Phỏng vấn trực tiếp: Tiêm vắc xin Trung Quốc dễ nhiễm vi rút hơn và các triệu chứng cũng nặng hơn

Giúp NTDVN sửa lỗi

(Epoch Times - Phỏng vấn qua điện thoại của phóng viên Xia Song và Luo Ya đưa tin). Cư dân Thượng Hải nói với tờ The Epoch Times rằng hầu hết những người cao tuổi chưa tiêm vắc xin đều không bị nhiễm bệnh. Ngược lại, nhiều người trẻ đã tiêm vắc xin nội địa dễ bị nhiễm bệnh hơn và các triệu chứng của họ cũng nặng hơn. Nếu đúng như vậy, loại vắc xin bất hoạt của Trung Quốc thực sự có vấn đề, không những không có tác dụng mà còn có nhiều tác dụng phụ.

Gần 250 triệu người nhiễm bệnh trong 20 ngày bùng phát dịch bệnh

Bản tóm tắt cuộc họp nội bộ của Ủy ban Y tế Quốc gia của ĐCSTQ đã được công bố cho thấy số ca nhiễm mới trong ngày 20 là 36,9964 triệu, chiếm 2,62% tổng dân số và tiếp tục tăng so với ngày 19 và 18. Từ ngày 1 đến ngày 20 tháng 12, tổng số ca nhiễm lên tới 248 triệu người, chiếm 17,56% tổng dân số.

Theo bản tóm tắt này, trong số 31 khu hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc, Bắc Kinh và Tứ Xuyên lần lượt xếp thứ nhất và thứ hai, với tỷ lệ lây nhiễm đã vượt quá 50%; Tiếp theo là Thiên Tân, Hồ Bắc, Hà Nam, Hồ Nam, An Huy, Cam Túc và Hà Bắc với tỷ lệ nhiễm từ 20% đến 50%.

Các thành phố có tổng số ca nhiễm trên 5 triệu người là Bắc Kinh, Thành Đô, Vũ Hán, Thiên Tân, Trịnh Châu và Trùng Khánh.

Theo phân tích của cuộc họp, tình hình dịch bệnh thời gian gần đây tại Trung Quốc đang trong giai đoạn diễn biến nhanh, tốc độ lây nhiễm mới trong một ngày đang gia tăng nhanh chóng. Kể từ tháng 12, tỷ lệ lây nhiễm của dân số đã vượt quá 17%. Dự kiến, cuối tháng 12, nhiều tỉnh thành và khu vực trên khắp Trung Quốc sẽ dần bước vào giai đoạn cao điểm của dịch. Khoảng 1 tuần sau có thể bước vào giai đoạn đầu của đỉnh dịch.

Cư dân Thượng Hải: Nếu tiêm vắc-xin nội địa sẽ dễ nhiễm bệnh hơn và triệu chứng sẽ nặng hơn

Ông Hồ, một cư dân đến từ Thượng Hải nói với tờ The Epoch Times rằng không chỉ người thân và bạn bè của ông ở Thượng Hải mà ở những nơi khác cũng đều đã bị nhiễm bệnh.

Ông nói: "Tôi cảm thấy rất lạ. Nhiều người xung quanh tôi cũng nói rằng những người trên 65 tuổi không bị nhiễm bệnh nhiều, và những người bị nhiễm bệnh chủ yếu là những người trẻ tuổi. Tôi nhận thấy một số người lớn tuổi trong cộng đồng của chúng tôi ít bị nhiễm bệnh. Tôi không thể nói là hoàn toàn không nhưng họ bị nhiễm rất ít. Hầu hết những người bị nhiễm đều còn trẻ”.

Xét nghiệm kháng nguyên của con gái ông Hồ cho kết quả âm tính, nhưng các triệu chứng của cô giống như đang nhiễm bệnh, gồm có đau đầu, sốt, ho và đau nhức khắp cơ thể, cô đã hồi phục trong vòng 3 đến 4 ngày.

Ông nói tiếp: "Tôi đang chăm sóc cho con gái và thấy không sao. Con tôi dạy học và học sinh đã lây nhiễm cho nó. Trong trường hợp này, đáng lẽ kết quả xét nghiệm phải dương tính. Nhưng thật kỳ lạ. Xét nghiệm axit nucleic lại âm tính. Bây giờ cộng đồng của chúng tôi đang làm xét nghiệm axit nucleic. Người làm xét nghiệm lấy tăm bông chạm vào lưỡi, que tăm này có vẻ hoạt động không tốt và kết quả cũng không chính xác. Hiệu trưởng của con gái tôi 40 tuổi đã tiếp xúc với nó và cũng đã bị dương tính”.

Ông Hồ nói rằng ông không rõ tình hình ở Bắc Kinh, nhưng ở Thượng Hải, trong số những người thân và bạn bè của ông, những người cao tuổi ít bị nhiễm bệnh trong khi những người trẻ tuổi hầu như đều đã bị nhiễm.

