Lý thuyết tạo tăng trưởng bằng nợ và chính phủ lớn đã đánh sập đất nước Sri Lanka

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự sụp đổ của Sri Lanka do tin vào lý thuyết tiền tệ hiện đại đã trải qua những bước đi kinh hoàng như thế nào? Trong khi nhiều yếu tố góp phần vào cuộc khủng hoảng ở Sri Lanka, một yếu tố quan trọng đã bị nhiều nhà kinh tế bỏ qua: tiền tệ hóa từ nợ; một cách tạo tăng trưởng bằng nợ, chính quyền vay nợ thoải mái và làm thay việc của thị trường…

Những diễn biến trong vài tháng qua tại đảo quốc nhỏ bé Sri Lanka đã thu hút sự chú ý và quan tâm của nhiều người trên toàn cầu. Đoạn phim đã lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội về những người biểu tình xông vào Nhà Tổng thống và chiếm giữ các đường phố của thủ đô Colombo khiến chính phủ quốc gia phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Biến động ở Sri Lanka phần lớn là kết quả của một cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự thiếu hụt triền miên các mặt hàng quan trọng như thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men khiến tỷ lệ lạm phát tăng lên tới 70%. Có nhiều cách giải thích cho những con số này, từ ngành du lịch suy giảm đến lệnh cấm phân bón hóa học của nước này cho đến cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Trong khi các yếu tố này chắc chắn đã góp phần vào cuộc khủng hoảng kinh tế, vẫn còn một thành phần quan trọng hầu như bị nhiều nhà kinh tế bỏ qua: tiền tệ hóa từ nợ của Sri Lanka, một chính sách kinh tế được những người ủng hộ Lý thuyết Tiền tệ Hiện đại (MMT) tạo điều kiện.

Ông Biden đang điều tiết kinh tế Mỹ theo mô hình của Sri Lanka

MMT lập luận rằng chính phủ liên bang có thể chi bao nhiêu tiền cần thiết để đạt được toàn dụng lao động mà không bị ràng buộc bởi doanh thu thuế hoặc phát hành nợ. Thay vào đó, chính phủ có thể tài trợ cho những chi tiêu đó bằng cách vay tiền từ ngân hàng trung ương, về cơ bản là in tiền mới cho vào chỗ đã tồn tại trong quá trình này được gọi là tiền tệ hóa từ nợ.

Những người ủng hộ MMT cho rằng miễn là nền kinh tế còn dưới mức toàn dụng lao động thì chiến thuật kiếm tiền từ nợ này sẽ không gây ra lạm phát.

Đây chính là lập luận gần đây của chính quyền tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, đi đầu thuyết giảng bởi Bộ trưởng Tài chính Mỹ, nguyên Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, bà Janet Yellen.

Giờ đây, Sri Lanka trở thành tình huống sống, chứng minh rằng niềm tin này hoàn toàn phản khoa học và chỉ làm lợi cho các chính trị gia tham quyền lực phân phối tiền, quyền lực can thiệp thị trường để thâu tóm chính trị dài hạn hơn. Thảm hoạ ở Sri Lanka rõ ràng tạo ra bởi chính quyền nhiều năm đã lạm dụng chi tiêu công khủng, in tiền trả nợ để đạt toàn dụng lao động với niềm tin việc này không gây ra lạm phát, như cách hướng dẫn của lý thuyết tiền tệ hiện đại MMT.

Việc áp dụng MMT ở Sri Lanka đã gây ra lạm phát tràn lan, từ đó gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ. Thiếu tiền khiến nền kinh tế đang phát triển không thể nhập khẩu những nhu cầu thiết yếu nhất của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là nên xem quá trình này diễn ra theo thời gian.

Nhìn lại lịch sử: Sri Lanka theo đuổi Lý thuyết tiền tệ hiện đại từ khi nào?

Vào đêm trước tháng 12 năm 2019, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã đưa ra một loạt cắt giảm thuế chưa từng có khiến số người nộp thuế đã đăng ký giảm 33,5%, không chỉ làm giảm đáng kể doanh thu của chính phủ mà còn hạ xếp hạng tín nhiệm của đất nước về khả năng thanh toán nợ tồn đọng.

Kết quả là, ngân hàng trung ương dưới thời Thống đốc WD Lakshman đã bắt tay vào một chiến dịch tăng tỷ trọng nợ trong nước thông qua việc ngân hàng trung ương tiếp quản phần lớn nguồn tài chính của các khoản nợ khi lập luận rằng “Nợ nội tệ… ở một quốc gia có chủ quyền về in tiền, như các nhà lý thuyết tiền tệ hiện đại lập luận, không phải là một vấn đề lớn”. Nhà kinh tế học Mihir Sharma viết cho Bloomberg nhận định rằng với lời tuyên bố này, “Sri Lanka là quốc gia đầu tiên trên thế giới coi MMT chính thức như một “căn cứ khoa học” biện minh cho việc in tiền".

