Sức mạnh chữa lành của thiền định đối với 5 bệnh tâm thần, bao gồm cả trầm cảm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thiền định có thể cải thiện sức khỏe tinh thần theo nhiều cách. Một bệnh nhân ngoài 30 tuổi bị trầm cảm và nghiện rượu. Sau hai tuần hành thiền, ông đã có những trải nghiệm tích cực…

Hơn 50% người Mỹ được chẩn đoán sẽ mắc bệnh tâm thần hoặc rối loạn vào một thời điểm nào đó trong đời. May mắn thay, có một cách hiệu quả, an toàn mà không tốn kém để cải thiện sức khỏe tinh thần, đó chính là thiền định.

Susan Gentile, một y tá ở bang New Jersey (Hoa Kỳ), xem thiền định như một liệu pháp tốt cho những người lạm dụng chất kích thích và các vấn đề về tâm thần.

Một bệnh nhân ngoài 30 tuổi từng bị trầm cảm và nghiện rượu. Sau hai năm, anh tìm cách điều trị và được Gentile khuyên nên bắt đầu thực hành thiền định.

Trước sự ngạc nhiên của Gentile, những tác động tích cực bắt đầu xuất hiện trong vòng hai tuần đầu tiên.

Kể từ đó, bất cứ khi nào bệnh nhân muốn uống rượu, anh đều bắt đầu ngồi thiền và cảm thấy rất bình tĩnh. Thiền trở thành liệu pháp yêu thích của anh.

Thiền có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Nó cải thiện sức khỏe tâm lý, tăng sự hài lòng trong cuộc sống, đồng thời điều chỉnh cảm xúc.

Thiền có tốt cho chứng trầm cảm không?

Một nghiên cứu được công bố trên JAMA Psychiatry đã phát hiện ra rằng liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm, trong đó thiền là một thành phần, có thể giảm 73% khả năng tái phát trầm cảm so với giả dược - vốn là những người bị trầm cảm nhưng đã thuyên giảm triệu chứng.

Chất dẫn truyền thần kinh serotonin là chất chính đóng vai trò điều chỉnh tâm trạng trong cơ thể, sự thiếu hụt chất này có thể dẫn đến trầm cảm.

Theo một nghiên cứu, mức độ serotonin trong nước tiểu của những người hành thiền có dấu hiệu tăng lên sau khi thiền định, và những người thiền định có mức serotonin duy trì cao hơn hẳn so với những người không ngồi thiền.

Mức độ serotonin trong nước tiểu của những người hành thiền có dấu hiệu tăng lên sau khi thiền định, và những người thiền định có mức serotonin duy trì cao hơn hẳn so với những người không ngồi thiền.
Mức độ serotonin trong nước tiểu của những người hành thiền có dấu hiệu tăng lên sau khi thiền định, và những người thiền định có mức serotonin duy trì cao hơn hẳn so với những người không ngồi thiền. (Wikimedia Commons)

Tác dụng có lợi của thiền đối với các triệu chứng trầm cảm cũng có thể là do khả năng thay đổi một số vùng não liên quan đến trầm cảm.

Ví dụ, vỏ não trước trán và hạch hạnh nhân (amygdala) phối hợp với nhau để gây ra trầm cảm, nhưng thiền định có thể phá vỡ kết nối giữa hai vùng não này.

Hơn nữa, một đánh giá xem xét 47 thử nghiệm và phát hiện ra rằng thiền định có tác dụng từ nhỏ đến trung bình trong việc cải thiện chứng trầm cảm, lo lắng và đau đớn về thể xác.

Một đánh giá có hệ thống khác đã xem xét 18 nghiên cứu và phát hiện ra rằng, thiền giúp giảm các triệu chứng trầm cảm cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm lâm sàng.

Thiền có thể giảm lo âu hay không?

Một phân tích tổng hợp các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên về thiền định siêu việt đã xem xét 16 nghiên cứu và phát hiện ra rằng, thiền định có thể làm giảm lo lắng và đạt được hiệu quả tốt với những người có mức độ lo lắng cao nhất.

Một phân tích tổng hợp khác cho thấy thiền có liên thể giúp giảm các triệu chứng lo âu.

Theo một nghiên cứu được công bố trên The Journal of Clinical Psychiatry cho thấy:

Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu tham gia chương trình Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (Mindful-Based Stress Reduction - MBSR) đã giảm lo lắng đáng kể so với những người chỉ tham gia chương trình giáo dục quản lý căng thẳng.

Hành thiền cũng có thể cải thiện chứng mất ngủ, vốn có thể làm tăng lo lắng.

Trong một nghiên cứu được công bố trên JAMA Internal Medicine, những người tham gia hành thiền trong sáu tuần, mỗi tuần hai tiếng, ít gặp các triệu chứng mất ngủ hoặc mệt mỏi vào ban ngày hơn so với nhóm đối chứng.

Một bài báo khác trên tạp chí Sleep gợi ý rằng, thiền có thể là một lựa chọn điều trị cho những người mắc chứng mất ngủ kinh niên.

