3 nguyên nhân gây loét dạ dày và phương pháp cổ xưa giúp giảm cơn đau dạ dày

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ăn uống thất thường, căng thẳng, thiếu ngủ là những nguyên nhân gây ra các bệnh lý dạ dày. Ở những trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ra viêm và loét dạ dày.

Nếu dạ dày tốt, cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh. Một số người thường xuyên có tình trạng “khó chịu” ở dạ dày, hay bị khó tiêu, trào ngược axit dạ dày, nôn và buồn nôn.

Trong bài viết này, tiến sĩ Hồ Nãi Văn, giáo sư tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Nine Star ở Sunnyvale, California sẽ giới thiệu cho chúng ta các phương pháp để có một hệ tiêu hóa tốt và một dạ dày khỏe mạnh.

Ăn uống thất thường gây đau dạ dày

Nhiều người phải làm việc chăm chỉ để kiếm sống, trả nợ và tiết kiệm tiền cho việc học của bản thân hoặc con cái. Những người làm việc quá giờ thường bị đói bụng hoặc ăn quá nhiều, gây ra tình trạng khó tiêu.

Về lâu dài, những người này sẽ dễ bị đau dạ dày và thậm chí là viêm, loét dạ dày. Ăn uống thất thường sẽ không tốt cho sức khỏe; tốt nhất là chúng ta nên ăn ba bữa đều đặn hàng ngày.

Xoa 2 huyệt để giảm cơn đau dạ dày

Ngoài ra, bạn không nên uống thuốc mỗi khi đau dạ dày. Sau đây là hai huyệt vị có tác dụng giảm đau dạ dày.

Huyệt Nội quan (PC 6): Giúp giảm tình trạng đầy hơi, nấc cụt, đau dạ dày.

Có người từng hỏi tôi: “Thưa bác sĩ, sau khi ăn no tôi thường có cảm giác buồn nôn, nôn, khó tiêu và hồi hộp. Tôi nên làm gì?" Tôi đã trả lời rằng: “Hãy thử ấn huyệt Nội quan”

Huyệt Nội quan tương ứng với dạ dày và tim. Xoa bóp huyệt này có thể giúp dạ dày khỏe hơn, giảm chướng bụng, hết nấc và giảm đau dạ dày. Huyệt này nằm trên lằn chỉ cổ tay khoảng 3 khoát ngón tay, giữa các gân.

Ấn nhẹ vào huyệt này có thể giúp ngừng nôn. Tuy nhiên, không nên ấn mạnh và ấn quá lâu vì sẽ gây nôn.

Huyệt Trung quản (CV 12): Chữa chứng khó tiêu, đau dạ dày và lạnh bụng.

Ảnh: Epoch Times

Đoạn từ thực quản xuống dạ dày và tá tràng được gọi là “khoang dạ dày”. Huyệt Trung quản ở trên rốn khoảng 10cm, khoảng 5 khoát ngón tay. Huyệt này tương ứng với dạ dày, giúp cải thiện các triệu chứng tiêu hóa và kém hấp thu.

Những người thường xuyên ăn đồ lạnh hoặc ngồi nhiều trong phòng máy lạnh sẽ dễ bị lạnh bụng; có thể ấn vào huyệt Trung quản để giảm đau. Bạn cũng có thể xoa bóp huyệt Trung quản.

Huyệt vị là một thuật ngữ độc đáo trong văn hóa Trung Quốc và y học cổ truyền. Đây là nơi có nhiều đầu dây thần kinh và mạch máu. Y học cổ truyền đã phát hiện ra huyệt chủ trị các tạng và các đường kinh mạch trên bề mặt cơ thể. Y học cổ truyền sẽ điều trị bệnh bằng cách kích thích các huyệt vị tương ứng bằng cách xoa bóp và châm cứu.

Căng thẳng và lo lắng gây đau dạ dày

Căng thẳng và lo lắng có thể gây ra bệnh lý dạ dày. Những người làm việc trong môi trường có nhịp độ nhanh thường rất căng thẳng trong công việc. Nhiều người hầu như không thể ăn hết bữa ăn đã phải quay lại làm việc.

