Trí tuệ cổ xưa: Ăn thực phẩm địa phương và theo mùa sẽ tốt hơn cho sức khỏe

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi tôi (tác giả bài viết - PV) nghiên cứu về liệu pháp ăn kiêng thực dưỡng, tôi đã nói rằng chúng ta chỉ nên ăn thực phẩm sinh trưởng và phát triển trong phạm vi 50km xung quanh mình.

Thực phẩm được sản xuất trong khu vực này là phù hợp nhất cho cơ thể chúng ta. Ngoài ra còn có một khía cạnh liên quan đến định hướng.

Vì hướng chuyển động của năng lượng ở Nam bán cầu và Bắc bán cầu ngược nhau, nên tiêu thụ thực phẩm được sản xuất ở cùng một bán cầu sẽ tốt hơn.

Tục ngữ có câu: “One type of soil and water nourishes the people within its proximity” (Tạm dịch: “Một loại đất và nước nuôi sống những người ở gần nó”).

Đó là lý do tại sao bạn hoặc bất kỳ ai, khi mới đặt chân đến một nơi nào đó, dù là ở ngoại quốc hay chỉ là một địa điểm khác trong cùng một quốc gia, đều cảm thấy không thoải mái.

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng “thiên nhân hợp nhất”, “con người sinh ra dựa vào nguồn năng lượng của thiên địa và tuân theo quy luật bốn mùa”.

Nghĩa là cơ thể phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu do năng lượng từ trời và đất cung cấp để tồn tại, đồng thời phải thích ứng với sự thay đổi thường xuyên của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông để sinh sôi và phát triển.

Cơ thể chúng ta được kết nối với thiên nhiên, phù hợp với thổ nhưỡng, nước, khí hậu và nguồn thực phẩm tại địa phương.

Do đó, nếu bạn muốn sống tốt sống khỏe, bạn phải ăn thực phẩm tự nhiên và theo mùa tại địa phương, hòa hợp với thiên nhiên và hình thành môi trường vi mô sinh thái của bạn.

Bằng cách này, bất kể thế giới bên ngoài thay đổi như thế nào, môi trường vi mô lành mạnh bên trong cơ thể vẫn được duy trì tương đối ổn định.

Từ nhỏ đến lớn, bạn có thể thường nghe những câu đại loại như “hoa quả vào mùa”, hoặc “hoa quả trái mùa”. Thực ra, những câu này đều có hàm ý của nó.

Chúng ta chỉ nên ăn thực phẩm sinh trưởng và phát triển trong phạm vi 50km xung quanh mình.
Chúng ta chỉ nên ăn thực phẩm sinh trưởng và phát triển trong phạm vi 50km xung quanh mình. (Pexels)

Khổng Tử khuyến khích ăn thực phẩm theo mùa

Khổng Tử chủ trương “chỉ ăn theo mùa”, tức tiêu thụ thức ăn phù hợp theo các mùa khác nhau.

Trong cuốn Hoàng Đế Nội Kinh cũng có một câu nói nổi tiếng: “Chuẩn bị mọi thứ theo mùa”, nghĩa là chuẩn bị dược liệu và thực phẩm tuân theo quy luật của tự nhiên.

Các loại thuốc và thực phẩm sản xuất theo cách này sẽ hội tụ đầy đủ mọi tinh hoa và hương thơm của đất trời, mang hương vị và giá trị dinh dưỡng cao.

Theo quan điểm của Đông y, thực phẩm và dược liệu chỉ thu được tinh túy của đất trời khi chúng ở “đúng mùa”, tức là khi chúng sinh trưởng và phát triển vào một thời điểm nhất định trong năm.

Nếu không đúng mùa, chúng sẽ không tích lũy được những đặc điểm của mùa đó, đồng thời giá trị sức khỏe của chúng cũng bị giảm đi.

Ngay từ thời nhà Chu hơn 2.000 năm trước, người ta đã lập một “Danh sách thực phẩm bốn mùa”.

Chất lượng thịt của động vật khác nhau trong các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Ngược lại, hải sản và những thứ được nuôi từ sông cũng không hề giống nhau.

