Hạt vi nhựa từ khẩu trang được tìm thấy sâu trong phổi của người sống (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các bác sĩ phát hiện các hạt vi nhựa có trong phổi của 11 trong số 13 bệnh nhân làm phẫu thuật. Dữ liệu chứng minh rằng, các hạt này có thể xâm nhập vào máu và các cơ quan nội tạng, não bộ hay thậm chí là cả trẻ sơ sinh đang phát triển.

Sơ lược:

- Các nhà nghiên cứu đã phát hiện 39 hạt vi nhựa tồn tại trong các mẫu phổi phẫu thuật của 11/13 người. Trong đó, có 12 loại thường được tìm thấy trong chai nhựa, dây bện, quần áo và khẩu trang phẫu thuật.

- Một chuyên gia về mặt nạ phòng độc cho biết khẩu trang phẫu thuật không đáp ứng định nghĩa pháp lý về khẩu trang mà đúng hơn là “rào cản hô hấp”. Ông nhấn mạnh rằng chúng đang thải ra những hạt vi nhựa đủ nhỏ để hít vào.

- Một phân tích dữ liệu về các trường hợp, nhập viện và tử vong ở Kansas cho thấy các quận có quy định đeo khẩu trang có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những quận không có quy định đeo khẩu trang.

- Sau khi hít vào hoặc tiêu thụ, vi hạt nhựa có thể được tìm thấy trong máu dưới dạng các hạt đủ nhỏ để vượt qua hàng rào màng tế bào.

Nó cũng được tìm thấy trong phân của trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu trên động vật còn phát hiện các hạt nanopolystryene trong mô não, gan, thận và phổi của thai nhi.

Những mảnh nhựa nhỏ có kích thước bằng hạt mè hoặc nhỏ hơn có ở khắp mọi nơi.

Báo chí và truyền hình thường đề cập đến tình trạng rác thải túi nhựa, vòng và chai nhựa còn nguyên vẹn là những mối đe dọa chính đối với môi trường.

Đành rằng những thứ này thực sự có hại cho sinh vật biển và môi trường sinh thái, nhưng các hạt vi nhựa nhỏ và tinh vi thậm chí còn có thể gây hại nhiều hơn.

Một nghiên cứu từ Vương quốc Anh đã tìm thấy các hạt vi nhựa ở 11 trong số 13 lá phổi của bệnh nhân.

Trên khắp thế giới, 299 triệu tấn nhựa đã được sản xuất vào năm 2013, phần lớn trong số đó đã đổ ra đại dương, đe dọa động vật hoang dã và môi trường.

Con số đó đã tăng lên 418 triệu tấn vào năm 2021. Năm 2018, riêng Hoa Kỳ đã tạo ra 35.7 triệu tấn nhựa và gửi 27 triệu tấn đến các bãi chôn lấp, chiếm 18.5% tổng lượng chất thải rắn đô thị.

Hóa chất được tìm thấy trong các sản phẩm nhựa được biết đến là chất gây rối loạn nội tiết.

Những hóa chất này có cấu trúc tương tự như kích thích tố giới tính tự nhiên, chúng cản trở hoạt động bình thường của những kích thích tố đó trong cơ thể. Điều này đặt ra một vấn đề đặc biệt đối với trẻ em vẫn đang lớn và đang phát triển.

Cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng và phân phối phổ biến các hạt nhựa vẫn chưa được định lượng.

Bằng chứng cho thấy rằng, việc tiếp xúc lâu dài với các hóa chất gây rối loạn nội tiết như phthalate, có thể gây nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe và khả năng sinh sản.

Lượng nhựa đi vào môi trường tăng lên mỗi năm khi các nhà sản xuất liên tục sản xuất các sản phẩm nhựa dùng một lần (chẳng hạn như hộp đựng, cốc…), trong khi người tiêu dùng tiếp tục đòi hỏi lối sống kiểu này để hợp vệ sinh hơn.

Vào thời điểm mà các nhóm vận động chính sách cảnh báo nguy cơ “mưa nhựa” và thảm kịch toàn cầu, thì đại dịch COVID-19 đã đẩy vấn đề này lên một tầm cao mới.

Nghiên cứu tìm thấy hạt vi nhựa trong 11 trên 13 lá phổi của bệnh nhân

Nhiều thập kỷ nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con người luôn hít thở và hấp thụ các hạt vi mô ô nhiễm không khí cũng như tiêu thụ chúng trong thức ăn và nước uống.

Một nghiên cứu khám nghiệm 20 tử thi vào năm 2021 cho thấy, các hạt vi nhựa tồn tại trong 13 thi thể.

Hơn 20 năm trước, một nghiên cứu về ung thư phổi năm 1998 của Hoa Kỳ cũng đã tìm thấy nhựa và sợi ở 99 trong số 114 mẫu phổi được kiểm tra.

Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, 12 hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm. Họ gọi vi nhựa là “một trong những thảm họa nhân tạo lớn nhất của thời đại”.

Mặc dù vi nhựa được sử dụng trong công nghiệp, nhưng hầu hết chúng được hình thành khi tách ra khỏi các sản phẩm nhựa lớn hơn trong môi trường.

Vi nhựa sơ cấp là những hạt được sản xuất với kích thước nhỏ để sử dụng trong công nghiệp, chẳng hạn như trong máy phun cát, mỹ phẩm hoặc quần áo sợi nhỏ.

Vi nhựa thứ cấp là kết quả của sự phân hủy các sản phẩm nhựa lớn hơn do tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Một nhóm các nhà khoa học từ Trường Y Hull York đã tìm cách phân tích tác động của việc hít phải vi nhựa đối với mô người.

