Những biểu hiện bất thường trên cơ thể, báo hiệu nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh hiểm nghèo. Việc nhận biết các biểu hiện này có thể giúp bạn tìm ra biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

Tất cả những bệnh hiểm nghèo đều được “lên kế hoạch từ lâu”! Khi cơ thể xuất hiện những tín hiệu sau, bạn cần hết sức cảnh giác, đề phòng bệnh hiểm nghèo sắp ập đến!

Những thay đổi không thể giải thích được trên da

1. Đốm trên mặt: Bệnh phụ khoa

Các đốm sắc tố trên da mặt của nữ giới thường liên quan mật thiết đến sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, một số trường hợp còn có thể là dấu hiệu của bệnh tật.

Nhiều người bị nám còn kèm theo một số bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, kinh nguyệt không đều. Vì vậy, phụ nữ khi xuất hiện các đốm sắc tố trên mặt đều cần phải cảnh giác.

2. Đỏ mặt đột ngột: Ung thư dạ dày, phổi, tuyến tiền liệt

Đối với các khối u ác tính của hệ thống nội mô bạch huyết, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư phổi… khoảng 8-20% trường hợp kèm theo triệu chứng đỏ da, biểu hiện chủ yếu là ban đỏ, đặc trưng là đỏ bừng, sưng tấy và bong vảy.

3. Vàng da: Ung thư gan và túi mật

Đối với các bệnh lý liên quan đến hệ thống gan mật như ung thư gan, ung thư tuyến tụy hay ung thư hạch bạch huyết đều rất dễ gây vàng da.

Chủ yếu là do mô khối u có thể gây tắc ống gan, áp lực trong ống mật tăng lên, dẫn đến vỡ ống mật trong gan, mật vào máu và tăng bilirubin liên hợp.

Đau răng không thể giải thích được

1. Cơn đau thắt ngực

Khi bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành có những cơn đau thắt ngực, không nhất thiết tất cả đều bị tức ngực và đau ngực, một số ít trường hợp có triệu chứng đau răng.

Loại đau răng này thường diễn ra theo từng đợt, xuất hiện trong các hoạt động hoặc khi xúc động mạnh, và nó sẽ nhanh chóng lành sau vài phút.

Ngược lại, đau răng do sâu răng sẽ kéo dài vĩnh viễn cho đến khi điều trị khỏi hẳn.

2. Đau dây thần kinh sinh ba

Một số người cảm thấy đau dữ dội ở một bên răng, đây thực sự có thể là đau dây thần kinh sinh ba.

Thời gian xuất hiện các cơn đau dây thần kinh sinh ba rất ngắn, mỗi lần chỉ khoảng vài giây tới 1-2 phút. Sau đó, cơn đau biến mất rất đột ngột. Triệu chứng của nó không giống với đau do sâu răng, vốn thường đau dai dẳng.

Sốt không giải thích được và thời gian kéo dài

1. Ung thư

Nhiều bệnh nhân ung thư có triệu chứng phát sốt.

Do trong giai đoạn chuyển tiếp và sinh sôi mạnh mẽ của tế bào ung thư, lượng máu cung cấp không thể đáp ứng đủ nhu cầu, một số lượng lớn tế bào ung thư sẽ hoại tử và hóa lỏng, giải phóng ra các chất sinh nhiệt và làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Sốt do ung thư kéo dài rất lâu, có thể đến vài tuần mà việc bôi thuốc kháng sinh, chống dị ứng cũng không có tác dụng rõ rệt.

2. Bệnh lao

Nếu bệnh nhân sốt hơn ba tuần, sau khi khám hơn một tuần mà không tìm được nguyên nhân thì đừng quên đến khám tại khoa Truyền nhiễm.

3. Áp xe gan

Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường và sốt tái phát, cần xem xét sự hiện diện của áp xe gan.

Trên thực tế lâm sàng, các triệu chứng phổ biến nhất của áp xe gan là ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, mệt mỏi… Nếu bệnh nhân bị áp xe gan không được điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 10% đến 30%.

