5 biểu hiện trên lông mày có thể là dấu hiệu của bệnh nặng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Y học cổ truyền gọi lông mày là “vật bảo chứng cho tuổi thọ”, người có lông mày thưa thớt và ngay ngắn thì sống lâu nhất. Trên thực tế, lông mày chính là thước đo cho sức khỏe, không cần khám ở bệnh viện, với một số bệnh lý, biểu hiện của chúng sẽ phản ánh rõ rệt qua lông mày.

Có một câu chuyện về Thần y Trương Trọng Cảnh: Vào cuối thời Đông Hán, tức là 1800 năm trước, Trương Trọng Cảnh gặp nhà văn Vương Canh lúc đó mới 20 tuổi. Vì thói quen nghề nghiệp, Trương Trọng Cảnh quan sát khuôn mặt của Vương Canh. Không ngờ chỉ với một ánh nhìn, ông có thể đoán ra bệnh sau 20 năm.

Trương Trọng Cảnh nói với Vương Canh rằng anh đã mắc bệnh và nên điều trị sớm. Nếu không, sau 20 năm, lông mày sẽ rụng. Sau khi lông mày rụng, nửa năm sau, anh sẽ chết. Vương Canh luôn cho rằng lời của Trương Trọng Cảnh là không đáng tin cậy. Kết quả là, vào một ngày nọ sau 20 năm, lông mày của Vương Canh quả nhiên dần rụng đi, nửa năm sau, anh ta qua đời, hưởng thọ 41 tuổi.

Giáo sư Vương Hồng Mộ, Trưởng khoa Y học Đại học Y thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), cho biết sự thịnh suy và biến đổi của lục phủ ngũ tạng sẽ biểu hiện trên bề mặt cơ thể qua tinh huyết, tỳ dịch....

Y học cổ truyền gọi lông mày là “vật bảo chứng cho tuổi thọ”, người có lông mày thưa thớt và ngay ngắn thì sống lâu nhất. Trên thực tế, lông mày chính là thước đo cho sức khỏe, không cần khám ở bệnh viện, với một số bệnh lý, biểu hiện của chúng sẽ phản ánh rõ rệt qua lông mày.

Nhìn sức khỏe qua lông mày

1. Lông mày dài: Dễ lão hóa

Nhìn chung, lông mày của người già sẽ dài hơn, lông mày của người trẻ sẽ ngắn hơn, tại sao lại như vậy? Bởi vì lông mày dài và rậm là một trong những dấu hiệu lão hóa.

Người xưa thường nói "mọc mày dài thì sống lâu", thực ra không có nhiều mối liên hệ giữa lông mày dài và tuổi thọ; ngược lại, nó là một trong những dấu hiệu của lão hóa, lông mày dài cho thấy cơ chế điều hòa chức năng của cơ thể bắt đầu suy giảm.

Nếu bạn nhận thấy lông mày bắt đầu dài ra và dần trở nên rậm rạp, bạn nhất định phải chú ý:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, duy trì cảm giác thèm ăn là một trong những cách tốt nhất để chống lão hóa;
  • Tăng cường vận động, mỗi ngày đi bộ nhanh từ nửa giờ trở lên, không nên để cơ thể “nhàn rỗi” kéo dài, tình trạng này cũng giống như các bộ phận máy móc, ít sử dụng có thể gây rỉ sét, hư hỏng.

2. Lông mày khô: Phổi không tốt

Lông mày ít và khô cho thấy tình trạng khí hư trong phổi. Hiện tượng thiếu khí ở phổi sẽ gây ra một loạt các bệnh về phổi, biểu hiện bên ngoài là ho, ho ra máu, khó thở, đôi khi còn xuất hiện hiện tượng tức ngực. Nếu không chú ý rất dễ dẫn đến ung thư phổi.

Không ít bệnh nhân ung thư phổi, khi phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, khi lông mày bị khô cần chú ý sức khỏe phổi.

3. Lông mày cong lên: Dễ bị viêm bàng quang

Lông mày cong lên, không phải là nói đến hình dạng lông mày, mà là chính sợi lông mày bị cong. Lông mày cong lên là dấu hiệu của viêm bàng quang.

