Những sai lầm thường gặp khiến cảm lạnh lâu khỏi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi thời tiết bắt đầu trở nên dễ chịu hơn vào mùa thu, tỷ lệ mắc cảm cúm cũng tăng lên. Khi bạn bị cảm lạnh, cần tăng cường khí bảo vệ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm lại áp dụng các biện pháp không phù hợp, khiến thứ khí này nhanh chóng tiêu hao, từ đó làm bệnh trở nặng hơn.

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, nhiều bệnh được cho là do các yếu tố ngoại cảnh gây ra. Chúng được gọi là “lục tà”, bao gồm phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hoả (nhiệt). Trong y học cổ truyền, người ta tin rằng cảm lạnh cũng là do sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh bên ngoài.

Theo lý thuyết của y học cổ truyền, khí là sinh lực hoặc năng lượng quan trọng. Để cuộc sống cân bằng cũng như sức khỏe và tinh thần ổn định, một người phải có khí cân bằng.

Khí có nhiều dạng, bao gồm cả “khí bảo vệ”. Khí này hoạt động chủ yếu trên bề mặt cơ thể, đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ. Khi khí bảo vệ của một người suy yếu, họ dễ bị nhiễm các mầm bệnh và thường xuyên bị ốm hơn.

Trong y học cổ truyền, mục tiêu của nhiều phương pháp điều trị là tăng cường khí bảo vệ cơ thể. Các phương pháp điều trị được cá nhân hóa và lựa chọn phù hợp với tình trạng của mỗi từng bệnh nhân, bởi vì tình trạng thể chất của mỗi người là khác nhau.

Tuy nhiên, chúng ta có xu hướng phạm phải một số sai lầm phổ biến khi bị cảm lạnh, khiến khí bảo vệ giảm nhanh chóng, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh.

Thời điểm thích hợp để uống trà gừng

Hàng nghìn năm nay, người Trung Quốc đã chữa cảm lạnh bằng các loại thảo mộc tự nhiên, trong đó có một số loại khá đơn giản, hiệu quả và được dân gian thường dùng.

Gừng là rễ của cây lâu năm Zingiber officinale. Con người đã sử dụng gừng như một phương thuốc thảo dược trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều bệnh, từ viêm khớp đến đau bụng. Ngày nay, người ta vẫn dùng gừng khi bị cảm cúm.

Một người bạn của tôi (tác giả gốc của bài viết - PV) bị cảm lạnh và đau họng. Nghe nói rằng uống trà gừng có thể xua tan cảm lạnh, nên anh pha một bình trà gừng và uống nó. Tuy nhiên, nó không hiệu quả.

Tại sao vậy? Uống trà gừng nên được thực hiện trong giai đoạn đầu của cảm lạnh. Lúc này, nó có thể làm tăng nhiệt cơ thể, xua tan cảm lạnh và giảm các triệu chứng.

Tuy nhiên, anh đã xuất hiện triệu chứng viêm họng, chứng tỏ phong hàn và cảm lạnh đã xâm nhập sâu vào bên trong, dẫn đến viêm và chuyển thành nhiệt gây bệnh.

Uống trà gừng ấm vào thời điểm này là không nên, vì nó chỉ làm nhiệt tăng lên và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Không ăn đồ sống, đồ lạnh

Rau và trái cây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nên tránh các loại trái cây và rau quả sống (hoặc lạnh) khi bạn bị cảm.

Một trong những bệnh nhân của tôi có các triệu chứng của bệnh cúm, như sổ mũi, ho và tiêu chảy do COVID-19. Cô tin rằng ăn nhiều trái cây và rau củ có thể chữa khỏi bệnh nhanh chóng nên đã ăn thật nhiều rau củ quả sống và lạnh, nhưng sức khỏe của cô ấy không được cải thiện. Lúc này, tôi khuyên cô ấy nên ăn cháo ấm và mặc thêm quần áo; sau đó cô ấy đã khỏe lại nhanh hơn.

Theo Zhang Zhongjing (150-AD 219), một danh y thời Đông Hán, những bệnh nhân bị cảm nên tránh thực phẩm lạnh, cay hoặc khó tiêu hóa.

Khi một người bị cảm lạnh, chức năng đường tiêu hóa sẽ kém đi và không có khả năng hấp thụ tất cả các loại chất dinh dưỡng. Khi nước lạnh và thức ăn thuộc về yếu tố lạnh gây bệnh đi vào dạ dày, dạ dày phải tiêu hao khí bảo vệ để làm nóng thức ăn lạnh trước khi tiêu hóa, điều này không có ích cho việc hồi phục.

Một thầy thuốc Đông y 100 tuổi từng nói với tôi rằng ăn trái cây sống khi bị cảm lạnh sẽ gây ho dai dẳng. Một lần tôi bị cảm và sốt, tôi đã thử một thí nghiệm cá nhân và ăn một ít trái cây. Kết quả là, khí bảo vệ cơ thể tôi tiêu tan nhanh chóng, và khiến tôi thậm chí còn cảm thấy tồi tệ hơn.

Đông y có câu: “Có khí bảo vệ trong cơ thể, mầm bệnh không thể tấn công”. Theo lý thuyết này, bệnh nhân có triệu chứng cảm lạnh nên mặc nhiều quần áo, giữ ấm cơ thể và nên ăn cháo. Nó sẽ tăng tốc độ phục hồi bằng cách giữ lại khí bảo vệ trong cơ thể và bổ sung nó một cách tự nhiên.

Hai loại cảm lạnh, hai công thức chữa bệnh theo y học cổ truyền

Có hai loại cảm lạnh chính trong y học cổ truyền, đó là cảm lạnh và phong nhiệt.

Cảm gió có đặc điểm là ớn lạnh, nhức đầu, hắt hơi, ngứa họng và ho ra chất nhầy trong hoặc trắng. Đây thường là giai đoạn đầu tiên của cảm lạnh và có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.

Cảm mạo phong nhiệt có đặc điểm là đau họng, sốt nhiều hơn ớn lạnh và ho ra đờm vàng.

Nếu các triệu chứng cảm lạnh là của giai đoạn cảm lạnh, nên dùng công thức sau:

Thành phần:

  • 10g hành lá
  • 6g đậu tương lên men
  • 3 - 4 lát gừng

Cho các nguyên liệu vào nồi khoảng 2 chén nước và đun sôi trong 10 phút. Uống nó ba lần mỗi ngày.

Nếu đó là một loại cảm lạnh phong nhiệt, công thức sau đây được khuyến nghị:

Thành phần:

  • 3g hoa cúc
  • 6g trà Dragon Well

Đổ 2 cốc nước sôi lên nguyên liệu. Uống nó ba lần mỗi ngày.

Theo Tiến Sĩ Wu Kuo-Pin từ The Epoch Times
Nhật Duy biên dịch

Bác sĩ Wu Kuo-pin là giám đốc của Phòng khám Tim Xinyitang Đài Loan. Năm 2008, ông bắt đầu học y học cổ truyền Trung Quốc và lấy bằng cử nhân tại Đại học Y khoa Trung Quốc ở Đài Loan.



BÀI CHỌN LỌC

Những sai lầm thường gặp khiến cảm lạnh lâu khỏi