Ngáy ngủ dễ bị ung thư và đột tử? 4 cách để cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người lầm tưởng ngủ ngáy là do trọng lượng cơ thể quá lớn, làm việc vất vả mệt mỏi và là biểu hiện của giấc ngủ không sâu… nhưng nguyên nhân có thể là do đường thở bị tắc nghẽn. Nếu không điều trị sớm, nó sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy mãn tính trong cơ thể và tăng khả năng mắc bệnh ung thư trong tương lai.

Ngáy ngủ có thể là một bệnh. Tự kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ

Tại sao mọi người ngáy khi họ ngủ?

Xu Shangfu, Giám đốc Trung tâm Giấc ngủ của Bệnh viện trực thuộc Trường Cao đẳng Y tế Bắc Kinh, giải thích rằng ngáy có nghĩa là khi ngủ, đường hô hấp trên trở nên hẹp và luồng không khí đi qua tạo ra âm thanh khó chịu, giống như tiếng vo ve của gió thổi qua một hẻm núi nhỏ.

Hầu như tất cả mọi người đều có kinh nghiệm về chứng ngủ ngáy, chẳng hạn như khi nghẹt mũi vì cảm lạnh, nhưng bệnh này có thể được cải thiện miễn là bệnh cảm lạnh được chữa khỏi.

Một số người gặp tình trạng ngáy kéo dài, một trong những nguyên nhân có thể là do viêm mũi dị ứng gây viêm mãn tính dẫn đến nghẹt mũi về đêm, cong vẹo vách ngăn mũi, hẹp đường hầu họng do lưỡi tụt ra sau khi ngủ.

Những người hay ngáy ngủ có bất thường về chức năng hoặc cấu trúc ở một đoạn hoặc đoạn nào đó của đường hô hấp trên, dẫn đến hẹp hoặc xẹp hoàn toàn đường hô hấp, làm cho luồng khí hầu như không thể đi qua quá 10 giây, gây tắc nghẽn đường hô hấp. Về mặt y học được gọi là "chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn".

Xu Shangfu chỉ ra rằng ngáy khi ngủ không hẳn là hiện tượng ngưng thở. Người ta nhận định bạn gặp chứng này khi mật độ ngừng thở hơn 5 lần mỗi giờ.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng được đánh giá bằng tần suất ngừng thở mỗi giờ: nhẹ là 5 đến 15 nhịp thở mỗi giờ, trung bình là 15 đến 30 và nặng là hơn 30.

Đồng thời, người ta cũng sẽ quan sát mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu oxy trong cơ thể. Tình trạng thiếu oxy ngắt quãng do ngừng hô hấp đôi khi có thể lên đến 300 đến 400 lần một đêm.

Ngáy bất kể mức độ nghiêm trọng có thể gây ung thư và đột tử

Không nên coi nhẹ tình trạng ngáy ngủ nếu hiện tượng đó kéo dài. Chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị, lâu ngày cơ thể sẽ bị thiếu oxy mãn tính, dễ sinh ra nhiều bệnh:

  • Bệnh mạch máu não: Buổi sáng thức dậy và cảm thấy chóng mặt hoặc đau đầu, có thể xảy ra đột quỵ nghiêm trọng hoặc mất trí nhớ sớm.
  • Bệnh tim mạch: Các triệu chứng thường gặp bao gồm huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực và nhồi máu cơ tim nặng. Nếu không được điều trị, nó có thể phát triển thành ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng, thiếu oxy về đêm nghiêm trọng hoặc thậm chí đột tử.
  • Các bệnh chuyển hóa: Có biến chứng với bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ.
  • Bệnh ung thư: Tăng xác suất ung thư và tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư lên nhiều lần. Có nhiều loại ung thư liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ, nhưng ung thư hắc tố, ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú thường được đề cập trong các nghiên cứu liên quan.

Xu Shangfu chỉ ra rằng các nghiên cứu hồi cứu trong vài năm qua đã phát hiện ra rằng chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan đến ung thư, nhưng nó xảy ra như thế nào vẫn chưa rõ ràng.

