Hướng dẫn đúng đắn để thực hành Chánh niệm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vừa đạt trạng thái Thiền, vừa định tư tưởng vào thời điểm đang Thiền là không hề đơn giản - nhưng đó mới là cách đúng để Thiền..

Chánh niệm đã trở thành một từ thông dụng trong thập kỷ qua hoặc lâu hơn và đó là một điều tốt. Nó có sức mạnh và có thể giúp chúng ta trở về “thực tại” hơn, hạnh phúc và tập trung hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa quen với chánh niệm, bạn sẽ dễ dàng hiểu sai những thông điệp về chánh niệm có trên mạng: đó là hình ảnh của những người hoàn toàn bình yên trong cuộc sống, tràn đầy hạnh phúc, họ chỉ đơn giản là ngồi yên và thiền định một vài phút. Chúng là những hình ảnh đẹp, nhưng đó không phải là tất cả sự thật.

Chánh niệm là sức mạnh và bạn có thể đạt được điều đó. Nhưng bạn chỉ nên thực hiện điều đó với một tâm trí rộng mở, biết rõ điều mình đang làm.

Vì vậy, tôi cố gắng viết ra hướng dẫn sau đây để hướng dẫn các bạn cách thực hành Chính niệm đúng đắn nhất.

Chánh niệm thật khổ. Bạn ngồi thiền và cảm thấy khó chịu, muốn bỏ chân ra, muốn đi làm việc khác, lên kế hoạch trong ngày, lao vào công việc, trả lời một vài tin nhắn, tìm kiếm một số thông tin mà bạn nghĩ tới. Giữ được nó thật khó nhưng có rất nhiều lợi ích nếu mà bạn có thể đạt được.

Chánh niệm là hỗn độn. Bạn nên bắt đầu học thiền định bằng cách tập ngồi thiền mỗi ngày và nghĩ tốt về bản thân. Đôi khi bạn có thể cảm thấy bị lạc lõng, nội tâm cảm giác đấu tranh với những suy nghĩ xấu xa. Việc này có thể xảy ra trong nhiều năm. Hoặc bạn có thể tập loại bỏ những suy nghĩ xấu và tiêu cực ngay cả khi đang ngồi nghỉ ngơi, hay trong lúc làm những việc đơn giản, hoặc kể cả ăn uống. Chỉ khi tự thúc đẩy mình thực hành chính niệm bạn mới cảm giác tĩnh tại hơn và quá trình học Thiền sẽ thuận lợi hơn.

Cuôn sách Chuyển Pháp Luân giúp cô nhận ra rằng nâng cao đạo đức mới là cái gốc cho các giải pháp của các vấn đề sức khoẻ con người, sự phồn vinh của xã hội và bảo tồn môi trường.
Đọc những cuốn sách hay và tĩnh lặng cũng là một cách để luyện rèn Chánh niệm... (NTD Việt Nam)

Chánh niệm là hỗn độn, giống như cuộc sống, và đó là lý do để mở ra sự lộn xộn thay vì mong muốn thông thường của chúng ta là sắp xếp mọi thứ trật tự và gọn gàng. Chúng ta có thể học cách chấp nhận sự lộn xộn của cuộc sống nếu chúng ta thực hành với nó.

Chánh niệm thật khó chịu. Ngồi yên và đối mặt với những cảm giác phức tạp của thời điểm hiện tại có thể làm bạn cảm thấy nhàm chán. Nó có thể mang lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mất tập trung. Lúc đó bạn sẽ có những mong muốn thôi thúc đi làm việc khác như lên kế hoạch và giải quyết công việc hay học hành, bởi vì chúng là những thói quen tinh thần cũ. Việc không tuân theo những thôi thúc đó có thể rất khó chịu.

Thực hành Chánh niệm thật khó chịu vì nó yêu cầu chúng ta phải gạt bỏ những lối suy nghĩ cũ trước đây. Nhưng đó chính là lý do mà Chánh niệm mang lại sức mạnh cho bạn.

Chánh niệm hỗ trợ rất nhiều trong cuộc sống của bạn. Nhiều bạn nói mình đã thực hành thiền định trong một vài tháng và nghĩ rằng mình đã hiểu rõ về nó. Tuy nhiên thật bất ngờ, sự thật là càng thực hành, bạn sẽ càng biết nhiều, khám phá nhiều, và đề cao hơn. Bạn sẽ tự điều chỉnh bản thân theo thể ngộ mới. Sau một vài tháng, bạn cảm thấy mình biết được một hoặc hai điều trong lúc thiền định, và sau đó bạn đọc một cuốn sách hoặc nghe một bài nói chuyện từ một giáo viên, và bạn bất ngờ vì những điều này mình đã biết rồi. Lâu dần, bạn trở nên phấn khích, và mỗi lần như vậy có thể khiến bạn rất ngạc nhiên

Chánh niệm có thể làm bạn sốc khi giúp bạn khai mở trí huệ. Và đó là một phần của ma thuật- bạn sẽ cảm thấy mình việc mình tồn tại trên trái đất chỉ là một ảo ảnh, học cách làm quen với cảm giác nhẹ như không và đầu óc trống rỗng.

