Tìm hiểu 2 chủng lao tấn công phổi theo những cách hoàn toàn khác nhau

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi (tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis) là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh ho lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn này có thể tồn tại từ 3 - 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn lao có thể được bảo quản trong nhiều năm. Nếu ở dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn này sẽ chết trong vòng 1,5 giờ và sống được 5 phút khi bị chiếu tia cực tím.

Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis là một vi khuẩn ái khí vì vậy vi khuẩn ưa cư trú trong môi trường có nhiều oxy, vì đặc tính này mà vi khuẩn lao thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn có nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông.

Phát hiện mới về 2 chủng lao phổi

Các nhà nghiên cứu cho biết hai chủng vi khuẩn gây bệnh lao chỉ có sự khác biệt nhỏ về di truyền nhưng lại tấn công phổi theo những cách hoàn toàn khác nhau.

Phát hiện này có thể giúp phá vỡ chu kỳ lây truyền bệnh lao nhanh chóng.

Các cơ chế gây bệnh được phát hiện trong nghiên cứu cũng có thể cung cấp câu trả lời về lý do tại sao các phương pháp điều trị có hiệu quả ở một số bệnh nhân mà không có tác dụng đối với những bệnh nhân khác.

Tác giả, Giáo sư Padmini Salgame - Phó giám đốc Viện nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng tại Rutgers, New Jersey cho biết: “Những phát hiện này cho thấy sự khác biệt về chủng có ảnh hưởng quan trọng đến phản ứng của đại thực bào phế nang phổi. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới cách bệnh lao biểu hiện trong cơ thể và cách nó lây truyền”. Viện nghiên cứu tại Trường y Rutgers, New Jersey cho biết: “Chúng tôi cũng tin rằng kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bất kỳ ai mong muốn tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả hơn.”

Để hiểu rõ hơn về sự lây truyền và mối liên quan đến kết quả điều trị, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào tác động của hai chủng vi khuẩn lao Mycobacterium đối với phổi.

Mặc dù các chủng này có một chút khác nhau về trình tự gen, nhưng một chủng được cho là “lây truyền cao”, còn một chủng là “lây truyền thấp". Vi khuẩn lao lan truyền trong không khí khi những người mắc bệnh lao trong phổi ho, nói hoặc thậm chí hát.

Một nghiên cứu giữa Rutgers và NDI (Núcleo de Doenças Infecciosas) của Brazil đã sử dụng các chủng trên để so sánh các hộ gia đình có người mắc bệnh lao “lây truyền cao” và “lây truyền thấp”. Các nhà khoa học đã tìm hiểu con đường miễn dịch mà mầm bệnh kích hoạt trong phổi của những con chuột bị nhiễm bệnh.

Ở những con chuột bị nhiễm chủng “lây truyền cao”, phổi của chúng nhanh chóng hình thành các khối tế bào miễn dịch được gọi là u hạt bao bọc quanh vi khuẩn xâm nhập. Cơ chế này giúp ngăn chặn sự phát triển nguy hiểm hơn của căn bệnh.

Trong hầu hết các trường hợp, các u hạt cuối cùng bị vỡ và tràn ra ngoài. Các nhà nghiên cứu tin rằng nếu vi khuẩn thoát ra nhiều ở vùng gần đường thở phế quản, chúng có thể bị tống vào không khí dưới dạng khí dung truyền nhiễm.

Giáo sư Salgame cho biết: “Bằng cách tạo ra các u hạt có khả năng phát triển thành các tổn thương dạng hang giúp vi khuẩn thoát vào đường thở. Điều này làm cho các chủng M. tuberculosis có khả năng lây truyền cao ở trạng thái sẵn sàng và làm tăng tốc độ lây truyền hơn.

Ở những con chuột bị nhiễm chủng “lây truyền thấp”, vi khuẩn xâm nhập chậm kích hoạt các đại thực bào phế nang phổi. Cuối cùng tạo ra các mảng viêm trong phổi không cho phép vi khuẩn thoát vào đường thở và làm chúng kết tụ lại và gây nhiễm trùng, Salgame nói.

Việc phát hiện ra các quỹ đạo khác nhau của các chủng mang lại hy vọng tìm thấy những phương pháp điều trị mới nhằm ngăn chặn sự lây truyền.

Giáo sư Salgame nói: “Từ lâu chúng ta đã biết rằng một số người mắc bệnh lao dễ lây nhiễm hơn những người khác”. “Tuy nhiên, cho đến nay, các cơ chế chịu trách nhiệm về sự thay đổi trong việc lây truyền giữa những người mắc bệnh lao vẫn chưa được hiểu rõ.”

Theo Epoch Times tiếng Anh
Cát Mộc biên dịch và tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Tìm hiểu 2 chủng lao tấn công phổi theo những cách hoàn toàn khác nhau