Hành thiền cũng có thể cải thiện chứng mất ngủ, vốn có thể làm tăng lo lắng. (Samira Bouaou/The Epoch Times)
Hành thiền cũng có thể cải thiện chứng mất ngủ, vốn có thể làm tăng lo lắng. (Samira Bouaou/The Epoch Times)

Thiền giúp chống lại các bệnh tâm thần khác như thế nào?

  • Rối loạn lưỡng cực

Thiền đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa chứng rối loạn lưỡng cực, một tình trạng sức khỏe tâm thần gây ra những thay đổi tâm trạng cực độ với những cảm xúc thăng trầm. Nó có thể gây suy giảm nhận thức.

Theo một nghiên cứu, liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm có thể là một lựa chọn điều trị chứng rối loạn lưỡng cực như một phương pháp hỗ trợ cho thuốc, vì nó có thể cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ của bệnh nhân.

Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn lưỡng cực vẫn chưa được biết, có một số bằng chứng cho thấy sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin, endorphin và dopamine có thể là một nguyên nhân.

Như đã nói ở trên, thiền có thể làm tăng mức serotonin. Nó cũng có thể giúp giải phóng nhiều endorphin hơn và tăng giải phóng dopamine lên 65%.

Hơn nữa, những người hành thiền có vùng não dày hơn — vỏ não trước trán — liên quan đến khả năng chú ý và xử lý cảm giác.

Trong một nghiên cứu khám nghiệm tử thi, người ta phát hiện sự suy giảm mật độ tế bào thần kinh và thần kinh đệm của vỏ não trước trán ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực.

  • Dẫn tới chấn thương tâm lý

Một bệnh nhân mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) đã bị một sự kiện sang chấn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đây là một chứng rối loạn tâm thần gây suy nhược ảnh hưởng từ 7-8% người Mỹ trưởng thành, trong đó có nhiều cựu quân nhân.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Military Medicine, thiền định siêu việt có thể giúp các quân nhân bị PTSD cải thiện các triệu chứng của họ.

Và sau một tháng hành thiền, 83.7% người tham gia đã giảm hoặc thậm chí loại bỏ việc sử dụng thuốc hướng tâm thần để điều trị PTSD.

Trong số những người tham gia nghiên cứu không thiền, chỉ có 59.4% giảm hoặc ngừng kê đơn thuốc, 40.5% trong số họ thậm chí còn tăng cường sử dụng thuốc hướng thần.

Tác dụng của thiền định với hai nhóm tham gia nghiên cứu. (The Epoch Times)
Tác dụng của thiền định với hai nhóm tham gia nghiên cứu. (The Epoch Times)
  • Tâm thần phân liệt

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền có thể giúp điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Một nghiên cứu cho thấy, thiền dẫn đến hoạt động tâm lý xã hội tốt hơn và cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Cụ thể, năm bệnh nhân có tiền sử tâm thần phân liệt nặng trong hơn hai thập kỷ đã giảm đáng kể các triệu chứng ảo giác và ảo tưởng sau tám tháng thực hành thiền định.

Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất một số cơ chế về tác dụng có lợi của thiền định, bao gồm những thay đổi dao động của não có thể dẫn đến sự tích hợp mạng lưới não tốt hơn và giảm các hoạt động bất thường của não.

Cách thiền để giảm căng thẳng

Căng thẳng tâm lý có thể làm tăng nồng độ “hormone căng thẳng” cortisol, dẫn đến tăng kích hoạt các cytokine gây viêm theo thời gian.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Brain, Behavior, and Immunity, chương trình MBSR hiệu quả hơn trong việc giảm phản ứng viêm do căng thẳng gây ra.

Trong một nghiên cứu khác, những người tham gia chương trình MBSR mắc chứng rối loạn lo âu đã giảm đáng kể các dấu hiệu căng thẳng.

Các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic đã tiến hành một nghiên cứu với những người làm việc trong môi trường bận rộn.

Sau khi sử dụng chương trình quản lý căng thẳng chủ yếu dựa trên thiền chánh niệm trong một năm, mức độ căng thẳng của những người tham gia đã giảm 31%.

Ngay cả những buổi thiền ngắn cũng có thể giúp các cá nhân đối phó với căng thẳng tốt hơn.

Trong một nghiên cứu, những người tham gia được chia thành nhóm thiền hoặc nhóm học thơ. Sau ba ngày thiền định và học thơ kéo dài 75 phút, họ phải hoàn thành một nhiệm vụ thử thách căng thẳng đánh giá xã hội.

Hóa ra, nhóm thiền cho biết họ cảm thấy ít căng thẳng tâm lý hơn.

Theo The Epoch Times tiếng Anh
Hoàng Tuấn biên dịch

Mercura Wang là một nhà báo thuộc chuyên mục Sức khỏe của The Epoch Times tiếng Anh.



BÀI CHỌN LỌC

Sức mạnh chữa lành của thiền định đối với 5 bệnh tâm thần, bao gồm cả trầm cảm