Chất lượng thịt của động vật khác nhau trong các giai đoạn tăng trưởng khác nhau.
Chất lượng thịt của động vật khác nhau trong các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. (Pexels)

Ăn củ cải vào mùa đông và gừng vào mùa hè

Cũng có một câu nói thú vị về chế độ ăn uống theo mùa: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, không cần tìm đến bác sĩ”.

Li Ke, một bác sĩ y học cổ truyền ở Hồng Kông, giải thích rằng y học Trung Hoa tin rằng gừng có vị cay và tính ấm.

Gừng có thể kích hoạt tuyến mồ hôi để xua đuổi tà khí trên bề mặt cơ thể. Các lợi ích khác của gừng còn bao gồm làm ấm lá lách và dạ dày, phổi để ngừng ho.

Củ cải tính ôn, mát, có tác dụng bổ khí tiêu đàm, giảm ho tiêu đờm, bổ phổi nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu nhuận tràng.

Y học cổ truyền phát hiện ra rằng, hầu hết các loại thực phẩm đều có bản chất là “lạnh” (hàn) hoặc “nóng” (nhiệt). Họ còn chia nhiều loại thực phẩm phổ biến thành ba loại:

  • Thực phẩm lạnh
  • Thực phẩm nóng
  • Thực phẩm ấm và trung tính.

Khi một người tiêu thụ thức ăn lạnh, họ sẽ tăng thêm hiệu ứng làm mát cho cơ thể, trong khi thức ăn nóng sẽ tăng thêm tác dụng làm ấm.

Do đó, áp dụng tỷ lệ phù hợp giữa hai loại có thể giúp đạt được sự cân bằng trong cơ thể. Vì gừng tính ấm, củ cải tính lạnh nên mùa hè ăn gừng sẽ nóng hơn, mùa đông ăn củ cải sẽ lạnh hơn.

Li Ke đã trích dẫn lời giải thích trong Hoàng Đế Nội Kinh và nói rằng vào mùa xuân, năng lượng dương bắt đầu thăng lên; còn khi tới hè, dương khí cũng đạt đến đỉnh cao.

Ngược lại, gần mùa thu, năng lượng dương bắt đầu rút đi khi nhiệt độ xuống thấp hơn. Tới mùa đông, tất cả năng lượng dương di chuyển và ẩn trong đất, mặt đất đóng băng ở trên.

Vì y học cổ truyền tin rằng cơ thể người và thiên nhiên có sự liên kết với nhau, nên người ta cho rằng chu kỳ của cơ thể cũng tuân theo chu kỳ của tự nhiên.

Vì y học cổ truyền tin rằng cơ thể người và thiên nhiên có sự liên kết với nhau, nên người ta cho rằng chu kỳ của cơ thể cũng tuân theo chu kỳ của tự nhiên.
Vì y học cổ truyền tin rằng cơ thể người và thiên nhiên có sự liên kết với nhau, nên người ta cho rằng chu kỳ của cơ thể cũng tuân theo chu kỳ của tự nhiên. (Pexels)

Y học cổ truyền cũng phát hiện ra rằng, mọi sự vật hay hiện tượng trong tự nhiên đều có các đặc tính tương ứng của âm và dương, giống như trái đất - bầu trời, lạnh - nóng.

Âm và dương đối lập nhau nhưng cũng tương sinh tương khắc. Khi âm dương cân bằng, con người cảm thấy khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng và tích cực vận động.

Y học Trung Hoa cổ đại tin rằng khí là năng lượng cấu thành sự sống trong cơ thể. Ngoài ra còn có huyết, là nguồn vận chuyển và cung cấp các chất dinh dưỡng.

Khí huyết phụ thuộc lẫn nhau, chảy khắp cơ thể, nuôi dưỡng các cơ quan và mô, duy trì mọi hoạt động sống trong cơ thể con người.

Vào mùa hè, khí huyết đều có xu hướng tỏa ra ngoài, khiến lỗ chân lông mở ra.