Chánh niệm cần rất nhiều thời gian thực hành. Bạn có thể tập thiền (hoặc bất kỳ thực hành chánh niệm nào khác) khi bạn mới bắt đầu. Bạn không làm được điều đó “đúng cách” hoặc không giữ được sự “tĩnh lặng” đủ lâu. Đừng lo lắng, đó là một quá trình tu tập liên tục, mà bạn sẽ không bao giờ biết chính xác mình đang làm gì. Bạn chỉ nên thực hành và thực hành thôi, sau đó thực hành nhiều hơn. Bạn có thể đạt được một số tiến bộ, chỉ để biết rằng bạn vẫn còn nhiều thứ để học.

Phải mất rất nhiều thời gian khổ luyện, đó là lý do thành quả thu được sẽ rất tuyệt vời.

Bạn sẽ nghĩ rằng mình thực hành sai và thất bại nhiều. Bạn có thể bắt đầu và liên tục cảm thấy như bạn đang làm sai, và cảm giác đó không dễ chịu lắm. Tin tốt là không ai biết họ đang làm gì, và cảm giác đó thường rất khó chịu. Tin tốt hơn là cảm giác đó sẽ không bao giờ làm bạn dễ chịu và bạn phải học cách làm quen với khái niệm là bạn sẽ không bao giờ biết chắc chắn được điều gì. Tương tự như cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng ta thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài (hoặc nghĩ rằng có điều gì đó không ổn với chúng ta), thay vì chấp nhận sự không chắc chắn này như một phần cơ bản của cuộc sống mà chúng ta có thể mở ra và thậm chí yêu quý chúng.

Nó sẽ cho bạn thấy tất cả “lỗi lầm” của bản thân. Thông qua thực hành chánh niệm, bạn sẽ từ từ nhận ra bản thân đã hành xử không như ý muốn. Bạn không phải là người khó chịu, tranh đấu, giỏi giang hay đặc biệt gì cả. Điều này sẽ trở nên rõ ràng khi bạn thực hành.

Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh rằng, thực hành thiền định đều đặn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bẩm sinh của chúng ta. (Ảnh: ĐP)

Bạn sẽ đối mặt với tất cả những con quỷ của bạn. Và sau đó bạn sẽ bắt đầu làm chủ chúng.

Bạn sẽ bắt đầu nghĩ rằng người khác nên biết suy nghĩ hơn - vậy mới là sai. Khi bạn bắt đầu nhận được những điều tốt hơn về tâm trí, và ngày càng nhận thức rõ hơn về thói quen cũng như mô hình suy nghĩ của bạn, mọi chuyện sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn nhận ra những người khác không có lý trí. Và bạn có thể nghĩ rằng họ cũng nên tập luyện, rằng họ nên đặt điện thoại xuống và sống với thực tại nhiều hơn. Bạn có thể nghĩ rằng bạn biết người khác nên làm gì vì bạn đã học được một hoặc hai điều.

Và sau đó, bạn sẽ nhận ra rằng việc phán xét người khác và nghĩ rằng bạn biết người khác nên cư xử như thế nào chính là thói quen suy nghĩ cũ của bạn thích đánh giá và điều khiển người khác. Đó là lúc bạn nên học cách loại bỏ suy nghĩ xấu xa đó. Và khi bạn làm điều đó, bạn sẽ trở nên cởi mở hơn để kết nối với những người khác.

Nó đòi hỏi nhiều hơn chánh niệm. Khi bạn thực hành, bạn sẽ thấy rằng chánh niệm không phải là câu trả lời cho tất cả mọi thứ. Nó không kỳ diệu giải quyết bất kỳ vấn đề. Nó là một khả năng mạnh mẽ có thể mang lại nhận thức tuyệt vời cho cuộc sống của bạn. Nhưng đôi khi trí huệ được khai mở sẽ khiến bạn nhận ra nhiều sự thực tồi tệ, khắc nghiệt về con người và thế giới xung quanh bạn. Sư thật không phải lúc nào cũng tốt và nó không giải quyết mọi thứ.

Chánh niệm chỉ là một phần của công việc. Công việc cũng đòi hỏi lòng trắc ẩn cho bản thân và những người khác. Nó đòi hỏi khả năng chịu đựng tổn thương và lòng bao dung của bạn. Nó đòi hỏi sự trung thực và sẵn sàng đối mặt với mọi thứ. Nó đòi hỏi bạn phải sẵn sàng yêu mọi thứ như hiện tại, mà không cần phải kiểm soát mọi thứ. Nó đòi hỏi bạn phải buông bỏ ý nghĩ bạn muốn mọi thứ nên như thế nào, về những gì bạn nghĩ rằng bạn nên có hoặc không nên có. Chánh niệm đòi hỏi bạn phải sẵn sàng học hỏi, cởi mở trong trạng thái tĩnh lặng hư vô.

Đó là một công việc đẹp, và đòi hỏi sự can đảm.

Leo Babauta là tác giả của sáu cuốn sách, tác giả của cuốn “Thói quen Thiền”, một blog có hơn 2 triệu người đăng ký và là người tạo ra một số chương trình trực tuyến để giúp bạn làm chủ thói quen của mình. Truy cập ZenHabits.net.

Thanh Long
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Hướng dẫn đúng đắn để thực hành Chánh niệm