Ngủ trưa giúp cơ thể ‘tự sửa chữa’, nhưng ngủ bao lâu là tốt?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày nay, công việc bận rộn khiến nhiều người ít có thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là ngủ trưa. Chúng ta thường ít coi trọng giấc ngủ tưởng ngắn mà quý giá này. Cơ thể con người như một cỗ máy sinh học, và bạn có biết, một giấc ngủ vào buổi trưa sẽ giúp cơ thể tự khắc phục “hỏng hóc”?

Lợi ích của việc ngủ trưa là gì?

Ngủ trưa có thể cải thiện trí nhớ, tâm thái học tập và làm việc vào buổi chiều, nâng cao khả năng miễn dịch của con người, giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Cơ thể thông qua ngủ trưa cũng được nghỉ ngơi, tái nạp năng lượng, có lợi cho mọi hoạt động vào khoảng thời gian còn lại trong ngày. Tuy nhiên, lợi ích của việc ngủ trưa cũng khác nhau ở mỗi người.

Ngủ trưa có thể bảo vệ đôi mắt, ngoại trừ việc nhắm mắt khi ngủ vào ban đêm, hầu hết mọi người đều sử dụng mắt thường xuyên vào ban ngày, đặc biệt là dân văn phòng liên tục nhìn vào máy tính, điều này rất có hại cho mắt. Bạn có thể cho mắt nghỉ ngơi khi ngủ trưa.

Xem thêm: Tại sao người phương Đông có thói quen ngủ trưa còn người phương Tây thì không?

Ngoài ra, việc ngủ trưa còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nhưng hiện nay tốc độ làm việc của xã hội tương đối nhanh, nhiều người không có thời gian chợp mắt, lại ngủ muộn dẫn đến thiếu ngủ. Điều này vô tình dẫn tới những hệ luỵ cho việc nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Nếu có thể, bạn hãy cố gắng ngủ một giấc, cơ thể bạn có khả năng cải thiện tinh thần và hệ miễn dịch sẽ được nâng cao ở một mức độ nhất định. Bạn có thể tích lũy năng lượng bằng cách này, và hiệu quả công việc sẽ được cải thiện rõ rệt.

Tóm tắt năm lợi ích của việc ngủ vào buổi chiều:

1. Bảo vệ tim và mạch máu não: Ngủ trưa bình thường có thể làm giảm bệnh tim mạch vành và nhồi máu não.

2. Kiểm soát huyết áp: Qua một giấc ngủ ngắn, các mạch máu có thể được thư giãn và bớt căng thẳng sau thời gian làm việc buổi sáng.

3. Tăng cường trí nhớ: Ngủ trưa không những có thể xóa tan mệt mỏi mà còn giúp cải thiện trí nhớ một cách đáng kể.

4. Cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường các tế bào lympho của cơ thể con người.

5. Điều hòa cảm xúc: Ngủ trưa có thể cải thiện tâm trạng tiêu cực và giảm căng thẳng trong công việc.

Xem thêm: Mùa hè dưỡng Tâm - Quan trọng nhất là có giấc ngủ ngon!

Nhưng một giấc ngủ ngắn có một số bất lợi!

Không đi ngủ ngay sau khi ăn và không ngủ trên bàn, đây là những thói quen xấu.

Tác hại của việc ngủ trưa quá lâu chính là sẽ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, càng ngủ nhiều càng mê man, gây chóng mặt, khó tập trung…

Thời gian tốt nhất để ngủ trưa là khoảng nửa tiếng, vì ngủ trưa nửa tiếng sẽ khiến con người cảm thấy tràn đầy năng lượng, cải thiện trí nhớ và nâng cao khả năng miễn dịch.

Nhưng nếu ngủ trưa quá lâu sẽ có một số tác hại, vì quá trình ngủ của con người diễn ra theo chu kỳ, từ lúc thức đến lúc ngủ nhẹ, từ lúc ngủ nhẹ đến lúc ngủ sâu, chu kỳ ngủ của người trưởng thành trung bình là khoảng 90 phút.

Khi một người chìm vào giấc ngủ khoảng 40 phút, thì rất dễ đi vào giấc ngủ sâu. Nếu rơi vào trạng thái ngủ sâu vào buổi trưa, thì họ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi nếu phải thức dậy giữa chừng, vì vậy hãy cố gắng kiểm soát thời gian ngủ trưa khoảng nửa tiếng để tránh rơi vào trạng thái ngủ quá sâu.

Thời gian tốt nhất cho một giấc ngủ ngắn:

  • 6 phút: trí nhớ bắt đầu tăng lên

Theo một nghiên cứu của Đức, 6 phút ngủ có thể cải thiện trí nhớ và cho phép não bộ giải phóng nhiều "không gian" hơn cho những kiến ​​thức mới.

  • 10 - 15 phút: dễ dàng tỉnh táo nhanh chóng sau khi thức dậy

Tác giả cuốn "Change Your Life", Sara Mednick của Đại học California cho biết, một giấc ngủ ngắn từ 10 - 15 phút giúp mọi người dễ dàng thức dậy nhanh chóng và đi làm sớm nhất có thể.

  • 20 - 30 phút: thời gian ngủ trưa tốt nhất

Các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra rằng một giấc ngủ ngắn trong 24 phút có thể tăng 34% hiệu suất công việc, và tăng 54% độ nhạy cảm tổng thể của não bộ, ngoài ra còn có thể làm chậm nhịp tim và bảo vệ tim mạch.

  • 40 phút: thích hợp cho những người không ngủ ngon vào ban đêm

Nếu bạn ngủ không ngon vào đêm hôm trước và bạn cần tập trung làm việc cũng như học tập vào ban ngày, thì một giấc ngủ ngắn 40 phút có thể đưa bạn vào trạng thái ngủ nhẹ và nạp năng lượng cho não bộ.

  • Hơn 40 phút: Dễ mệt mỏi sau khi thức dậy

Nếu ngủ từ 40 - 45 phút thì phải đặt đồng hồ báo thức, vì ngủ trưa quá 45 phút sẽ khiến bạn đi vào giấc ngủ sâu và dễ bị rơi vào trạng thái “ngủ quán tính”, từ đó khiến não bộ rối loạn.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Ngủ trưa giúp cơ thể ‘tự sửa chữa’, nhưng ngủ bao lâu là tốt?