Nếu bạn muốn cảm thấy mát hơn trong mùa nóng, bạn nên tiêu thụ thực phẩm có tính lạnh. Tuy nhiên, uống nhiều nước đá, tắm nước lạnh hoặc những thứ tương tự, sẽ khiến bạn bị lạnh bụng.

Quan điểm “mùa hè ăn gừng” thực chất là một cách dùng tính ấm và vị cay của gừng để phân tán một phần tính lạnh trong tạng phủ lên bề mặt cơ thể, giúp cơ thể chống nóng.

Làm như vậy, có thể khiến cơ thể đạt được sự cân bằng âm dương, khiến toàn thân cảm thấy thoải mái hơn.

Vào mùa đông, khi năng lượng dương rút đi, lỗ chân lông co lại và khả năng bài tiết mồ hôi để tản nhiệt cũng giảm sút.

Quan điểm “mùa hè ăn gừng” thực chất là một cách dùng tính ấm và vị cay của gừng để phân tán một phần tính lạnh trong tạng phủ lên bề mặt cơ thể, giúp cơ thể chống nóng.
Quan điểm “mùa hè ăn gừng” thực chất là một cách dùng tính ấm và vị cay của gừng để phân tán một phần tính lạnh trong tạng phủ lên bề mặt cơ thể, giúp cơ thể chống nóng. (Pexels)

Không ít người có thói quen tiêu thụ thực phẩm nóng để chống lạnh… nhưng đôi khi chúng dễ sinh nội nhiệt, gây khó tiêu.

Lúc này, bạn nên ăn một ít củ cải có tính mát có thể trục xuất một phần dương khí trong cơ thể lên bề mặt, có tác dụng trừ phong hàn, trợ giúp tiêu hóa.

Cơ thể và môi trường sống không thể tách rời

Thực tế cho thấy, nhiều người đã đang cố gắng ăn uống theo cách gần với quan niệm truyền thống.

Năm 1907, giám sát viên dược phẩm của Quân đội Đế quốc Nhật Bản Sagen Ishizuka, với tư cách là chủ tịch của Hiệp hội Macrobiotic, đã đề xuất “duy trì sức khỏe bằng thực phẩm cơ bản tại địa phương”.

Ông tin rằng mọi người nên ăn nhiều thực phẩm theo mùa được sản xuất trên vùng đất mà họ sinh sống.

Năm 1912, Đại tá Kỵ binh Lục quân Nishidugaku, một giám đốc của Hiệp hội Thực dưỡng, đã đơn giản hóa lý thuyết Ishizuka và đề xuất rằng:

“Ăn thực phẩm sản xuất trong nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, trong khi ăn thực phẩm ngoại lai sẽ khiến cơ thể trở nên tồi tệ hơn”.

Nishidugaku đã nghiên cứu và mượn cụm từ “body and soil are inseparable” (tạm dịch: cơ thể và môi trường không thể tách rời) từ Phật giáo để quảng bá các lý thuyết của mình.

Một cặp vợ chồng người Canada đã từng cố gắng chỉ ăn thực phẩm được sản xuất trong phạm vi 100 dặm xung quanh nơi sinh sống của họ trong vòng một năm.

Sau đó, họ đã viết về trải nghiệm của mình trong một cuốn sách xuất bản năm 2007 có tựa đề: The 100-Mile Diet: A Year of Local Eating.

Theo Cheryl Ng từ The Epoch Times tiếng Trung
Hoàng Tuấn biên dịch

Cheryl Ng là biên tập viên cấp cao của The Epoch Times phiên bản tiếng Trung và là người dẫn chương trình tin tức trực tuyến với hơn 20 năm kinh nghiệm. Cheryl thích nghiên cứu các liệu pháp thay thế khi rảnh rỗi. Cô đã nghiên cứu liệu pháp thực dưỡng Trung Hoa tại Viện Kushi (hiện đã đóng cửa) ở Massachusetts, Hoa Kỳ.



BÀI CHỌN LỌC

Trí tuệ cổ xưa: Ăn thực phẩm địa phương và theo mùa sẽ tốt hơn cho sức khỏe