Ai nên tránh giác hơi? Những hiểu lầm phổ biến là gì? (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giác hơi là một phương pháp điều trị và giữ gìn sức khỏe trong y học cổ truyền. Ngày nay, nó đang trở nên khá phổ biến và được ưa chuộng. Dù vậy, vẫn còn một số vấn đề liên quan đến giác hơi mà không phải ai cũng biết.

-> Xem lại: Vì sao giác hơi khiến vết thâm trên da mỗi người lại khác nhau? (Phần 1)

3. Những hiểu lầm phổ biến về giác hơi

#1. Giác hơi có thể thực hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể

Nhiều người nghĩ chỉ cần ở đâu đó trên cơ thể không thoải mái đều có thể giác hơi. Thực tế, đây là một hiểu lầm và không phải tất cả mọi bộ phận đều có thể sử dụng phương pháp này.

Bạn không thể giác hơi ở ngực hoặc các vết loét trên da. Nếu là phụ nữ có thai, giác hơi phải tránh vùng bụng và thắt lưng để tránh sảy thai.

#2. Giác hơi có thể chữa được mọi bệnh

Mặc dù giác hơi thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng chính vì điều này mà không ít người lầm tưởng rằng giác hơi có thể chữa được mọi bệnh. Thực tế, giác hơi cũng có những hạn chế nhất định trong việc điều trị một số bệnh.

#3. Để cốc giác hơi càng lâu càng tốt

Khi giác hơi, người ta thường đặt cốc sau lưng và đợi một lúc. Có người nói để cốc càng lâu thì tác dụng càng tốt, thậm chí cũng có quan điểm cho rằng phải kéo dài thời gian giác hơi cho đến khi ra hết mụn nước thì mới đạt hiệu quả tối ưu.

Thực ra những ý kiến ​​trên đều sai, nếu thời gian giác hơi quá lâu sẽ gây tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

#4. Mật độ giác hơi càng nhiều càng tốt

Giác hơi thường để lại các vết thâm trên cơ thể. Ở khía cạnh nào đó, các vết thâm này tượng trưng cho sức khỏe của bạn, nếu vết thâm càng đậm thì sức khỏe càng kém.

Nhiều người khi nhìn thấy tình trạng này sẽ nghĩ rằng họ nên giác hơi nhiều hơn.

Thực tế không phải vậy, tần suất giác hơi không phải càng nhiều thì càng tốt. Thời điểm giác hơi tốt nhất là đợi cho đến khi hết hẳn vết bầm tím trên cơ thể rồi mới thực hiện lại mới.

#5. Lặp lại giác hơi trên cùng một vùng cơ thể

Trong quá trình giác hơi, nhiều người muốn làm nhiều lần trên cùng một bộ phận. Đây cũng là một cách nghĩ sai lầm.

Nếu giác hơi lặp đi lặp lại trên một vùng của cơ thể, thì nó sẽ khiến da bộ phận này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tổn thương hoặc mẩn đỏ, dễ nổi mụn nước, thậm chí gây nhiễm trùng da tại chỗ.

Vì vậy, giác hơi ở nhiều nơi cũng có thể làm tăng tác dụng chữa bệnh.

4. Những lưu ý khi giác hơi là gì?

Giác hơi cũng là một công việc tương đối chuyên nghiệp, bạn phải qua đào tạo chuyên môn thì mới có thể bắt đầu. Nếu bạn tự thực hiện, rất có thể gặp phải sự cố không đáng có, thậm chí gây tổn thương da.

Vậy bạn cần chú ý những gì khi giác hơi?

#1. Khử trùng trước khi giác hơi

Các dụng cụ giác hơi cần phải được khử trùng cẩn thận trước khi sử dụng.

Đặc biệt tại các cơ sở giác hơi, các dụng cụ giác hơi này được sử dụng cho nhiều người mỗi ngày, việc khử trùng nếu không chú trọng sẽ có nguy cơ lây nhiễm chéo và tăng khả năng mắc các bệnh ngoài da.

#2. Chú ý đến thời gian giác hơi

Khi giác hơi phải kiểm soát thời gian giác, nếu thời gian giác quá ngắn sẽ không đạt được hiệu quả tương ứng, nếu thời gian giác quá dài thì da sẽ bị tổn thương.

Do đó, hãy cố gắng kiểm soát thời gian giác hơi khoảng 10 phút, nếu giác hơi vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể thì bạn nên rút ngắn thời gian lại.

#3. Chú ý đến nhiệt độ trong nhà trong quá trình giác hơi

Trong quá trình giác hơi, các mao mạch của cơ thể ở trạng thái mở. Vì vậy, hãy chú ý kiểm soát nhiệt độ trong nhà trên 22 độ. Nhiệt độ này vừa đủ để đảm bảo quá trình phục hồi của cơ thể.

Nếu nhiệt độ thấp hơn 22 độ, thì hơi lạnh dễ xâm nhập vào cơ thể, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng khí thấp, lạnh trong người.

#4. Đừng tắm sau khi giác hơi

Do sau khi giác hơi, nhiệt độ da trên bề mặt cơ thể tương đối cao, các lỗ chân lông đều mở ra, tình trạng da lúc này rất nhạy cảm.

Nếu tắm vào thời điểm này sẽ khiến da bị tổn thương, đồng thời hơi lạnh dễ xâm nhập, làm tăng các triệu chứng khí thấp, lạnh trong người.

5. Ai không thích hợp để giác hơi?

Mặc dù giác hơi rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích hợp để giác hơi.

Có một số kiểu người không phù hợp để giác hơi như: bệnh nhân mắc bệnh tim nặng, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai, người bị rối loạn chảy máu, người bị suy tim, người bị dị ứng da...

Nếu những bệnh nhân này giác hơi, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, và có thể gây ra những rủi ro không đáng có. Ngoài ra, những người thiếu khí cũng không thích hợp để giác hơi.

Hoàng Tuấn
Theo Buzzhand



BÀI CHỌN LỌC

Ai nên tránh giác hơi? Những hiểu lầm phổ biến là gì? (Phần 2)