Bởi vậy, khi được người khác phục vụ, bạn hãy quan tâm và bày tỏ lòng biết ơn để giúp họ giảm bớt áp lực.

Cười nhiều hơn để giảm bớt căng thẳng và lo lắng

Một lần nọ, vợ tôi đến ngân hàng giải quyết một số công việc. Ngân hàng sắp đóng cửa, cổng cuốn cũng gần đóng lại. Tuy nhiên, một nữ nhân viên ngân hàng đã cho phép vợ tôi vào và kiên nhẫn hỗ trợ vợ tôi rất tốt. Vợ tôi đánh giá rất cao người giao dịch viên. Ngày hôm sau, vợ tôi đã làm một chiếc bánh mang đến tặng người thu ngân. Người này đã rất vui vẻ nhận lấy chiếc bánh.

Bạn có biết rằng những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ phải chịu rất nhiều áp lực? Dù rằng không thể lần nào chúng ta cũng gửi bánh tuy nhiên ít nhất bạn vẫn có thể mỉm cười với họ.

Di chuyển ngón chân giúp làm giảm căng thẳng

Di chuyển ngón chân có tác dụng thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng, đồng thời tăng cường chức năng lách và dạ dày.

Y học cổ truyền đã phát hiện ra rằng trong cơ thể con người có một hệ thống “kinh mạch” làm nhiệm vụ vận chuyển “khí” và ‘huyết” đi khắp cơ thể. Hai chất này lưu thông để duy trì sự cân bằng và ổn định của các mô và cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Có 12 đường kinh chính tương ứng với 12 cơ quan nội tạng. Từ những cơ quan nội tạng này, các đường kinh sẽ tuần hoàn về phía tay, chân, đầu và mặt. Khi hệ thống kinh mạch bị tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển các chất, gây ra những bất thường trong cơ thể con người.

Ngón chân cái tương ứng với đường kinh can và tỳ; ngón chân trỏ tương ứng với đường kinh vị; ngón chân áp út tương ứng với đường kinh đởm; ngón út tương ứng với đường kinh bàng quang và lòng bàn chân tương ứng với đường kinh thận. Khi di chuyển các ngón chân, bạn thường chủ yếu di chuyển ngón chân cái và ngón trỏ. Vì vậy, lách, gan và dạ dày sẽ bị ảnh hưởng.

Tôi khuyên các bạn sử dụng phương pháp này:

  • Ngồi đặt cả hai chân xuống sàn (hoặc đứng hai chân rộng bằng vai).
  • Dùng các ngón chân bám chặt vào sàn và thả lỏng liên tục khoảng 21 lần. Khi thực hiện, động tác này sẽ kích thích tất cả các kinh mạch ở bàn chân.
  • Lặp lại bài tập này hàng ngày.

Thiếu ngủ gây đau dạ dày

Nhân viên văn phòng thường xuyên phải thức khuya. Những người này sẽ nhanh chóng sử dụng hết “vị âm” trong cơ thể. Người xưa cho rằng ngủ sâu là phương pháp dưỡng âm. Khi một người thiếu ngủ, người này sẽ mất âm khí, gây tình trạng đau bụng hoặc đầy hơi. Cảm giác khó chịu sẽ giống như có một quả bóng bay hoặc một khối đá lớn bên trong cơ thể. Những người có tình trạng này sẽ chán ăn hoặc ăn rất ít.

Tiến sĩ Hồ khuyên chúng ta nên ngủ sớm và dậy sớm. Những người ngủ sớm hơn sẽ có tinh thần phấn chấn, có khả năng tập trung và làm việc hiệu quả hơn.

Cháo gạo giúp cải thiện giấc ngủ và giúp dạ dày khỏe hơn

Bạn có thể nấu một nồi cháo vào dịp cuối tuần hoặc các ngày lễ. Sẽ mất 30 phút để nấu. Để làm cháo mềm hơn, hãy nấu trong một tiếng đồng hồ. Thêm dầu gạo lên trên cháo có thể có tác dụng bổ âm.

Nhiều bài thuốc thảo dược của Trung Quốc như Mạch môn đông thang, Trúc diệp hoàng kỳ thang, Trúc diệp thạch cao thang và Bạch hổ thang đều sử dụng gạo để dưỡng âm và dưỡng dạ dày. Nấu một nồi cháo lớn sẽ không quá tốn kém nhưng vẫn tốt cho sức khỏe, có tác dụng tương đương với canh gà nhân sâm.

