5 loại rau tăng gấp đôi dinh dưỡng khi nấu chín

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta biết rằng luôn luôn tốt khi ăn nhiều rau, dù đó là rau sống hay rau chín. Đây là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin, khoáng chất, chất xơ và rất nhiều thành phần khác tốt cho sức khỏe.

Không ít người thích ăn rau sống vì cho rằng một số chất dinh dưỡng sẽ bị phá hủy sau khi nấu chín.

Nhưng đôi khi có một số loại rau nấu chín còn tốt hơn ăn sống, chẳng hạn, trong một số trường hợp, nhiệt độ đun nóng có thể kích hoạt chất chống oxy hóa, hoặc phá vỡ thành tế bào, giúp cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng.

Nếu bạn muốn tận dụng tối đa tiềm năng của thực phẩm và hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể, thì dưới đây là một số loại rau phù hợp:

1. Cải bó xôi (rau chân vịt)

Rau chân vịt có chứa axit oxalic, ngăn chặn sự hấp thụ sắt và canxi, nhưng axit oxalic bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

Một nghiên cứu cho thấy, việc nấu rau chân vịt nhanh trong nước sôi rồi ngâm tiếp vào nước lạnh sẽ làm giảm mức oxalat trung bình 40%. Do đó, nấu chín rau chân vịt sẽ giúp cơ thể nhận được nhiều sắt và canxi hơn.

2. Nấm

Có nhiều chất dinh dưỡng trong nấm, chẳng hạn như kali, niacin, kẽm và magie.

Theo dữ liệu dinh dưỡng của USDA, một chén nấm trắng được nấu chín chứa gấp đôi lượng niacin tốt cho tim, kali tạo cơ, magie xây dựng xương và kẽm tăng cường miễn dịch so với một chén nấm sống.

Ngoài ra, ngay cả nấm ăn được, đôi khi nó cũng chứa một lượng nhỏ độc tố. Nhưng sau khi nấu ăn, các chất độc này sẽ biến mất.

3. Cà rốt

Carotenoid trong cà rốt là chất chống oxy hóa mạnh.

Một nghiên cứu vào năm 2008 công bố trên tạp chí The Journal of Agricultural and Food Chemistry cho thấy, khi cà rốt được luộc hoặc hấp cho đến khi mềm, hàm lượng carotenoid tăng 14%.

Mặt khác, nấu cà rốt trong dầu làm giảm 13% hàm lượng carotenoid.

4. Măng tây

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình nấu nướng có thể làm tăng giá trị dinh dưỡng của măng tây.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Quốc tế phát hiện rằng, việc nấu chín măng tây làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa và sáu chất dinh dưỡng khác lên hơn 16%.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc nấu chín sẽ làm tăng gấp đôi hàm lượng axit phenolic trong măng tây, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính nghiêm trọng.

5. Cà chua

Quá trình nấu ăn có thể cải thiện đáng kể việc sử dụng lycopene. Lycopene là một chất chống oxy hóa có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm tỷ lệ mắc bệnh tim và các bệnh mãn tính khác.

Theo một nghiên cứu năm 2002, sau khi nấu chín, mức độ lycopene có thể hấp thụ trong cà chua tăng 35%.

Mặc dù nấu chín cà chua có thể làm giảm hàm lượng vitamin C, nhưng nghiên cứu cho thấy, nó vẫn sẽ làm tăng hiệu quả tổng thể của các chất chống oxy hóa trong cà chua lên 62%.

6. Bông cải xanh và súp lơ trắng

Bông cải xanh và súp lơ trắng chưa nấu chín có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa khác nhau, chẳng hạn như đau bụng, đầy hơi và chướng bụng.

Nấu và ăn những loại rau họ cải này không chỉ giúp dạ dày của bạn dễ chịu hơn, mà còn kích hoạt một số enzym làm tăng các hợp chất chống lại bệnh tật.

Mặc dù có nhiều phương pháp nấu ăn khác nhau, nhưng hấp là một cách tuyệt vời để bảo quản và tăng giá trị dinh dưỡng, trong khi chiên có xu hướng làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Thời gian nấu cũng đóng một vai trò quan trọng, và rút ngắn thời gian nấu có thể nâng cao giá trị dinh dưỡng.

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung

Devon Andre có bằng Cử nhân Khoa học Pháp y của Đại học Windsor ở Canada và Tiến sĩ Luật của Đại học Pittsburgh. Bài viết này xuất hiện lần đầu trên tờ Bel Marra Health.



BÀI CHỌN LỌC

5 loại rau tăng gấp đôi dinh dưỡng khi nấu chín