10 vấn đề cần biết liên quan đến bệnh răng miệng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vì sao trên bề mặt răng có những đốm đen li ti và chải mãi không sạch? Sâu răng có thể tự lành không? Dưới đây là 10 vấn đề cần biết liên quan đến bệnh răng miệng.

1. Bệnh răng miệng ở giai đoạn đầu và giữa không đau, không ngứa nên nhiều người lầm tưởng là răng lành.

2. Lỗ và đốm đen trên răng về cơ bản là sâu răng. Nhiều người thắc mắc tại sao lại có vết đen trên răng mà chải mãi không sạch, thực chất đó đã là ổ răng sâu rồi, và sắc tố để lại là do sự bào mòn của các loại thức ăn khác nhau.

3. Các vùng có tỷ lệ sâu răng cao tập trung chủ yếu ở:

  • Các vết rỗ và khe nứt trên bề mặt răng hàm;
  • Những chỗ tiếp giáp mà răng không được sắp xếp ngay ngắn;
  • Bề mặt liền kề của hai răng;
  • Khe nướu.

Những vị trí này thường là những nơi không được sạch sẽ cho lắm.

4. Nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu liên quan đến vi khuẩn, đường (axit) trong thức ăn và khả năng chống sâu răng của cơ thể. Sâu răng có thể khiến răng bị đau và lung lay.

5. Sâu răng không thể tự lành mà chỉ tiếp tục nặng thêm, giữ vệ sinh sạch sẽ có thể làm chậm quá trình thoái hóa và sự ăn mòn của vi khuẩn. Tốt nhất nên trám răng ở giai đoạn đầu để ngăn ngừa tình trạng hư hỏng nặng hơn.

6. Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm của các mô bao gồm nướu, dây chằng nha chu, xương ổ răng… Thường gặp nhất là viêm nướu (vi khuẩn bám trên bề mặt răng) và vôi răng hình thành do mảng bám.

Tình trạng viêm nha chu nếu tiếp tục trở nên trầm trọng hơn có thể dẫn đến các vấn đề như mòn nướu, tụt nướu, lộ chân răng và lung lay.

7. Vì sao răng bị ê buốt? Bề mặt răng chịu nhiều tác động bên ngoài như lạnh, nóng, chua, ngọt và ma sát. Nó cũng sẽ đau nhức khi cắn vào vật cứng. Răng ê buốt là do lớp men trên bề mặt răng bị bào mòn mất đi và lớp ngà răng bị lộ ra ngoài.

Nguyên nhân chủ yếu do sâu răng, tụt nướu, kích thích ma sát quá mức, bạn có thể hỏi ý kiến ​​bác sĩ để sử dụng kem đánh răng chống ê buốt.

8. Nguyên nhân gây hôi miệng là gì? Hôi miệng chủ yếu được chia thành nguyên nhân từ miệng và không phải do miệng.

Trong đó, nguyên nhân không phải do miệng chủ yếu xuất phát từ đường tiêu hóa; còn lại hơn 70% trường hợp hôi miệng là từ sâu răng, viêm nhiễm, bã thức ăn còn sót lại, ăn khuya, vệ sinh răng miệng kém...

Các loại nước súc miệng khử mùi, xịt thơm miệng trên thị trường hầu hết đều chỉ có tác dụng che hơi thở có mùi, chứa nhiều hương liệu, nhưng chúng không thể loại bỏ mùi hôi hoàn toàn, sử dụng lâu dài sẽ gây hại cho răng miệng.

9. Làm sạch răng định kỳ có cần thiết không? Cần lấy cao răng 1 - 2 lần/năm để tránh sự lắng đọng của vi khuẩn và vôi răng, có tác dụng ngăn ngừa sâu răng, viêm nha chu và các bệnh răng miệng khác ở một mức độ nhất định.

10. Tại sao vẫn bị bệnh răng miệng dù đã đánh răng cẩn thận? Đây là hiện tượng mà nhiều người gặp, nguyên nhân chính là do hiệu quả, phương pháp và dụng cụ đánh răng chưa đúng chỗ!

Vì những vùng có tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cao thường ở các chi tiết và kẽ hở của răng, nên những vùng này thường không được chải.

Do đó, bạn nên sử dụng một số công cụ chăm sóc răng hiệu quả hơn và nắm vững các phương pháp chải răng chính xác, chẳng hạn như chải răng theo chiều dọc.

Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng bàn chải điện. Nhưng hãy chọn các sản phẩm có độ bền tốt, dải công suất lớn và khả năng bảo vệ răng cao. Nhiều sản phẩm nổi tiếng trên Internet có tỷ lệ hỏng răng cao và hỏng răng mãn tính.

Các bàn chải thuộc hãng Philips, Waterpik được công nhận là tốt. Tuy bàn chải Philips mạnh mẽ nhưng công suất hẹp, có khả năng làm tổn thương răng của bạn! Vậy nên cũng cần chú ý.

Ngoài ra, chỉ nha khoa và bàn chải có thể đánh vào các kẽ răng cũng là một lựa chọn tốt. Để có hiệu quả cao thì bạn nên dùng chỉ nha khoa Watsons và Oral-B.

Nước súc miệng không nên sử dụng quá mức và thường xuyên, ngày càng có nhiều sản phẩm tương tự trên thị trường, nhưng tốt nhất bạn chỉ nên dùng nhãn hiệu Listerine quen thuộc.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

10 vấn đề cần biết liên quan đến bệnh răng miệng