Trước đây từng có nghiên cứu tìm thấy sợi tổng hợp trong mô phổi, nhưng các nhà nghiên cứu khẳng định vẫn chưa có nghiên cứu nào xác nhận sự tồn tại của vi nhựa trong mô phổi.

Hiện tại, nghiên cứu mới đã phân tích mô phổi của 13 bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật.

Họ phát hiện ô nhiễm vi nhựa ở 11 trong số 13 bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 39 mảnh trong 11 mẫu mô phổi. Laura Sadofsky, giảng viên cao cấp và trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét về tầm quan trọng của kết quả:

“Trước đây, người ta từng phát hiện các hạt vi nhựa tồn tại trong các mẫu khám nghiệm tử thi. Nhưng đây là nghiên cứu mạnh mẽ đầu tiên cho thấy các hạt vi nhựa cũng tồn tại trong phổi của người sống.

Người ta cũng nhận thấy các hạt vi nhựa nằm ở phần dưới của phổi. Đường thở của phổi rất hẹp nên không ai nghĩ rằng chúng có thể đến được đó, nhưng rõ ràng là chúng có.

Dữ liệu này cung cấp một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ô nhiễm không khí, hạt vi nhựa và sức khỏe con người.

Với mục đích xác định tác động sức khỏe, việc mô tả đặc điểm của các loại và mức độ vi nhựa mà chúng tôi đã tìm thấy, giờ đây có thể cung cấp các điều kiện thực tế cho những thí nghiệm phơi nhiễm trong phòng thí nghiệm”.

Các tác giả nghiên cứu nhận thấy các đối tượng chứa 12 loại hạt vi nhựa, “thường có trong bao bì, chai lọ, quần áo, dây thừng/dây bện và nhiều quy trình sản xuất. Ngoài ra, bệnh nhân nam có mức độ vi nhựa cao hơn đáng kể so với nữ”.

Một phát hiện bất ngờ khác là số lượng hạt vi nhựa cao hơn được tìm thấy ở phần dưới của phổi. Các loại vi nhựa phổ biến nhất là polypropylene (PP) và polyetylen terephthalate (PET).

Phát hiện này chỉ ra rằng, khẩu trang y tế màu xanh có thể là một tác nhân trực tiếp do được sử dụng phổ biến gần đây trong đại dịch. Vì PP là thành phần nhựa được sử dụng phổ biến nhất trong các loại khẩu trang đó.

Chuyên gia cho biết khẩu trang phòng dịch COVID không phải là khẩu trang

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 đã xem xét các rủi ro khi đeo khẩu trang phẫu thuật màu xanh lam và hít phải vi nhựa.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc tái sử dụng khẩu trang có thể làm tăng nguy cơ hít phải các hạt vi nhựa, và khẩu trang N95 có số lượng hạt vi nhựa thải ra thấp nhất.

Họ nói: “Đeo khẩu trang phẫu thuật, bông, thời trang và than hoạt tính có nguy cơ hít phải hạt vi nhựa giống sợi cao hơn…”

Tuy nhiên, theo Chris Schaefer, chuyên gia về mặt nạ phòng độc, khẩu trang được hàng triệu người sử dụng trên khắp thế giới không thực sự là mặt nạ bảo vệ.

Schaefer gọi đây là “các rào cản hô hấp” vì chúng “không đáp ứng định nghĩa pháp lý” về khẩu trang.

Ông nhấn mạnh rằng khẩu trang phẫu thuật được người tiêu dùng trên khắp Canada, Mỹ và thế giới sử dụng đang thải ra các hạt vi nhựa đủ nhỏ để hít vào.

“Mặt nạ [phù hợp] có các lỗ thở được thiết kế ở phía trước miệng và mũi để đảm bảo thở dễ dàng. Trong khi một rào cản hô hấp sẽ bịt kín cả miệng và mũi.

Bằng cách đó, nó thu giữ carbon dioxide mà bạn thở ra, buộc bạn phải hít lại nó, làm giảm lượng oxy hít vào của bạn và gây ra lượng carbon dioxide quá mức. Vì vậy, chúng không an toàn để đeo”.

Ông khuyến khích mọi người cắt một chiếc khẩu trang và xem xét các sợi vải bị bong ra trong sản phẩm.

“Nhiệt độ và độ ẩm mà nó thu được sẽ khiến các sợi đó bị phân hủy nhỏ hơn. Điều này tất yếu dẫn đến một vấn đề, đó là mọi người đang hít phải [các hạt vi nhựa].

Tôi đã viết rất nhiều về mối nguy hiểm của các rào cản hô hấp này trong hai năm qua. Tôi cũng đã nói chuyện với các nhà khoa học [và những người khác] trong hai năm qua về việc mọi người hít phải các sợi này.

Nếu bạn có cảm giác vướng một ít lông mèo hoặc bất kỳ loại kích ứng nào ở sau cổ họng sau khi đeo chúng. Điều đó có nghĩa là bạn đang hít phải các sợi nhựa”.

Ông tiếp tục lưu ý rằng bất kỳ ai tiếp xúc với các loại sợi này trong môi trường nghề nghiệp đều phải mặc đồ bảo hộ.

Thực tế, mọi người đang sử dụng các sản phẩm làm tăng nguy cơ hít phải các loại sợi “phân hủy rất nhỏ, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng phổi, cũng như gây ra tình trạng quá tải độc tính trong cơ thể. Xét đến hậu quả, tôi đoán vài năm nữa chúng ta sẽ biết.”

(Còn tiếp)

Theo The Epoch Times tiếng Anh
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hạt vi nhựa từ khẩu trang được tìm thấy sâu trong phổi của người sống (Phần 1)