Những quan niệm sai lầm trong tập luyện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dù chúng ta đều biết tập luyện rất tốt cho sức khỏe, nhưng guồng quay của thế giới hiện đại khiến việc duy trì thói quen này gặp nhiều khó khăn, nhưng chính những quan niệm sai lầm mới là lý do khiến chúng ta lảng tránh việc tập luyện...

Dưới đây là những hiểu lầm phổ biến và sau đó là câu trả lời từ những nghiên cứu.

“Tôi khỏe rồi nên không cần tập luyện nữa”

Thật không may, lợi ích đến từ việc tập luyện sẽ không kéo dài lâu nếu bạn không giữ vững. Tập luyện dở dang hoặc buông lơi sẽ làm phai đi những nỗ lực bạn đã đạt được như sức bền, sức khỏe tim mạch. Kiên trì mới là chìa khóa để giữ vững sức khỏe.

“Tập luyện nên lâu hơn 10 phút, nếu không chỉ lãng phí thời gian”

Các hướng dẫn gần đây đã loại bỏ yếu tố thời lượng tối thiểu 10 phút trong tập luyện. Như vậy sẽ không có ngưỡng tối thiểu để đạt được lợi ích sức khỏe, bạn có thể tập luyện ngay trong các sinh hoạt thường ngày, trong các công việc vác đồ nặng, làm việc nhà hay làm vườn.

“Tôi có bệnh mạn tính và không nên tập luyện”

Đây cũng là một quan niệm sai lầm tai hại. Vận động kỳ thực rất cần thiết đối với những người mắc bệnh mạn tính, từ bệnh tim mạch, ung thư cho đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người bệnh nên vận động trong điều kiện cho phép, với mục tiêu vận động cường độ trung bình khoảng 150 phút mỗi tuần. Tuy nhiên người mắc bệnh phức tạp cũng nên tham vấn bác sĩ điều trị trước khi bắt đầu chế độ tập luyện mới.

“Tôi quá già, không thể tập luyện”

Các bằng chứng khoa học cho thấy bản thân tuổi tác không phải là vấn đề lớn lao trong tập luyện - cho đến khi bạn ở khoảng giữa những năm 90 tuổi. Dù vậy sức khỏe và khối cơ cũng vẫn có thể gia tăng ở độ tuổi này. Lý tưởng nhất người già trên 65 tuổi nên tập những kiểu hình vận động phù hợp với lứa tuổi, như tập aerobic, Thái Cực Quyền, các bài tập rèn luyện thăng bằng và tăng sức mạnh cơ.

“Tập thể dục giúp giảm cân”

Điều này không đúng tuyệt đối. Sự kết hợp chế độ ăn ít calo và tập luyện sẽ giúp bạn dễ thành công hơn. Có một nguyên lý chúng ta cần ghi nhớ: không thể chạy nhanh hơn chế độ ăn kém lành mạnh! Nếu muốn giảm cân bền vững hay giữ vững cân nặng, bạn sẽ cần hơn 300 phút tập luyện cường độ trung bình hàng tuần để đạt mục tiêu này, trong đó bao gồm cả bài tập đối kháng để xây dựng khối cơ.

“Tôi chỉ chạy một lần mỗi tuần, nhưng chừng đó là chưa đủ”

Đừng vội nản chí. Dù bạn chạy nhiều ít ra sao, ngay cả chỉ một tuần mỗi lần, cũng đều không uống phí. Nếu bạn eo hẹp về thời gian, thì chỉ 50 phút chạy bộ mỗi tuần với tốc độ thấp hơn 10km/h cũng được chứng minh là làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Tuy nhiên, chạy bộ với cường độ cao hơn không nhất thiết làm cải thiện các nguy cơ tử vong.

“Tôi mang thai nên cần tập luyện nhẹ nhàng”

Trên thực tế các hoạt động thể chất cường độ trung bình là an toàn đối với những phụ nữ mang thai khỏe mạnh nói chung, và không có nguy cơ gì đối với thai nhi. Ngoài ra vận động thể chất còn làm giảm nguy cơ thừa cân và đái tháo đường thai kỳ.

“Tôi cảm thấy không khỏe, tôi không nên tập luyện”

Nếu bạn bị sốt, bệnh cấp tính hoặc rất đau hay hoàn toàn kiệt sức, thì suy nghĩ trên hoàn toàn đúng. Trong các trường hợp, vận động thể chất vẫn là an toàn và có ích, hơn là chỉ nằm một chỗ để dưỡng sức. Dù vậy bạn cũng đừng quên lắng nghe cơ thể và giảm lượng vận động nếu thấy cần thiết.

“Đứng cả ngày không giống như tập thể dục”

Đứng hay đi lại quanh quanh cả ngày cũng tương đương với bạn đang vận động thể chất cao độ. Đây cũng là một dạng hình thức vận động nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, để tối ưu hóa hơn nữa thì bạn cần đổ một chút mồ hôi, bằng cách tăng cường độ tập luyện lên ít nhất 150 phút mỗi tuần ở bất cứ nơi nào có thể.

Bài viết của phó giáo sư Julie Broderick, chuyên gia vật lý trị liệu thuộc trường đại học Trinity College Dublin. Bài viết lần đầu được đăng tải lần đầu tiên trên The Conversation.

Đại Hải
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Những quan niệm sai lầm trong tập luyện