Tại sao chăn bông phơi nắng lại có mùi khét? Liệu nó có phải là mùi của xác ve không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta thường có thói quen phơi chăn bông dưới ánh nắng mặt trời. Khi ngửi thật kỹ tấm chăn, bạn luôn ngửi thấy một mùi khá đặc biệt. Tuy nhiên, có khá nhiều ý kiến ​​khác nhau về loại mùi này.

Có ý kiến nói rằng ánh sáng mặt trời không thể khiến chăn tạo ra mùi này, mùi thơm đặc biệt mà chúng ta ngửi thấy là do có rất nhiều mạt trong chăn bông. Dưới sức nóng của ánh mặt trời, bọ ve bị thiêu chết.

Vì vậy, người ta cho rằng mùi ngửi thấy thực sự là mùi khét do bọ ve bị thiêu chết mà sinh ra.

Tuy nhiên, thực tế có phải như vậy không?

Tại sao chăn bông khi phơi nắng lại tỏa ra mùi thơm đặc biệt?

Bọ ve có chiều dài cơ thể chỉ 0.5mm, kích thước của con nhỏ nhất chỉ 0.1mm. Cho đến nay, con người đã phát hiện được hơn 50.000 loài bọ ve, trong đó mạt sống trong chăn rất nhỏ và không thể quan sát được bằng mắt thường.

Sở dĩ loại ve này có thể sinh sôi và tồn tại trong chăn là vì điều kiện sống tốt nhất của chúng là 17-30 độ, độ ẩm cần đạt khoảng 75-80%. Chỉ có chăn mới đáp ứng mọi điều kiện sống cần thiết của bọ ve.

Hơn nữa, chúng chủ yếu ăn các vảy da bong ra từ cơ thể người. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta rụng khoảng 1-1.5g lông tơ. Mặc dù chỉ một lớp lông tơ nhỏ bé này thôi nhưng chúng đủ nuôi ít nhất một triệu con mạt trong chăn.

Các nghiên cứu về loài ve phát hiện ra rằng khoảng 70-80% cơ thể của ve là nước, phần còn lại là chất hữu cơ như protein và chất béo.

Nếu dùng lửa để rang ve, nó sẽ không dễ tạo ra mùi khét như mùi trên chăn phơi nắng, mà có mùi như mùi thịt nướng.

Thứ hai, bản thân ve không có thành phần nào khác với các protein khác, và không có các thành phần làm thay đổi mùi vị của xác chết.

Quan trọng hơn, các nghiên cứu và điều tra thực nghiệm đã chỉ ra rằng, sau khi phơi chăn dưới ánh nắng mặt trời trong hai giờ, nhiệt độ của chăn chỉ rơi vào khoảng 22°C.

Ở nhiệt độ này, ngay cả thân nhiệt của cơ thể người còn chưa đạt tới, làm sao đủ để đốt cháy những con bọ ve.

Ngay cả trong mùa hè nóng nực nhất, việc phơi nắng chỉ làm khô chăn đến khoảng 60°C, điều này không thể làm biến tính protein của bọ ve, cũng không thể khiến chúng bị đốt cháy đến mức sinh ra mùi thơm.

Hơn nữa, bọ ve cũng biết cách ẩn náu ở nơi mát, cho phép chúng tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, mùi tạo ra sau khi phơi chăn không phải là mùi xác ve.

Vậy mùi thơm của chăn là từ đâu?

Nguyên do là chăn bông được phơi dưới ánh nắng mặt trời tạo ra oxit cacbon C5-C9, những chất này đều có mùi thơm, nó liên quan đến phản ứng quang hóa của vải dệt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Tất nhiên, ngoài hợp chất oxit cacbon C5-C9, chúng ta còn ngửi thấy mùi của ánh nắng mặt trời trên chăn bông, mùi bột giặt còn sót lại, xà phòng, bã nhờn do người tiết ra, khói bụi… nhưng nó nhất định không phải là mùi xác ve.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng mặc dù phơi chăn không thể thiêu cháy bọ ve, nhưng nhiệt độ trên 25°C cũng khiến một số bọ ve bị mất nước và chết. Vì vậy, thường xuyên phơi chăn sẽ có những lợi ích nhất định.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao chăn bông phơi nắng lại có mùi khét? Liệu nó có phải là mùi của xác ve không?