25 loại gia vị và hương liệu giúp cơ thể giải độc một cách hiệu quả

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chế độ ăn uống và sinh hoạt của con người hiện đại khiến cơ thể ngày càng tích tụ nhiều độc tố, khiến các cơ quan nội tạng phải làm việc nhiều hơn để giải độc. Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên các đặc tính của gia vị và hương liệu, từ đó tận dụng chúng để hỗ trợ cải thiện nhiều chứng bệnh khác nhau.

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày dễ khiến cơ thể ngày càng tích tụ nhiều độc tố. Ví dụ, các chất phụ gia nhân tạo, gia vị hóa học… sẽ cản trở hiệu quả giải độc.

Khi các chất độc tích tụ, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, khô da, táo bón, chóng mặt, mất ngủ, béo phì. Việc tận dụng tốt các loại gia vị và hương liệu có sẵn trong bếp có thể tăng cường khả năng giải độc của cơ thể.

Sử dụng gia vị và nguyên liệu nhạt để giải độc hiệu quả hơn

Sau khi chọn nguyên liệu theo thể trạng, triệu chứng và theo mùa, bạn có thể bắt tay vào làm món súp giải độc!

Tuy nhiên, tất cả các loại gia vị hay hương liệu trong chế độ ăn uống cũng có những đặc tính và tác dụng riêng. Sau đây sẽ giới thiệu sơ lược về ảnh hưởng của việc nêm gia vị trong nấu ăn.

Để nâng cao hiệu quả giải độc, hãy sử dụng các gia vị cơ bản như muối, giấm, xì dầu và miso càng nhiều càng tốt và nêm nhạt càng tốt.

Trái lại, việc thêm nhiều đường, phụ gia nhân tạo, gia vị hóa học... sẽ cản trở hiệu quả giải độc, vì vậy bạn nên tránh sử dụng chúng.

Nếu bạn cảm thấy chưa đủ, có thể bổ sung thêm một số loại gia vị hoặc hương liệu khác để tăng hương vị.

Ngoài ra, hãy chú ý đến sự kết hợp của các thành phần. Việc kết hợp các nguyên liệu có tính nóng với nhau sẽ tăng tác dụng làm ấm cơ thể.

Nếu kết hợp đồng thời các nguyên liệu có tính ấm và nóng với các nguyên liệu có tính mát và lạnh, thì tác dụng làm ấm và giải nhiệt sẽ bị chậm lại.

Việc nêm gia vị cũng vậy, chẳng hạn nếu bạn dùng ớt cay với dưa chuột lạnh thì tác dụng làm mát của món ăn này đối với cơ thể sẽ thấp hơn.

Thậm chí, chế biến dưa chuột lạnh thành súp nóng để ăn, hoặc chế biến món gà ấm thành các món nguội v.v. Cả hai đều có thể làm cho tác dụng của các thành phần bên trong bị thuyên giảm.

Bản chất - Hiệu quả của các loại gia vị và hương liệu

Từ gia vị cơ bản như muối đến các loại gia vị khác nhau đều có những đặc tính và tác dụng riêng. Hãy chọn loại phù hợp với thể trạng hoặc triệu chứng của bạn:

  • Muối: tính lạnh / mặn.

Hiệu quả: Thanh nhiệt dư thừa trong cơ thể / cải thiện tình trạng mẩn đỏ / giải độc.

  • Giấm: tính ấm / vị chua, đắng.

Hiệu quả: Thúc đẩy tuần hoàn máu / cải thiện chứng khó tiêu, chán ăn / cải thiện tình trạng sưng tấy đỏ.

  • Đường nâu: ấm / ngọt.

Hiệu quả: Cải thiện chứng hư hàn (*) và cảm lạnh / cải thiện tình trạng chán ăn / loại bỏ mệt mỏi.

  • Đường trắng: mát / ngọt.

Hiệu quả: Giảm cảm giác nôn nao khó chịu / cải thiện chứng đau bụng / cải thiện ho khan và khát nước.

  • Mật ong: có độ sánh / vị ngọt.

Hiệu quả: Dưỡng ẩm cho cơ thể / cải thiện tình trạng táo bón / cải thiện tình trạng khô da.

  • Hạt tiêu: cay / nóng.

Hiệu quả: Cải thiện chứng lạnh bụng hoặc nôn mửa do hư hàn / cải thiện chứng chán ăn, khó tiêu.

  • Nước tương (xì dầu): lạnh / mặn.

Hiệu quả: Cải thiện mụn trứng cá và giảm thâm.

  • Miso: ấm / ngọt, mặn.

Hiệu quả: Tăng cường khí lực / cải thiện tình trạng lạnh bụng / giải độc.

  • Rượu: ấm / ngọt, cay, đắng.

Hiệu quả: Cải thiện tình trạng đau khớp, cứng cơ / cải thiện và giảm đau do hư hàn.

  • Mirin (**): ấm / ngọt.

Hiệu quả: cải thiện tình trạng hư hàn và cảm lạnh.

  • Nước mắm (dựa trên nước mắm làm từ cá cơm Nhật Bản): ấm / mặn, ngọt.

Hiệu quả: Bổ sung khí lực / cải thiện sự mệt mỏi của mắt và cơ / thúc đẩy lưu thông máu.

  • Doubanjiang (sốt đậu cay kiểu Trung Quốc): mặn / cay nhẹ.

