phần giữa lưỡi có vết gồ lên thì chủ yếu là do ứ đọng ở lá lách và dạ dày. Tương tự, nếu phần giữa lưỡi vết nứt thì vấn đề cũng ở lá lách và dạ dày.

Bởi vì mỗi vị trí trên lưỡi tương ứng với các cơ quan nội tạng. (Tổng hợp)

Nhưng trước khi nói về các nguyên nhân trên, tôi xin đưa ra một vấn đề, nguyên nhân đất thường bị nứt là gì? Có phải vì thiếu nước nên đất khô cằn nứt nẻ không? Mặt đất quá khô?

Bề mặt lưỡi của cơ thể con người giống như mặt đất, khi lưỡi nứt ra sẽ khô tự nhiên, lượng nước sẽ ít hơn! Nước trong cơ thể chúng ta thực ra là các dịch lỏng trong cơ thể, dịch âm, khí huyết, nên khi thiếu hụt chất từ nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ hình thành hiện tượng nứt lưỡi. Sau khi biết được điều này, chúng ta hãy cùng điểm qua 4 nguyên nhân chính dẫn đến nứt nẻ lưỡi!

Thứ nhất: Lá lách và dạ dày đang bị hỏa

Nếu khí hoả quá lớn, thì toàn bộ “nước” sẽ khô dần đi, và sẽ xuất hiện các vết nứt vị trí ở giữa lưỡi tương ứng với lá lách và dạ dày. Nếu màu lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng và khô, thì dễ có triệu chứng nóng rát dạ dày quá mức, chẳng hạn như khô miệng và khát nước, thích uống nước lạnh, dễ bị lở miệng, nướu đỏ, sưng tấy, chảy máu, đau nhức, ngay cả khi nói, luôn luôn có mùi hôi, ăn nhiều mau đói, táo bón, v.v.

Muốn trị tình trạng này phải thanh nhiệt dạ dày, bạn có thể tham khảo hoàng liên thanh vị hoàn.

Thứ hai: Tỳ vị âm hư

Âm khí thiếu, thứ nhất không thể dịch chuyển hướng lên trên để nuôi dưỡng bề mặt lưỡi, thứ hai hư hỏa sau khi âm hư cũng dễ làm nóng bề mặt lưỡi, vì vậy về lâu dài dễ xuất hiện các vết nứt ở giữa lưỡi, nhưng lúc này sẽ kèm theo triệu chứng sốt từng đợt, chẳng hạn như khô miệng, đau âm ỉ ở bụng, đói nhưng không muốn ăn, dễ buồn nôn và ói mửa. Cơ thể khô nóng, tay chân nóng về đêm, cảm thấy khó chịu và đổ mồ hôi khi ngủ, lưỡi cũng có màu đỏ nhưng cơ bản không có màng phủ lưỡi. Trường hợp này cần bổ âm hạ hỏa, hoặc tham khảo thuốc viên âm hư vị thống.

Thứ ba: Tỳ vị hư nhược

Lá lách và dạ dày yếu, không thể sinh khí huyết, không đủ để hướng lên trên nuôi dưỡng bề mặt lưỡi, vì thế vết nứt xuất hiện từ từ trên bề mặt lưỡi, lưỡi có màu nhạt, không có màu máu, thường dễ bị thiếu năng lượng, tay chân yếu, khó cử động, chóng mặt, luôn cảm thấy bối rối và tim đập nhanh hơn, và cảm thấy khó thở khi làm một công việc dù nhỏ, chán ăn, không muốn ăn, dễ bị chướng bụng, đau bụng, khó tiêu, cũng dễ bị mất ngủ và mơ màng vào ban đêm. Trường hợp này cần kiện tỳ bổ khí huyết làm chính. Có thể tham khảo nhân sâm kiện tỳ hoàn.

Thứ tư: Tỳ hư thấp thịnh

Loại tình huống này tương đương với việc đổ quá nhiều nước xuống đất gây úng, cuối cùng trên mặt đất sau khi ngâm nước sẽ xuất hiện một số vết nứt nhỏ, vì vậy, nếu người tỳ vị yếu, trên người có nhiều hơi ẩm, vết nứt rất dễ hình thành. Tuy nhiên, loại lưỡi này đầy mập và ẩm, hai bên đều có vết răng, thường dễ bị nhờn ở mặt, đầu óc choáng váng buồn ngủ, chân tay nặng nề không muốn cử động, chán ăn, đầy hơi, phân dạng mềm và không có hình dạng. Trườn hợp này cần phải kiện tỳ khu thấp là chính, có thể tham khảo lục quân tử hoàn.

Vương Hoà - Aboluowang/ Nguồn: Trung y Thẩm Hồng
Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Giữa lưỡi nứt, bệnh ở lá lách và dạ dày - 4 nguyên nhân và cách chữa trị