Ông cho biết: "Họ đều ở độ tuổi từ 40 đến 50. Trên mạng cũng truyền nhau rằng những người đã tiêm vắc xin dễ bị lây nhiễm hơn. Trẻ em cũng dễ bị nhiễm Covid-19, nhưng chúng sẽ hồi phục rất nhanh".

Ông Hồ cảm thấy rằng càng tiêm nhiều mũi vắc-xin Trung Quốc sẽ càng có khả năng bị nhiễm bệnh hơn. Ông quan sát thấy những người già chưa được tiêm vắc-xin ít bị nhiễm bệnh. Ông nói: "Giống như cộng đồng của chúng tôi, những người lớn tuổi chưa được tiêm phòng, vì vậy họ không sao cả. Tôi nhìn thấy họ hàng ngày, nhiều nhất họ cũng chỉ đeo khẩu trang, nhưng con cái của họ đều dương tính".

Một người họ Lý ở quận Tĩnh An, Thượng Hải cũng nói với tờ The Epoch Times rằng vài ngày trước, cậu con trai 40 tuổi của bà đã bị sốt. Bà phải chăm sóc con trai hàng ngày và con trai bà sốt cao liên tục trên 38,5 độ, cao nhất là 40,2 độ.

Bà không mua được thuốc hạ sốt ở các tiệm thuốc nên đã phải cho con trai uống nước chanh, rồi dùng gừng xoa lưng cho anh để hạ nhiệt. Ngày nào bà cũng ở bên cạnh con trai, đã một tuần trôi qua nhưng thân thể bà vẫn khoẻ mạnh không có biểu hiện gì.

Bà cũng nhiều lần nghe phản hồi từ bạn bè rằng những người đã tiêm vắc xin có khả năng bị nhiễm bệnh cao hơn và các triệu chứng cũng nặng hơn sau khi nhiễm bệnh.

Cô Trần sống tại Bắc Kinh nói với The Epoch Times rằng sau khi tiêm vắc xin, cô đã đi kiểm tra sức khỏe cách đây hai tháng và phát hiện mình đã có kháng thể, nhưng kháng thể không có tác dụng gì và cô vẫn bị nhiễm bệnh.

Cô ấy nói: "Tôi nghe họ nói rằng dịch bệnh dường như có liên quan đến việc tiêm vắc xin. Những người tiêm vắc-xin Sinovac rất nguy hiểm, vì sau khi nhiễm bệnh dễ xuất hiện các triệu chứng nặng. Tôi đã tiêm vắc-xin sinh học. Họ nói rằng vắc-xin sinh học tốt hơn một chút. Họ nói rằng vắc-xin Sinovac là giả, và cần phải bồi thường gì đó, v.v.. họ cứ nói như vậy”.

CDC Trung Quốc thừa nhận vắc-xin nội địa hầu như không ngăn được quá trình lây nhiễm

Một ngày trước khi ĐCSTQ đột ngột nới lỏng kiểm soát, Phùng Tử Kiện, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia của ĐCSTQ, đã có một bài giảng tại Đại học Thanh Hoa vào ngày 6 tháng 12, tiết lộ rằng vắc xin nội địa hầu như không ngăn ngừa được sự lây nhiễm của vi rút.

Một người dùng Twitter với tên tài khoản là "Cô Lý không phải là giáo viên của bạn" đã tweet lại nội dung bài giảng của Phùng Tử Kiện, trong đó đề cập rằng "vắc xin có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm rất kém và hầu như không ngăn được lây lan", "tỷ lệ lây nhiễm có thể lên tới 80% ~90% số người sẽ bị nhiễm bệnh."

Người dùng Twitter "Cô Li không phải là giáo viên của bạn" đã tweet nội dung bài giảng của Feng Zijian.

Một cư dân mạng bình luận: "Nói một cách đơn giản, đó chính là: 'Những trường hợp lây nhiễm vốn có thể từ từ thì chúng ta đã tập trung hết lại vào một thời điểm! Giống như chúng ta chặn dòng nước lại, tạo ra một cơn lũ lớn".

Một số cư dân mạng khác chế giễu: "Nếu biết có ngày hôm nay sao lúc trước còn làm vậy? Người Trung Quốc là những người đầu tiên biết thông tin này sao? Hơn một năm trước đã có bao nhiêu dữ liệu chi tiết, minh bạch và chính xác trên thế giới rồi! Cả thế giới đều đã vượt qua rồi. Bây giờ chỉ có trong nước mới ‘ngập lụt’ như thế nào thôi, thế lại còn công bố rằng “nước không sâu!”. Đó là một trò hề lớn. Thế mà họ vẫn đang tiếp tục từ chối vắc-xin mRNA...".

