Trung - Mỹ: Chiến tranh ‘khốc liệt’ trên ba mặt trận

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Chúng tôi đang chiến tranh với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nói một cách chính xác, ĐCSTQ đang gây chiến với Hoa Kỳ. Cuộc chiến hiện đang diễn ra trên ba mặt trận, và nó không phải cuộc chiến với bom và đạn…”

Đó là một cuộc chiến kinh tế. Đó là một cuộc chiến ý thức hệ. Đó là một cuộc chiến thông tin...

Về mặt kinh tế, ĐCSTQ đã nhắm vào các ngành công nghiệp của Mỹ với mục tiêu “diệt chủng”. Bằng cách trợ cấp cho các ngành công nghiệp của mình, bán phá giá sản phẩm với giá thấp hơn giá thành sản xuất và thao túng giá trị đồng tiền của mình, chính quyền này đã làm giảm giá trị các nhà sản xuất Mỹ, giành lấy thị phần từ họ và đẩy họ vào tình trạng phá sản.

ĐCSTQ đã làm được điều này từ hết ngành này đến ngành khác, từ thép và nhôm đến viễn thông, ô tô và năng lượng.

Trên mặt trận tư tưởng, ĐCSTQ truyền bá hệ thống “chủ nghĩa xã hội đặc sắc ĐCSTQ” - độc đảng, kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chính phủ giám sát mọi khía cạnh của xã hội - và tuyên truyền rằng hệ tư tưởng này vượt trội so với nền dân chủ tự do phương Tây.

Với những cuộc trò chuyện vui vẻ và những giao dịch hấp dẫn, điều này đã ru ngủ phương Tây để chấp nhận chính quyền này như một đối tác có giá trị, an toàn và lâu dài. Trên thực tế, phương Tây đã bị “vỡ mộng” với chiến lược “ngoại giao sói” của Trung Quốc, và mất lòng tin vào chế độ này trong tất cả các vấn đề từ kinh doanh đến vấn đề dân chủ Hong Kong, vi phạm nhân quyền, đại dịch viêm phổi Vũ Hán...

Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh mạnh mẽ nhất đang diễn ra trên mặt trận thông tin. Trong thế giới mạng “ảo” này, cuộc chiến lại... rất thực.

Ví dụ nổi tiếng nhất là về Huawei, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc và là công ty đi đầu trong công nghệ Internet 5G. Chính quyền Trump đã cấm việc sử dụng phần cứng của Huawei trong tất cả các hệ thống viễn thông của Mỹ và đang khuyến khích những nước khác làm điều tương tự.

Cuộc chiến không phải là về thị phần và phần cứng. ĐCSTQ muốn truy cập vào dữ liệu truyền qua phần cứng và chính quyền Tổng thống Trump tất nhiên sẽ không cho phép điều đó xảy ra.

Chính quyền Hoa Kỳ cũng đang cấm TikTok, ứng dụng chia sẻ video trên mạng xã hội do Trung Quốc sở hữu, vì những lý do tương tự. Thuật toán trí tuệ nhân tạo của ứng dụng này tập hợp các hồ sơ tâm lý chi tiết của người dùng TikTok bằng cách theo dõi các video họ thích.

Hệ thống gián điệp mạng của Bắc Kinh tinh vi và khó lường

Trong một tài liệu bị rò rỉ từ công ty mẹ của TikTok, Byte Dance, một kiến ​​trúc sư phần mềm đã mô tả cách thức hoạt động của nó: Thuật toán thu thập các đặc điểm của người dùng bao gồm tuổi, giới tính, lịch sử tìm kiếm và lướt web; đặc điểm của bài đăng mà người dùng tương tác, bao gồm chủ đề của bài đăng và người dùng mất bao lâu để xem bài đăng; và vị trí của người dùng.

Sau đó, thuật toán sẽ tạo ra các đề xuất cho người dùng - và có thể quảng bá nội dung tuyên truyền của ĐCSTQ cho người dùng.

ĐCSTQ còn tổng hợp thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau để tạo hồ sơ về từng người Mỹ.

Ví dụ, nó đã hack hồ sơ nhân sự của chính phủ Hoa Kỳ, phát hiện ra ai đã từng được Washington trả tiền, tìm thông tin bất kỳ nhân viên hoặc nhà thầu bí mật nào của chính phủ Mỹ đã đến thăm đất nước này và khi nào.

Các nỗ lực thu thập dữ liệu của ĐCSTQ rất rộng rãi. Công ty khởi nghiệp Alphonso ở Thung lũng Silicon chia sẻ dữ liệu với công ty công nghệ nhà nước Trung Quốc Hisense. Phần mềm Alphonso được nhúng trong ứng dụng trò chơi điện tử sử dụng micro của điện thoại thông minh để thu thập dữ liệu xem TV và phim của người dùng. Phần mềm này cũng được cài đặt trên hàng chục triệu TV thông minh và đầu thu kỹ thuật số ở Mỹ.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, R-Fla. lo ngại rằng một công ty Trung Quốc đang tìm cách tiếp quản công ty Hoa Kỳ GNC, không chỉ vì mục đích mua các cửa hàng bán vitamin và chất bổ sung do Trung Quốc sản xuất, mà còn muốn “mua” thông tin cá nhân của những người Mỹ mua sắm ở đó.

ĐCSTQ luôn đặt mục tiêu kiểm soát toàn cảnh thông tin trên phạm vi toàn cầu. Chính quyền này hiểu một điều rằng “ai kiểm soát thông tin thì sẽ kiểm soát được trái tim và khối óc”. Họ chặn truy cập vào Internet bằng tường lửa (Great Firewall) và thúc đẩy những nước khác áp dụng mô hình kiểm duyệt của họ.

ĐCSTQ đã khởi động "Sáng kiến ​​Toàn cầu về Bảo mật Dữ liệu" để thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu về bảo mật dữ liệu, tờ Wall Street Journal đưa tin. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói: "Điều quan trọng là phải phát triển một bộ quy tắc quốc tế về bảo mật dữ liệu phản ánh ý chí và tôn trọng lợi ích của tất cả các nước".

Mặc dù ông Vương “nói rất hay”, ý chí và lợi ích của ĐCSTQ, cũng như “thành tích” (vi phạm nhân quyền, chà đạp nền dân chủ Hong Kong, che dấu thông tin đại dịch viêm phổi Vũ Hán, cướp mổ nội tạng tù nhân lương tâm…) của chính quyền này khiến ĐCSTQ không đủ tư cách đặt ra các quy tắc quốc tế về dữ liệu.

Đáng buồn thay, Facebook và Google cũng vậy.

Cuộc chiến thông tin đang hoành hành xung quanh chúng ta.

Tác giả: Curtis Ellis là nhà tư vấn truyền thông chính trị và cố vấn chính sách cấp cao của America First Policies.

Thiện Nhân

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Trung - Mỹ: Chiến tranh ‘khốc liệt’ trên ba mặt trận