Chỉ có hai nguyên nhân có thể được suy đoán từ các thí nghiệm trên động vật:

  • Loại thứ nhất: thiếu oxy vào ban đêm làm tăng áp suất oxy hóa trong cơ thể, gây viêm tế bào, thậm chí gen DNA trong tế bào bị phá hủy và đột biến khiến tế bào trở nên ung thư hơn.
  • Loại thứ hai: do không rõ nguyên nhân, tình trạng thiếu oxy sẽ bắt đầu kích hoạt các yếu tố phiên mã nội bào, gây ra sự biểu hiện của một số gen cụ thể và xuất hiện các tổn thương ung thư.

May mắn thay, miễn là bệnh nhân ngưng thở khi ngủ được điều trị, họ có thể giảm quá trình sinh sản tế bảo ung thư và giảm xác suất ung thư.

4 cách để cải thiện các triệu chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm tập thể dục và ngủ nghiêng

Khi đã được xác nhận mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bất kể nguyên nhân là gì, có thể cải thiện bằng 4 phương pháp sau:

  • Giảm cân: Theo các nghiên cứu quan sát trước đây, những người béo phì giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể, có thể cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ từ 20 đến 30%.
  • Tập thể dục: Các bài tập thể dục hiếu khí hay kỵ khí đều áp dụng được, cân nặng dù không giảm đáng kể nhưng vẫn có thể làm tăng trương lực cơ, góp phần hạn chế ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, thực hiện các bài tập về lưỡi, dùng lưỡi vẽ các vòng tròn trong miệng, đưa lên vòm miệng cũng sẽ giúp lưỡi giảm mỡ và mỏng hơn.
  • Ngủ nghiêng: Những bệnh nhân có cân nặng vừa và nặng thường gặp vấn đề tụt lưỡi sau, có thể cải thiện bằng cách ngủ nghiêng. Thực tiễn cho thấy khoảng 6 - 70% những người áp dụng tư thế này ít xuất hiện nguy cơ ngừng thở hơn.
  • Tránh uống rượu và uống thuốc ngủ vào ban đêm: Cả hai đều có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

Máy xông mũi họng, máy thở áp lực dương là lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân nhẹ đến nặng

Tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh khác nhau mà có các phương pháp điều trị khác nhau:

  • Đối với bệnh nhân nhẹ: Nếu không có vấn đề béo phì ở bệnh nhân nhẹ thì phần lớn là do nghẹt mũi về đêm gây ngưng thở khi ngủ, nguyên nhân là do viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm xoang, cong vẹo vách ngăn mũi. Chỉ cần bệnh nhân dị ứng thường xuyên sử dụng thuốc xịt mũi chống viêm có chứa steroid là có thể đạt được kết quả tốt.

Vẹo vách ngăn mũi có thể được khắc phục bằng tiểu phẫu, nếu lo lắng về nguy cơ gây mê và biến chứng sau phẫu thuật, bạn có thể chuyển sang khám chẩn đoán hình ảnh để xem có vấn đề liên quan đến phì đại cánh mũi và viêm nhiễm không.

Xu Shangfu giải thích rằng vách ngăn mũi bị cong có thể do tác động bên ngoài hoặc do dị ứng khi còn nhỏ. Nếu chỉ là vẹo vách ngăn nhẹ, xịt mũi có thể cải thiện tình trạng sưng của vách ngăn mũi. cũng có tác dụng điều trị.

  • Đối với bệnh nhân có triệu chứng trung bình và nặng: Máy thở áp lực dương là lựa chọn hàng đầu, không xâm lấn và phải hiệu quả.

Nhưng không phải ai cũng có thể ngủ với máy và những bệnh nhân không thích ứng được chỉ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị thay thế. Ví dụ, bệnh nhân nhẹ đến trung bình có thể được chỉnh sửa để đeo nẹp chống ngáy.

Những bệnh nhân nặng chỉ có thể phẫu thuật đường hô hấp trên, bao gồm phẫu thuật tạo hình uvula, cắt amidan, phẫu thuật tạo hình vách ngăn mũi, cắt tuỷ sống dưới, phẫu thuật chỉnh hình, hút mỡ cắt lưỡi v.v.

Vấn đề là bệnh nhân nặng thường có nhiều hơn một nguyên nhân, nếu mổ từ hai lần trở lên thì tỷ lệ thành công chỉ dưới 70%. Vì vậy, phẫu thuật chỉ có thể là một giải pháp thay thế cho những bệnh nhân nặng.

(*) Ảnh chủ đề: Craige Moore flickr - CC BY-ND 2.0.

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Ngáy ngủ dễ bị ung thư và đột tử? 4 cách để cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