Với MMT là chính sách chính thức, Sharma nhận thấy nguồn cung tiền của Sri Lanka tăng 42% từ tháng 12/2019 đến tháng 8/2021. Điều này phản ánh phát hiện của Giáo sư Sirimevan Colombage thuộc Đại học Mở Sri Lanka, người đã quan sát thấy mức tăng 156% trong các Công cụ phái sinh tiền tệ trái phiếu (tương đương với Chứng khoán Kho bạc của Sri Lanka) được ngân hàng trung ương mua chỉ trong năm 2021, tương đương 6,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, trái ngược với kỳ vọng của những người ủng hộ MMT, tăng trưởng cung tiền cao kéo theo tỷ lệ lạm phát cao. Kết quả này tuân theo lý thuyết tiền tệ cổ điển: in tiền lắm thì lạm phát nhiều, vay nợ nhiều thì trả nợ nhiều, tăng trưởng phải thấp, phụ thuộc tài chính phải gia tăng.

Trong khi năm 2019, tỷ lệ lạm phát của Sri Lanka là 3,5% thì lạm phát vào tháng 1/2020 đã tăng lên 5,7%, sau đó lên mức 17,5% chưa từng có vào tháng 2/2022.


source: tradingeconomics.com

Điều quan trọng cần nhớ là sự gia tăng lạm phát này tự bản thân nó không phải là vấn đề xác định của cuộc khủng hoảng kinh tế Sri Lanka mà là chất xúc tác của nó. Tuy nhiên, lạm phát tăng gấp 5 lần trong khoảng thời gian 3 năm đồng nghĩa với việc chi phí sinh hoạt tăng theo vòng xoáy trong khi tăng trưởng kinh tế bị đình trệ do sự xói mòn của các tín hiệu giá cả. Thu từ thuế phải trả cho nợ lãi và gốc cũng khiến Sri Lanka không có nguồn vốn tái đầu tư; tăng trưởng kinh tế suy giảm trầm trọng trong dài hạn với bất kỳ quốc gia nợ nần nào.

Lạm phát và khủng hoảng tiền tệ

MMT và hệ quả lạm phát của nó đưa ra một viễn cảnh tồi tệ hơn nhiều cho các nước đang phát triển dựa vào nhập khẩu cho phần lớn các hoạt động kinh tế của mình như Sri Lanka. Quốc đảo nhỏ bé này, giống như nhiều nền kinh tế đang phát triển khác, thâm hụt thương mại khá lớn, chủ yếu dựa vào nhập khẩu mọi thứ từ thực phẩm, thuốc men đến dầu mỏ và máy móc.

Điều này nghiêm trọng bởi vì hầu hết các quốc gia tài trợ cho hàng nhập khẩu của họ bằng một đồng tiền dự trữ toàn cầu như USD, có nghĩa là để duy trì nhập khẩu của mình, Sri Lanka trước tiên phải hoán đổi đồng tiền của mình, đồng Rupee, cho các loại tiền tệ khác như đồng USD. Tuy nhiên, do đồng rupee đã gặp phải lạm phát nghiêm trọng trong nhiều năm với chính sách MMT, đồng rupee mất giá liên tục so với đồng USD trước khi sụp đổ vào tháng 3.

Kể từ tháng 12/2019, giá của một USD, tính theo Rupee Sri Lanka, đã tăng gần gấp đôi. Và vì hàng nhập khẩu vào Sri Lanka phải được tài trợ bằng đồng tiền dự trữ toàn cầu như đồng USD, điều này có nghĩa là nhập khẩu về cơ bản đã tăng gần gấp đôi. Trong khi đó, đồng rupee sụp đổ đã khiến việc mua hoặc vay USD trên thị trường ngoại hối trở nên đắt hơn rất nhiều trong khi thâm hụt thương mại của nước này có nghĩa là Sri Lanka không thể tạo ra đủ tiền thông qua xuất khẩu.

Kết quả là tình hình kinh tế và xã hội của đất nước bị suy sụp nghiêm trọng. Những người lái xe đã phải xếp hàng đợi cả ngày trời để mua được lượng xăng ít ỏi. Đồng thời, tình trạng thiếu ăn triền miên đã khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các chính trị gia có thay đổi suy nghĩ về nợ và in tiền hay không?

Mặc dù câu chuyện u buồn sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến đất nước trong nhiều tháng tới, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Sri Lanka nên là một bài học cho tất cả các quốc gia khác khi suy ngẫm về sự lôi cuốn của Lý thuyết tiền tệ hiện đại. Việc kiếm tiền từ nợ và chi tiêu dường như vô hạn không chỉ dẫn đến lạm phát trầm trọng, mà còn có khả năng dẫn đến sụp đổ kinh tế khi một quốc gia không còn đủ khả năng nhập khẩu hàng hóa mà họ phụ thuộc vào.

Thay vào đó, nó quay trở lại câu ngạn ngữ cổ rằng nếu điều gì đó có vẻ quá tốt để trở thành sự thật thì nó có lẽ là trường hợp này. MMT, với lời hứa đạt được toàn dụng lao động chỉ thông qua việc in tiền, đã chứng tỏ bản thân việc này tương đương với sự thất bại trong lần ứng dụng đầu tiên ở Sri Lanka. Liệu các quốc gia khác có thể hiểu được điều này dưới sức hấp dẫn quyến rũ của hệ tư tưởng hay không vẫn còn là điều phải xem xét.

Thuỷ Tiên

Theo Fee Organization



BÀI CHỌN LỌC

Lý thuyết tạo tăng trưởng bằng nợ và chính phủ lớn đã đánh sập đất nước Sri Lanka