Hiệu quả: Cải thiện tình trạng hư hàn / cải thiện tình trạng chán ăn.

  • Mù tạt vàng: cay / nhẹ.

Hiệu quả: Điều hòa hoạt động của dạ dày / cải thiện chứng khó tiêu / giảm nghẹt mũi.

  • Dầu ô liu: tính mát / ngọt, chua, hăng, làm se.

Hiệu quả: Cải thiện chứng đau họng và ho / cải thiện da khô / cải thiện tình trạng táo bón.

  • Dầu mè: mát / ngọt.

Hiệu quả: Cải thiện tình trạng táo bón / cải thiện làn da khô ráp.

  • Nghệ: vị cay / đắng nhẹ.

Hiệu quả: Thúc đẩy tuần hoàn máu / giảm đau khớp / cải thiện kinh nguyệt không đều.

  • Kem bơ: mịn / ngọt.

Hiệu quả: Cải thiện tình trạng táo bón / cải thiện da khô / giải tỏa cơn khát.

  • Quế: cay / nóng, ngọt.

Hiệu quả: Giảm đau dạ dày và đau bụng do hư hàn / cải thiện tay chân lạnh / cải thiện tê cóng.

  • Đại hồi: tính ấm / vị cay, ngọt.

Hiệu quả: Thúc đẩy dòng chảy của khí / giảm đau thắt lưng do hư hàn và cảm lạnh / cải thiện cảm giác buồn nôn.

  • Ớt: cay / nóng.

Hiệu quả: Cải thiện Tình trạng hư hàn / Cải thiện đau bụng do hư hàn / Cải thiện chứng đầy bụng.

  • Sơn tiêu: ấm / cay.

Hiệu quả: Cải thiện tình trạng đau bụng do hư hàn / cải thiện tức ngực / giảm đau răng.

  • Xuyên tiêu: cay / nóng.

Hiệu quả: Giải độc / Cải thiện chứng khó tiêu / Cải thiện chứng đau bụng và phù nề do thiếu và lạnh.

  • Vừng trắng: tính bình / ngọt.

Hiệu quả: Cải thiện tình trạng táo bón / cải thiện da khô và các vấn đề về da.

  • Hạt mè đen: tính bình / ngọt.

Hiệu quả: Cải thiện các vấn đề về tóc bạc / giảm chóng mặt, mất ngủ / cải thiện chứng táo bón.

  • Vỏ cam quýt phơi khô (trần bì): ấm / hăng, đắng.

Hiệu quả: Cải thiện tình trạng chướng bụng / cải thiện tình trạng nôn trớ, tiêu chảy, khó tiêu / giảm ho và giảm đờm.

Điều chỉnh hiệu ứng của gia vị lên cơ thể bằng cách kết hợp các thành phần và phương pháp nấu ăn

1. Sự kết hợp của các thành phần có cùng tính chất

  • Khi cơ thể bị nhiễm lạnh và xuất hiện các triệu chứng do hư hàn: nóng + ấm, có thể nâng cao tác dụng làm ấm cơ thể.
  • Trong cơ thể tích tụ nhiệt quá mức sẽ xuất hiện các triệu chứng do khô nhiệt gây ra: tính mát + tính lạnh, có thể nâng cao tác dụng giải nhiệt cho cơ thể.

2. Sự kết hợp các thành phần có tính chất khác nhau

  • Khi bạn muốn làm ấm cơ thể một cách nhẹ nhàng: ấm (hoặc nóng) + mát (hoặc lạnh), có thể làm chậm tác dụng làm ấm, do đó tốc độ làm ấm cơ thể sẽ không quá mạnh.
  • Khi bạn muốn loại bỏ nhiệt một cách nhẹ nhàng: mát (hoặc lạnh) + ấm (hoặc nóng), có thể làm chậm hiệu quả làm lạnh, do đó tốc độ làm lạnh sẽ không quá dữ dội.

3. Một số thành phần thay đổi tính chất của chúng khi đun nóng

  • Tỏi sống: cay / nóng; tỏi đun nóng: ấm / ngọt.
  • Ngó sen sống: lạnh / ngọt; ngó sen đun nóng: tính bình / ngọt.

4. Hiệu quả của các thành phần sẽ khác nhau tùy thuộc vào phương pháp nấu ăn

Tác dụng làm ấm hoặc làm mát cơ thể của các nguyên liệu sẽ thay đổi theo cách nấu.

Ví dụ, tác dụng làm ấm của các nguyên liệu có tính ấm sẽ được tăng cường theo thứ tự: nhiệt độ thường → chần → luộc, hấp → nướng → chiên, xào ở nhiệt độ cao.

Ngược lại, gia vị và hương liệu làm mát sẽ làm chậm hiệu quả giải nhiệt theo thứ tự này.

(*) Hư hàn: còn gọi là chứng dương hư; là tên gọi chung cho các trường hợp dương khí bất túc, cơ năng suy thoái, các cơ quan trong cơ thể không được sưởi ấm.

(**) Mirin: là một loại rượu gạo tương tự như sake, nhưng với hàm lượng cồn thấp hơn và hàm lượng đường cao hơn. Mirin được sử dụng nhiều trong ẩm thực Nhật Bản.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

25 loại gia vị và hương liệu giúp cơ thể giải độc một cách hiệu quả