EU đã đạt được thoả thuận về cấm nhập khẩu dầu từ Nga sau sự chỉ trích của ông Zelensky

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo tin từ Reuters, ngày 30/5/2022, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu cho biết họ đã đồng ý cắt giảm 90% nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay, giải quyết bế tắc về lệnh trừng phạt cứng rắn nhất của EU đối với Moscow kể từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga diễn ra vào 3 tháng trước.

Cộng đồng chung Châu Âu tìm kiếm các giải pháp đột phá để đảm bảo lệnh trừng phạt cứng rắn nhất với Nga có thể diễn ra. Một thoả thuận đã được hình thành trong cộng đồng chung Châu Âu. Các nhà ngoại giao cho biết thoả thuận này sẽ dọn các trở ngại trong lệnh trừng phạt thứ 6 của EU với Nga, đảm bảo lệnh trừng phạt cứng rắn nhất này có hiệu lực, bao gồm cả việc cắt giảm ngân hàng lớn nhất của Nga, Sberbank, khỏi hệ thống thanh toán SWIFT.

Thoả thuận cấm xuất khẩu dầu của Nga sang EU đã đạt được sau 27 ngày tại Hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo của khối, theo thông tin từ Chủ tịch hội đồng Châu Âu Charles Michel. Theo đó, thoả thuận cho phép EU lập tức dừng nhập 2/3 lượng dầu từ Nga, cắt giảm nguồn tài chính khổng lồ rót vào Nga để thực hiện cuộc xâm lược Ukraine. "Gây áp lực tối đa lên Nga để chấm dứt chiến tranh", ông Michel cho biết, theo Reuters.

Một thách thức lớn nhất đối với lệnh cấm vận nhập khẩu dầu, khí đốt từ Nga là tình trạng phụ thuộc quá mức vào năng lượng Nga ở Hungary, một quốc gia giáp biển, nơi 90% năng lượng nước này đến từ Nga trong khi các nguồn lực thay thế là không sẵn sàng. Hungary là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu dầu tư Nga. Nước này cho biết họ phải mất tới 4 năm kèm với khoản đầu tư khổng lồ để thay thế nguồn năng lượng từ Nga. Bởi vậy, Hungary trở thành trường hợp duy nhất được miễn trừ trong lệnh trừng phạt này; tức là quốc gia này vẫn được nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Trước đó, Tổng thống Ukraine là Volodymyr Zelensky đã chỉ trích các nhà lãnh đạo EU trong một video vì không đủ cứng rắn trong việc trừng phạt Moscow.

EU đã tung ra 5 vòng trừng phạt kinh tế - tài chính nhắm vào Nga kể từ khi nước này mang quân đội tràn vào xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, khác với các nền kinh tế khác, EU rộng lớn, phức tạp và phụ thuộc năng lượng, nguyên liệu, ngũ cốc từ Nga khá lớn. Các biện pháp trừng phạt không dễ gì nhận được thống nhất từ các thành viên trong khối cũng như không dễ dàng triển khai mà không tính tới các hậu quả về giá cả năng lượng, lương thực của khối.

Các tranh cãi trong lệnh cấm nhập khẩu dầu ở EU đã cho thấy khối này đang phụ thuộc rất lớn vào năng lượng từ Nga.

Sau Hội nghị Thượng đỉnh kéo dài tới 27 ngày, các lãnh đạo EU cho biết họ đã đi đến một thoả thuận chính trị về lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, chi tiết sẽ được thông báo sau.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh trước khi thỏa thuận về lệnh cấm nhập khẩu dầu được công bố, tổng thống Zelensky tố cáo sự thiếu kiên quyết của EU.

"Tại sao các vị lại phụ thuộc vào Nga, vào áp lực của họ mà không phải ngược lại? Nga phải phụ thuộc vào các vị. Tại sao Nga vẫn có thể kiếm được gần một tỷ EUR mỗi ngày bằng cách bán năng lượng [cho các vị]?", ông Zelensky nói.

Ông nói: “Tại sao các ngân hàng khủng bố vẫn làm việc với châu Âu và hệ thống tài chính toàn cầu?"

Thanh Đoàn

(Theo Reuters)



BÀI CHỌN LỌC

EU đã đạt được thoả thuận về cấm nhập khẩu dầu từ Nga sau sự chỉ trích của ông Zelensky