Bàng quang là cơ quan chịu trách nhiệm đào thải nước tiểu, nếu gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như sức khỏe tổng thể. Nếu nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ung thư.

Khi bàng quang gặp vấn đề, hiệu quả đào thải độc tố cũng bị ảnh hưởng. Các độc tố trong nước tiểu không được đào thải ra ngoài kịp thời sẽ tích tụ trong cơ thể.

4. Lông mày rụng: Thiếu khí huyết

Lông mày rụng khác nhau cũng biểu hiện cho các bệnh khác nhau:

  • Lông mày thưa và dễ rụng, thường thấy ở những người suy nhược cơ thể, bệnh tật lâu ngày, những người này thường có tay chân lạnh, thận khí yếu.
  • Người bị suy giáp và suy tuyến yên trước, lông mày thường dễ rụng, đặc biệt là ở phần ngoài 1/3 lông mày. Hầu hết bệnh nhân còn xuất hiện hiện tượng phản ứng chậm, hoa mắt chóng mặt, ù tai, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất trí.
  • Trong giai đoạn đầu của bệnh phong, da bên ngoài lông mày dày lên, lông mày rụng. Bệnh nhân rụng tóc từng vùng, kèm theo các triệu chứng rụng lông mày.
  • Ung thư, giang mai, thiếu máu nặng cũng có thể gây rụng lông mày, một số thuốc chống ung thư hoặc thuốc chống chuyển hóa cũng có tác dụng phụ này.

5. Lông mày và cột sống cổ

Rụng lông mày bất thường cũng có thể là do vấn đề liên quan đến cột sống cổ.

Khi cột sống cổ lệch, nó chèn ép rễ thần kinh, làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, khiến nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các nang lông bị cản trở, gây rụng lông mày, đồng thời cũng có thể kèm theo hiện tượng rụng tóc.

Lông mày giữa là một điểm áp lực của đốt sống cổ thứ bảy. Nếu đốt sống cổ có vấn đề sẽ phản ứng qua điểm áp lực này lên lông mày.

Ngoài ra, lông mày rũ xuống, lỗ chân lông to giữa hai lông mày, nổi mụn trên lông mày, đau nhức giữa lông mày, lông mày cao thấp cũng liên quan đến cột sống cổ.

Dưới đây là một số cách chăm sóc lông mày để bảo vệ sức khỏe

Lông mày không chỉ là một điểm nhấn trên khuôn mặt, mà còn có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe bên trong cơ thể. Tuy nhiên, 99% mọi người đều không biết rằng lông mày cũng cần được chăm sóc.

  1. Thường xuyên rửa lông mày

Không có nhiều người rửa lông mày khi rửa mặt. Trên thực tế, cách này không đạt được hiệu quả làm sạch tận gốc lông mày. Ở gốc lông mày có một lượng dầu tiết ra, nếu không vệ sinh sạch sẽ trong thời gian dài, sẽ làm tắc nghẽn vùng da gần lông mày, không có lợi cho sự phát triển của lông mày.

  1. Thường xuyên chải lông mày

Lông mày cũng cần được chải giống như tóc, ngoài việc chải tóc hàng ngày, lông mày cũng nên được chải và massage thường xuyên.

  1. Không nên nhổ lông mày

Nhiều phụ nữ thường nhổ lông mày nhưng thói quen này cần thay đổi. Nhổ lông mày sẽ làm tổn thương da và nang lông, nếu tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ khiến lông mày mọc không đều. Hơn nữa, sau khi nhổ lông mày, vi khuẩn có thể xâm nhập, làm tăng nguy cơ viêm nang lông thứ phát.

Điểm quan trọng nhất là nhổ lông mày thường xuyên sẽ khiến vùng da quanh mí mắt bị lỏng lẻo, khiến mí mắt già đi cả chục tuổi và không thể cứu vãn được!

Theo Song Yun - Aboluowang
Nhật Duy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

5 biểu hiện trên lông mày có thể là dấu hiệu của bệnh nặng