Bệnh gút gây đau nhức dữ dội - 5 loại đồ uống bạn nhất định phải bỏ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự tích tụ axit uric tại các khớp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cơn đau do bệnh gút. Các loại đồ uống được nhắc đến dưới đây đều có đều làm tăng axit uric. Nếu bạn muốn giảm bớt sự tái phát và các cơn đau do gút, bạn cần tránh xa chúng.

Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến, nguyên nhân chính là do các tinh thể axit uric lắng đọng tại các khớp dẫn đến tình trạng sưng, tấy đỏ, nóng, đau nhức dữ dội.

Gút thường xảy ra ở bàn chân, nhưng thực tế thì bệnh cũng có thể xuất hiện ở mắt cá chân, mu bàn chân, gót chân, đầu gối hoặc cổ tay… Khi ập đến, nó thường gây ra đau đớn rất khó chịu và dữ dội cho người bệnh.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời sau cơn gút có thể giúp kiểm soát bệnh và giảm đau đớn; nhưng nếu bệnh nhân chăm sóc không tốt, thì nó sẽ dễ tái phát trở lại.

Vì vậy, người bệnh gút cần chú ý chăm sóc hàng ngày; đặc biệt là chế độ ăn uống, ngoài thức ăn, đồ uống cũng cần lưu ý.

5 thức uống không phù hợp với người bệnh gút

Rượu

Dù là loại rượu nào, miễn là có chứa ethanol thì người bệnh gút đều không được uống.

Vì etanol xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ axit lactic, nó ức chế quá trình bài tiết axit uric ở ống thận, ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric.

Ngoài ra, ethanol là chất có hàm lượng calo cao, uống quá nhiều có thể dẫn đến béo phì, rối loạn chuyển hóa và tăng đề kháng insulin và chuyển hóa acid uric, gây ra bệnh gút.

2. Nước trái cây

Nước trái cây được chia thành nước hoa quả nguyên chất và nước ép hoa quả; nhưng dù là nước loại nào thì người bệnh gút cũng nên hạn chế, và tốt nhất là nên tránh xa.

Lý do là bởi trong nước hoa quả có chứa nhiều đường fructose, và đây là tác nhân trực tiếp làm tăng axit uric.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, nước ép trái cây nguyên chất bị mất đi chất xơ, các chất dinh dưỡng khác cũng bị phá hủy nên dinh dưỡng của loại nước này giảm đi rất nhiều, phần lớn còn lại sau khi vào cơ thể là đường fructose.

Cũng trong quá trình sản xuất, người ta thường bổ sung thêm các chất màu nhân tạo, gây ảnh hưởng đến cơ thể, thậm chí bất lợi cho việc kiểm soát bệnh gút.

3. Đồ uống có ga

Một số đồ uống có ga có chứa siro ngô làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa purin, làm tăng gánh nặng cho thận, dẫn đến tích tụ axit uric.

Các loại đồ uống có ga sẽ tạo gánh nặng cho thận và dẫn đến chuyển hóa không bình thường; ngoài ra nó còn dễ gây sỏi thận, làm tổn thương chức năng thận, suy giảm chức năng hoạt động của thận.

4. Trà sữa

Hàm lượng dinh dưỡng trong trà sữa thấp, thậm chí có loại còn làm tăng axit uric.

Nhiều loại trà sữa chứa đường, nếu bạn uống quá nhiều có thể gây kháng insulin, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric trong máu.

Ngoài ra, trong trà sữa có chứa caffeine có thể gây rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tích tụ axit uric và tăng tỷ lệ mắc bệnh gút.

5. Đồ uống chức năng

Thức uống chức năng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất điện giải và glucose. Nó thích hợp với những người thường xuyên tập thể dục.

Tuy nhiên, các sản phẩm này không thích hợp làm thức uống bổ sung trong sinh hoạt. Nếu bạn uống quá nhiều, thì nó không chỉ làm tăng sản xuất axit uric mà còn tăng tải cho tim, dẫn đến tăng huyết áp.

Lời khuyên

Bệnh nhân gút nên thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh cơ thể để tránh cơn gút tái phát, chú ý uống ít, thậm chí tránh xa 5 loại đồ uống nói trên.

Bạn có thể uống nhiều nước lọc hơn, bởi nó có thể làm loãng máu, lợi tiểu và thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric.

Bên cạnh việc kiểm soát chế độ ăn uống, bệnh nhân cũng cần phải hợp tác với bác sĩ để dùng thuốc.

Chỉ khi phối hợp điều trị trên nhiều phương diện thì chúng ta mới có thể kiểm soát được axit uric, giảm tỷ lệ mắc bệnh gút và tránh làm tổn thương thận.

Bởi dưới tác động của axit uric, chức năng thận sẽ bị tổn thương, suy giảm và cuối cùng dẫn đến bệnh thận.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Bệnh gút gây đau nhức dữ dội - 5 loại đồ uống bạn nhất định phải bỏ