Dưới đây là hai bài thuốc giúp cải thiện tình trạng đau, loét dạ dày và làm giảm lượng đường trong máu.

  1. Canh giúp dạ dày khỏe hơn

Đây là một bài thuốc y học cổ truyền Trung Quốc và là một món ăn giúp giảm đau dạ dày và giảm lượng đường trong máu.

Thành phần:

  • 15 gam Sâm đất
  • 15 gam Thạch hộc
  • 15 gam Mạch môn
  • 15 gram Ngọc trúc

Trộn và đun sôi những thành phần này với nhau.

Bốn loại thảo mộc trên đều có đặc tính dưỡng ẩm, có thể điều trị các bệnh lý dạ dày tương ứng với khái niệm “nhiệt” trong dạ dày của y học cổ truyền. Ngoài ra, đây là những loại thảo mộc giúp cải thiện lượng đường trong máu, có tác dụng tốt trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Khi dùng thuốc y học cổ truyền, thông thường chúng ta sẽ không cho đường phèn vào, tuy nhiên nếu thích, bạn vẫn có thể cho thêm một ít đường phèn vào bài thuốc này.

  1. Canh bao tử heo với gừng và quế

Món canh này giúp cải thiện tình trạng viêm và loét dạ dày.

Người ăn chay có thể ăn hạt kê, mật ong, khoai mỡ và hạt dẻ để tăng cường chức năng lách và dạ dày. Nếu không ăn chay, bạn có thể nấu một bát canh bao tử heo với gừng và quế, có tác dụng bảo vệ dạ dày, cải thiện các triệu chứng khó tiêu, chán ăn, liệt dạ dày, đau dạ dày, đầy hơi và thậm chí là loét dạ dày.

Thành phần:

  • 1 dạ dày lợn
  • 15 gram gừng
  • 3 gam quế.

Trộn và đun sôi những thành phần này với nhau.

Gừng có thể làm giảm các triệu chứng nôn và buồn nôn. Một trong những bài thuốc chữa chứng nôn mửa trong y học cổ truyền là bài thuốc Tiểu bán hạ thang với thành phần chính là gừng. Chỉ cần thêm một chút gừng vào món canh bao tử heo sẽ giúp cải thiện tình trạng nôn mửa, đi tiêu lỏng và tiêu hóa kém do dạ dày không tốt. Bác sĩ Hồ nhắc chúng ta nên nấu bao tử heo trong thời gian lâu để thành phần này mềm và ngon hơn.

Một số loại thảo mộc được đề cập ở trên có thể không quen thuộc với độc giả. Tuy nhiên, có thể mua được hầu hết những loại thảo mộc này ở các cửa hàng thực phẩm sức khỏe hoặc cửa hàng tạp hóa châu Á như Kamwo Meridian Herbs và TS Emporium.

Theo The Epoch Times

Đức Nhân biên dịch

Tiến sĩ Hu Naiwen là bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc tại Shanghai Tong Te Tang ở Đài Bắc (Đài Loan), và là giáo sư tại Đại học Khoa học Sức khỏe Nine Star ở Sunnyvale, bang California (Hoa Kỳ). Ông cũng từng là nhà nghiên cứu khoa học đời sống tại Viện Nghiên cứu Standford. Trong hơn 20 năm hành nghề, ông đã điều trị cho hơn 140.000 bệnh nhân. Ông được biết đến với việc chữa khỏi thành công cho bệnh nhân ung thư hắc tố thứ 5 trên thế giới bằng phương pháp y học cổ truyền Trung Quốc. Ông Hu hiện đang thực hiện một chương trình sức khỏe trên YouTube có hơn 700.000 người đăng ký. Ông cũng được biết đến với chương trình đường phố nổi tiếng về sức khỏe được tổ chức ở nhiều thành phố khác nhau ở Úc và Bắc Mỹ.



BÀI CHỌN LỌC

3 nguyên nhân gây loét dạ dày và phương pháp cổ xưa giúp giảm cơn đau dạ dày