Thủ tướng Ý tin rằng có thể có quan hệ tốt với Trung Quốc mà không cần Vành đai - Con đường

Giúp NTDVN sửa lỗi

Danh tiếng "bẫy nợ" từ các dự án Vành đai - Con đường (BRI) ngày một xấu đến mức mà các chính trị gia, muốn được phiếu bầu, cũng ngại phải nhắc đến nó dù thích Trung Quốc tới đâu. Mới đây, Thủ tướng Ý cho rằng không cần tới BRI, vẫn có con đường để "thân thiện" với quốc gia nhiều tai tiếng này.

Trong một cuộc họp tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu tại Brussel, Bỉ, ngày 28/5, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cho biết quốc gia này đang cân nhắc từ bỏ các dự án Vành đai - Con đường đầy tai tiếng với Trung Quốc. Thủ tướng Ý tin rằng không cần tới BRI thì một quốc gia vẫn có thể đặt quan hệ kinh tế - thương mại thân thiết với Bắc Kinh.

Ý là quốc gia phương Tây lớn duy nhất tham gia sáng kiến BRI của Chủ tịch Tập Cận Bình. Sáng kiến BRI dự kiến xây dựng lại Con đường tơ lụa cũ, kết nối Trung Quốc với châu Á, châu Âu. Nhưng thực chất, BRI là các khoản dự án cho các chính phủ vay tiền để đầu tư hạ tầng của Trung Quốc.

Điều đáng nói ở chỗ, BRI không chỉ hỗ trợ Bắc Kinh giải phỏng tồn kho do dư cung vật liệu xây dựng như sắt thép, mà BRI còn tạo công ăn, việc làm, xuất khẩu lao động của Trung Quốc đi đến bất kỳ nơi nào BRI vươn tới. Nhưng tồi tệ hơn, các dự án kéo dài khiến các khoản nợ ban đầu nghe có vẻ rất ưu đãi trở thành nợ lãi suất cao. Các dự án hạ tầng dở dang không tạo ra thu nhập cho quốc gia sở tại trong khi nợ các NHTM lớn của Bắc Kinh thì ngày một phình to. Khi bất lực trả nợ, các quốc gia mắc bẫy nợ BRI như vậy đều phải gán nợ cho Trung Quốc các cảng biển chiến lược hoặc tài sản quốc gia, tài nguyên quốc gia. Một trong các lý do khiến chính phủ các nước dễ dàng mắc bẫy nợ BRI là bởi vì Trung Quốc đã tham nhũng hoá họ.

Đây chính là lý do khiến các chính trị gia yêu thích BRI của Trung Quốc không được lòng cử tri khi sự thật BRI ngày một lan rộng và dễ thấy. Theo một thống kê của CSIS, một trung tâm nghiên cứu chiến lược của Mỹ, đặt tại Washington, 90% các nền kinh tế có BRI xuất hiện đều bị dính bẫy nợ; tức là nợ Trung Quốc lớn đến mức mà quốc gia đó bị phá sản hoặc phải gán nợ đất đai, tài nguyên đi kèm với chủ quyền ngoại giao cũng như lờ đi các tội các nhân quyền mà Trung Quốc bị cáo buộc. Một số ví dụ điển hình như Sri Lanka, Lào, Pakistan... Ý cũng là một nền kinh tế có khối nợ công ở mức đáng báo động, nhiều lần ngấp nghé mức vỡ nợ. Hiện tại nợ chính phủ Ý so với GDP ở mức 144,7%. Ý chưa vỡ nợ nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng kinh tế chung châu Âu và chính sách mua trái phiếu chính phủ các nền kinh tế thành viên của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).

Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Il Messaggero, bà Meloni cho biết còn quá sớm để dự đoán kết quả quyết định của Ý về việc có tiếp tục tham gia dự án hay không, vốn đã được ký kết vào năm 2019, vấp phải sự chỉ trích từ Washington và Brussels.

"Với chúng tôi, vấn đề này rất nhạy cảm và động chạm tới nhiều vấn đề”, bà Meloni nói. Hiệp ước BRI với Trung Quốc sẽ hết hạn vào tháng 3/2024 và sẽ tự động được gia hạn trừ khi một trong hai bên thông báo cho bên kia rằng họ sẽ rút lui, thông báo trước ít nhất ba tháng.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào năm ngoái, trước khi giành được quyền lực trong cuộc bầu cử vào tháng 9, bà Thủ tướng Meloni đã nói rõ rằng bà không tán thành động thái năm 2019, nói rằng bà "không có ý chí chính trị [trong việc] ủng hộ sự bành trướng của Trung Quốc sang Ý hoặc châu Âu".

Bà Meloni lưu ý rằng mặc dù Ý là nước duy nhất trong số các nền dân chủ giàu có của Nhóm Bảy nước (G7) đã ký bản ghi nhớ Vành đai và Con đường, nhưng đây không phải là quốc gia châu Âu và phương Tây có quan hệ kinh tế và thương mại mạnh nhất với Trung Quốc.

“Điều này có nghĩa là [Ý] có thể có quan hệ tốt, kể cả trong những lĩnh vực quan trọng, với Bắc Kinh, mà không nhất thiết đây là một phần của kế hoạch chiến lược tổng thể”, bà nói, theo Reuters.

Đầu tháng này, một quan chức cấp cao của chính phủ Ý nói với Reuters rằng Ý rất khó có thể gia hạn thỏa thuận BRI.

Quang Nhật



BÀI CHỌN LỌC

Thủ tướng Ý tin rằng có thể có quan hệ tốt với Trung Quốc mà không cần Vành đai - Con đường