Phân tích: Chất lượng của loại vắc xin bất hoạt do Trung Quốc sản xuất có vấn đề lớn

Nhà bình luận thời sự Hoành Hà nói với phóng viên của tờ Epoch Times rằng: “Rất nhiều người ở Trung Quốc đã đưa ra phản hồi tương tự với tôi. Những người đã tiêm vắc-xin Trung Quốc lần này bị nhiễm bệnh còn nặng hơn, còn những người chưa được tiêm vắc-xin, thứ nhất, khả năng lây nhiễm không cao, thậm chí nếu bị nhiễm bệnh thì các triệu chứng cũng tương đối nhẹ, đó là những gì đã xảy ra ở Trung Quốc."

Vắc xin sản xuất trong nước đều là “vắc xin bất hoạt”. Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc, từng nhà nghiên cứu vi rút học tại Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ, đã nói với The Epoch Times rằng liệu vắc xin bất hoạt có đủ khả năng chống lại sự lây nhiễm vi rút hay không vẫn chưa được kết luận một cách xác đáng.

Ông nói rằng mặc dù "vắc-xin bất hoạt" là một phương pháp nghiên cứu và phát triển vắc-xin tương đối cổ điển, nhưng "khó khăn mà loại 'vắc-xin bất hoạt' này gặp phải là vi-rút trước tiên phải được nuôi cấy với số lượng tương đối lớn và bản thân quá trình là một thách thức. Một quy trình có rủi ro tương đối cao; Ngoài ra, trong quá trình bất hoạt vi rút, một số chất hóa học hoặc "nhiều chất" thường được thêm vào để ất hoạt vi rút, nhưng nếu lượng chất hóa học tương đối lớn thì làm thế nào để giảm tác động của các hóa chất này lên cơ thể con người trong quá trình sử dụng Các tác dụng phụ có thể xảy ra, đó là một vấn đề lớn."

Lâm Hiểu Húc cho biết: "Ngoài ra, việc kiểm tra xem vắc xin có còn virus hoạt động hay không cũng là một thách thức lớn. Nếu vi rút không bị bất hoạt 100%, một số virus còn sót lại có thể nhân lên trong cơ thể. Vì vậy, quá trình sản xuất vắc xin rất khắt khe và cần trải qua nhiều quy trình, nếu quy trình không đảm bảo thì tác hại do loại vắc xin này gây ra sẽ tương đối lớn hơn.”

Tiến sĩ Hà Mỹ Hương, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Y sinh và là chuyên gia phòng chống dịch bệnh ở Đài Loan nói với tờ The Epoch Times rằng: “ ‘vắc-xin bất hoạt' có nghĩa là sau khi chiết xuất được vi rút thì bất hoạt toàn bộ lượng vi rút này, loại vắc xin này cũng có thể gọi 'vắc-xin bất hoạt chứa toàn bộ thành phần vi rút'. Vì tác dụng của vắc-xin vi-rút bất hoạt này chưa từng được báo cáo trong tài liệu khoa học nên các nhà khoa học trên thế giới không biết tác dụng của nó ra sao”.

Cô ấy cũng nói rằng dựa trên lịch sử của loại vắc xin bất hoạt chứa toàn bộ thành phần vi rút" này, "ở Đài Loan, thứ nhất, chúng tôi không tự phát triển và thứ hai, chúng tôi sẽ không sử dụng loại vắn xin này.

Hoành Hà nói rằng chất lượng vắc xin bất hoạt của Trung Quốc thực sự là một vấn đề lớn. Chúng không chỉ không có hiệu quả mà thực ra còn có nhiều tác dụng phụ. Nhưng từ quan điểm y học, rất khó để đưa ra bất kỳ kết luận nào chỉ dựa trên cảm tính. Cần phải có các số liệu thống kê, và khó khăn của chúng ta là rất khó để có được đầy đủ dữ liệu”.

Ông nói rằng: "Đối với số liệu thống kê hiện nay của ĐCSTQ, thứ nhất là những số liệu này có bao nhiêu phần trăm sự thật? Thứ hai, họ có sẵn sàng chia sẻ những thông tin này với thế giới bên ngoài không? Trên thực tế, thế giới đã không học được bài học nào từ việc ngăn chặn thông tin ở Vũ Hán (vào cuối năm 2019), tức là chúng ta chưa rút ra được bài học từ những sai lầm trong quá khứ để tránh lặp lại ở lần sau”.

Theo The Epoch Times Chinese
Vong Cơ biên dịch

Video: Số Tử Vong Covid Của TQ Tăng Đột Biến, Nhà Tang Lễ Quá Tải, Nhà Xác Không Còn Chỗ Chứa



BÀI CHỌN LỌC

Phỏng vấn trực tiếp: Tiêm vắc xin Trung Quốc dễ nhiễm vi rút hơn và các triệu chứng cũng nặng hơn