Giảm cân đột ngột

1. Khối u

Nếu bạn giảm cân mạnh trong thời gian ngắn, đặc biệt là giảm hơn 10kg trong một tháng, bạn nên cảnh giác với khả năng mắc bệnh ung thư.

2. Cường giáp

Hormone tuyến giáp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, và quá trình tăng chuyển hóa đòi hỏi cơ thể phải tăng lượng thức ăn.

Mặc dù lượng thức ăn tăng lên nhưng phản ứng oxy hóa được tăng cường và mức tiêu hao năng lượng của cơ thể cũng tăng lên, dẫn đến sụt cân.

3. Bệnh tiểu đường

Ở bệnh nhân đái tháo đường, nguồn cung cấp năng lượng đến từ chất béo và chất đạm do lượng đường trong máu không được sử dụng đủ. Theo thời gian, chất béo sẽ bị tiêu hao quá nhiều dẫn đến giảm cân.

Yếu chân và bàn chân

1. Nhồi máu não

Đối với yếu chi dưới, điều đầu tiên cần xem xét là yếu một bên hoặc hai bên. Nếu đột ngột yếu một bên mà không đau thì cần loại trừ bệnh mạch máu não, vì bệnh mạch máu não có thể gây liệt nửa người.

Trong trường hợp yếu cả hai chi dưới, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh mạch máu não, chẳng hạn như nhồi máu não, xuất huyết não… phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Thoái hóa đốt sống lưng

Một số người bị yếu chi dưới kèm theo đau mỏi lưng và chân thì cần quan tâm đến vấn đề cột sống thắt lưng. Vì hẹp ống sống thắt lưng có thể chèn ép tủy sống.

3. Bệnh Parkinson

Còn nữa là vận động chậm chạp, đi lại thiếu sức lực, không bước được. Đó là do tình trạng cứng khớp của bệnh Parkinson, tăng sức căng cơ và đi lại không linh hoạt.

4. Bệnh mạch máu chi dưới

Chi dưới lạnh, yếu hoặc thậm chí đau chi dưới sau khi đi bộ, cần nghỉ ngơi trước khi tiếp tục đi bộ, thậm chí phải mang theo băng ghế là triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu cục bộ chi dưới.

Bệnh mạch máu chi dưới luôn là “kẻ giết người thầm lặng”. Khi đã có những biểu hiện trên, trước hết bạn hãy đi kiểm tra xem mạch máu chi dưới có vấn đề gì không.

Sự hoảng sợ không thể giải thích được

1. Nhịp đập nhanh

Một khi bạn bị hồi hộp, tim đập nhanh hoặc đau đột ngột ở tim, bạn nên đến bệnh viện để khám.

Đây là những triệu chứng điển hình của tình trạng tim đập nhanh và có thể xảy ra với tất cả mọi người. Một số là hiện tượng sinh lý bình thường, một số khác thì cần điều trị.

2. Cường giáp

Khi cơ thể bị cường giáp, thyroxine sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tim mạch, dẫn đến tim to, suy tim, rung nhĩ, đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim, v.v.

Khi chức năng tim bị ảnh hưởng và trở nên yếu đi, lượng máu cung cấp cho tim giảm xuống. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu như tức ngực, hồi hộp.

3. Thiếu máu

Thiếu máu mãn tính kéo dài hoặc thiếu máu nặng cấp tính sẽ khiến cơ thể thiếu oxy do huyết sắc tố không đủ.

Để đảm bảo cung cấp oxy cho cơ thể thì tim phải đẩy nhanh tốc độ bơm máu và đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu. Tuy nhiên, khi tim đập nhanh, người bệnh dễ cảm thấy bối rối và khó chịu.

4. Rối loạn thần kinh tim mạch

Thường hay bối rối và hồi hộp, nhưng không có bất thường trong các lần khám khác nhau, phần lớn tình trạng này không phải là bệnh tim, mà là rối loạn thần kinh tim mạch, nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Những biểu hiện bất thường trên cơ thể, báo hiệu nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo