9 dấu hiệu khoa học của sự ‘đang yêu' và thời gian của nó, nghiên cứu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang yêu: Luôn nghĩ đến một người nào đó? Luôn mơ mộng về người đó? Tưởng tượng tương lai cùng với người ấy? Những tâm tưởng choáng váng này chỉ là một vài trong số những dấu hiệu cho biết bạn đang yêu. Tuy nhiên trạng thái này không kéo dài mãi mãi.

Trên thực tế, các nhà khoa học đã xác định chính xác nghĩa của từ “đang yêu”. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bộ não của một người đang yêu có phản ứng rất khác so với bộ não của một người đang trải qua sự ham muốn đơn thuần, và nó cũng không giống bộ não của một người đã lập gia đình với người yêu.

Helen Fisher, một nhà nhân chủng học tại Đại học Rutgers, bang New Jersey, Hoa Kỳ cùng các đồng nghiệp đã thực hiện hàng loạt các nghiên cứu về chủ đề này. Bà cho biết rằng giai đoạn "đang yêu" của não bộ là một khoảng thời gian đặc biệt và được xác định rất rõ ràng.

  1. Luôn luôn nghĩ về một người yêu duy nhất

Khi đang yêu, bạn luôn chỉ nghĩ về một người mình yêu duy nhất. Niềm tin vào tình yêu đó khiến bạn không hề cảm thấy đam mê lãng mạn với bất kỳ ai khác. Theo một bài báo năm 2017 trên tạp chí Archives of Sexual Behavior (tạm dịch: Tập hợp các hành vi giới tính), hành vi trung thuỷ trong tình yêu là do mức độ cao của dopamine trung tâm - một chất hóa học liên quan đến sự chú ý và tập trung - trong não của bạn.

Theo Fisher, những người đang yêu cho biết rằng trung bình họ dành hơn 85% thời gian thức của họ để suy ngẫm về "đối tượng yêu" của mình. Đây có thể là kết quả của việc giảm mức serotonin trung tâm trong não.

Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Psychophysiology, những người đàn ông đang yêu có mức serotonin thấp hơn những người đàn ông không yêu, trong khi điều ngược lại áp dụng cho phụ nữ.

  1. Chỉ nhìn thấy những phẩm chất tích cực của người yêu

Những người đang yêu hay suy tư về những sự kiện khiến họ nhớ về người yêu, mơ mộng về những khoảnh khắc quý giá này.
Những người đang yêu hay suy tư về những sự kiện khiến họ nhớ về người yêu, mơ mộng về những khoảnh khắc quý giá này. (Ảnh: Kypham/Pixabay)

Những người đang yêu thực sự có xu hướng tập trung vào những phẩm chất tích cực của người mình yêu, trong khi bỏ qua những đặc điểm tiêu cực của anh ấy hoặc cô ấy. Theo Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội, các mối quan hệ thường thành công hơn khi bạn đời được lý tưởng hóa.

Những người đang yêu cũng hay suy tư về những sự kiện và đồ vật bình thường khiến họ nhớ về người yêu của họ, mơ mộng về những khoảnh khắc nhỏ và kỷ vật quý giá này. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 trên tạp chí Motivation and Emotion, việc yêu đương khiến mọi người không thể tập trung vào những thông tin khác.

Sự tập trung chú ý này cũng được cho là kết quả của việc tăng nồng độ dopamine trung tâm, cũng như sự gia tăng đột biến của norepinephrine trung tâm, một chất hóa học liên quan đến việc tăng cường trí nhớ khi có những kích thích mới.

  1. Cảm xúc không ổn định khi 'đang yêu'

Như ai cũng biết, tình yêu nồng cháy thường dẫn đến những bất ổn về tình cảm và tâm sinh lý. Bạn rơi vào trạng thái vui vẻ, hưng phấn, tăng cường năng lượng, mất ngủ, chán ăn, run rẩy, tim đập nhanh và thở gấp, cũng như lo lắng, hoảng sợ và cảm giác tuyệt vọng khi mối quan hệ của bạn gặp phải bước lùi dù là nhỏ nhất.

Theo một bài báo năm 2017 trên tạp chí Triết học, Tâm thần và Tâm lý học, khi cực đoan, những thay đổi tâm trạng này tương tự với hành vi của những người nghiện ma túy. Và thực sự, khi những người đang yêu nhìn thấy hình ảnh của người yêu của họ, nó sẽ kích hoạt các vùng não tương tự như một người nghiện ma túy khi nhìn thấy thuốc phiện vậy. Theo Fisher, yêu là một dạng nghiện và khi họ không đạt được tình yêu của một người nào đó, họ có thể gặp phải tình trạng "rút lui và tái nghiện".

  1. Chú ý đến sự hấp dẫn của bản thân

Người đang yêu luôn có xu hướng tăng cường sự hấp dẫn lãng mạn của bản thân.
Người đang yêu luôn có xu hướng tăng cường sự hấp dẫn lãng mạn của bản thân. (Ảnh: Jyang0114/Pixabay)

Theo nghiên cứu của Fisher, khi người nào đó muốn chiếm cảm tình của một người khác, thì luôn có xu hướng tăng cường sự hấp dẫn lãng mạn của bản thân. Dopamine trung ương cũng có thể chịu trách nhiệm cho phản ứng này, bởi vì nghiên cứu cho thấy rằng khi muốn đạt được điều gì đó đặc biệt quan trọng, các tế bào thần kinh sản xuất dopamine ở vùng não giữa trở nên năng suất hơn.

  1. Bị cảm xúc chi phối

Những người đang yêu thường có dấu hiệu bị cảm xúc chi phối từ mối quan hệ của họ, bao gồm tính chiếm hữu, ghen tuông, sợ bị từ chối và lo lắng chia ly. Ví dụ, Fisher và các đồng nghiệp của bà đã nghiên cứu bộ não của những cá nhân khi nhìn thấy ảnh của người mà họ yêu và bị từ chối, hoặc người mà họ vẫn yêu sau khi bị người đó từ chối.

Hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) cho thấy có sự kích hoạt ở một số khu vực não trước, nơi mà đã được chứng minh là có vai trò gây ra cảm giác thèm cocaine. Các nhà nghiên cứu đã viết vào năm 2010 trên Tạp chí Sinh lý học thần kinh: “Kích hoạt các khu vực liên quan đến nghiện cocaine có thể giải thích các hành vi ám ảnh liên quan đến việc bị từ chối trong tình yêu”.

  1. Mơ về một tương lai với người mình yêu

Cùng nhau mơ về một tương lai với người đang yêu.
Cùng nhau mơ về một tương lai với người đang yêu. (Ảnh: Toanmda/Pixabay)

Khao khát được kết hợp tình cảm với người mình yêu, tìm cách xích lại gần nhau hơn và cùng nhau mơ về một tương lai cũng là những dấu hiệu của một người đang yêu. Theo một bài báo của Đại học Harvard, khi mức serotonin bắt đầu trở lại mức bình thường, hormone oxytocin sẽ tăng lên trong cơ thể. Chất dẫn truyền thần kinh này có liên quan đến việc tạo ra các mối quan hệ nghiêm túc hơn.

Lucy Brown, một nhà khoa học thần kinh tại Đại học Y khoa Albert Einstein ở New York, nói rằng động lực được ở bên người yêu giống như động lực của chúng ta đối với nước và những thứ khác mà chúng ta cần có để sinh tồn.

"Các nghiên cứu chức năng MRI cho thấy rằng hệ thống thần kinh nguyên thủy tạo ra sự dẫn động, nhận dạng tình cảm và cảm giác hưng phấn hoạt động tích cực ở hầu hết tất cả mọi người khi họ nhìn thấy khuôn mặt của người mình yêu và tư duy về những suy nghĩ yêu thương. Điều này đặt tình yêu lãng mạn vào nhóm của các hệ thống sinh tồn, giống như những hệ thống tạo ra sự thèm ăn, thèm uống vậy", Brown nói.

  1. Luôn muốn gần gũi và đồng cảm với người yêu

Những người đang yêu thường cảm thấy một cảm giác đồng cảm mạnh mẽ đối với người yêu của họ, cảm nhận nỗi đau của người kia như của riêng họ và sẵn sàng hy sinh bất cứ điều gì cho người kia.

Trong nghiên cứu của Fisher, các nhà khoa học đã phát hiện ra những mô hình quan trọng trong hoạt động não của những người đang yêu. Các tế bào thần kinh phản chiếu tâm tư của họ, có liên quan đến cảm giác đồng cảm, hoạt động tích cực hơn ở những người có mối quan hệ yêu thương lâu dài.

Yêu nhau cũng dẫn đến việc những người đang yêu luôn tìm mọi cách để được ở bên cạnh người mình yêu. Trong khi một số người có thể cố gắng để giống người yêu hơn. Một nghiên cứu khác của Fisher, được trình bày vào năm 2013 tại hội nghị "Being Human” (tạm dịch: Làm người), cho thấy rằng mọi người bị thu hút bởi đối tượng của họ, ít nhất là những "hoạt chất não" của đối tượng của họ.

Ví dụ, nghiên cứu của bà phát hiện rằng những người có tính cách chiếm ưu thế về testosterone (có tính phân tích cao, biết kiềm chế cảm xúc và sự cạnh tranh) thường bị thu hút bởi những người bạn đời có tính cách liên quan đến nồng độ estrogen và oxytocin cao - những người này có xu hướng "đồng cảm, nuôi dưỡng, tin tưởng, nội tâm, tìm kiếm ý nghĩa và bản sắc”, tiến sĩ Fisher nói vào năm 2013.

  1. Mong muốn được yêu và ghen tuông

Những người đang yêu chỉ tập trung năng lượng của họ vào một cá nhân cụ thể.
Những người đang yêu chỉ tập trung năng lượng của họ vào một cá nhân cụ thể. (Ảnh: cuncon/Pixabay)

Những người đang yêu thường có tính ghen tuông tột độ khi người yêu bị nghi ngờ không chung thủy. Theo Indian Journal of Endocrinology and Metabolism, oxytocin được giải phóng trong khi yêu và tạo ra các liên kết xã hội và phát triển lòng tin để tiến tới một sự kết hợp tình cảm.

Sự gắn bó này được cho là đã phát triển để một người đang yêu sẽ buộc bạn đời của mình từ chối những người cầu hôn khác, cho đến khi họ trở thành vợ chồng thực sự. Theo Fisher, điều này phát triển như một nhu cầu sinh học, cho phép những người trong các mối quan hệ lãng mạn “tập trung năng lượng của họ vào một cá nhân cụ thể”.

  1. Cảm thấy mất kiểm soát

Fisher và các đồng nghiệp của bà phát hiện rằng những người cho biết họ "đang yêu" thường nói rằng niềm đam mê của họ là tự nhiên và không thể kiểm soát.

Trong cuốn sách "Love and Limerence" (tạm dịch: Tình yêu và Sự say đắm mãnh liệt) xuất bản năm 1979, nhà tâm lý học quá cố Dorothy Tennov đã phỏng vấn 400 đàn ông và phụ nữ ở Connecticut để trả lời 200 câu nói về tình yêu lãng mạn. Nhiều người tham gia bày tỏ cảm giác bất lực, cho biết tình yêu đến với họ một cách tự nhiên và không cố ý.

Theo Fisher, một người tham gia, một giám đốc điều hành kinh doanh ở độ tuổi ngoài 50 đã viết điều này về một tình yêu công sở của mình "Tôi luôn nghĩ rằng tôi thực sự cần phải hấp dẫn đối với Emily, đó là một tư duy sinh học, giống như bản năng, không phải là cố ý hay kiểm soát logic… tôi làm việc đó một cách rất tự nhiên.

Tôi cố gắng tuyệt vọng để phủ nhận với nó, để hạn chế ảnh hưởng của nó, để từ chối nó, để tận hưởng nó, và, vâng, quả đúng là, vô vọng để làm cho cô ấy để ý đến tôi! Mặc dù tôi biết rằng Emily và tôi hoàn toàn không có cơ hội chung sống, nhưng ý nghĩ về cô ấy cứ luôn hiện lên trong tâm trí tôi", Fisher đưa tin trên trang Nautilus vào năm 2016.

Động lực của tình yêu cũng thay đổi theo thời gian

Động lực của tình yêu cũng có thể thay đổi theo thời gian.
Động lực của tình yêu cũng có thể thay đổi theo thời gian. (Ảnh: Getty)

Thật không may, tình yêu không phải lúc nào cũng kéo dài mãi mãi và các nhà tâm lý học nói rằng giai đoạn hưng phấn này kéo dài không quá ba năm, theo blog của Fisher.

Đó là một trạng thái vô thường hoặc nó phát triển thành một mối quan hệ lâu dài mà các nhà tâm lý học gọi là "sự gắn bó", hoặc nó tan biến, và trở thành mối quan hệ tan rã.

Nếu có những rào cản về thể chất hoặc xã hội ngăn cản các đối tác gặp nhau thường xuyên - ví dụ: nếu hai người luôn phải ở khoảng cách xa - thì giai đoạn "yêu" thường kéo dài hơn so với những trường hợp khác, nhưng cuối cùng nó cũng sẽ phai nhòa dần đi.

Quả thật, trạng thái 'đang yêu' có thể giải thích bằng khoa học hiện đại qua nghiên cứu não bộ với các chất hoá học của nó. Tuy nhiên có thể còn có những chất xúc tác khác ở khắp thân thể thì có thể cần tìm con được khoa học và tâm linh khác, như về sự luân hồi và duyên phận!

Theo LiveScience

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

9 dấu hiệu khoa học của sự ‘đang yêu' và thời gian của nó, nghiên cứu