Baalbek - bí ẩn cấu trúc được xây dựng bằng những tảng đá nặng nhất thời cổ đại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những ngôi đền cổ đại ở Baalbek, Li-băng có cấu trúc từ những tảng đá xây dựng lớn nhất mọi thời đại, được cho là có từ một nền văn minh của những người khổng lồ, trước nền văn minh nhân loại ngày nay.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy vô số công trình kiến trúc cổ đại đáng kinh ngạc, nhưng không công trình nào sánh được với những tảng đá xây dựng nặng nhất từng được sử dụng tại địa điểm cổ đại Baalbek. So với chúng, những viên đá được sử dụng để xây dựng kim tự tháp Giza trông giống như những khối Lego nhỏ.

Làm thế nào mà các nền văn minh cổ đại xây dựng những cấu trúc vĩ đại bằng đá nặng nhiều tấn đến như vậy? Làm thế nào họ vận chuyển chúng từ hàng trăm km, và quan trọng hơn, làm thế nào họ nâng được chúng lên cao để xây dựng đền thờ và tượng đài?

Hàng ngàn năm sau, công nghệ xây dựng hiện đại ngày nay vẫn không có khả năng nâng những tảng đá nặng đến không tưởng như vậy.

Ví dụ, hãy xem xét cần cẩu xây dựng hiện đại. Cần cẩu thông thường mà chúng ta thấy trong các công trường xây dựng ngày nay có giới hạn về sức nâng, tối đa là 20 tấn.

Tất nhiên, cần cẩu tiên tiến hơn có thể nâng trọng lượng lên tới 50 tấn, điều này rất hiếm vì các tòa nhà hiện đại rất hiếm khi yêu cầu khả năng như vậy. Chỉ có 2 cần cẩu ở Hoa Kỳ hiện nay là có thể nâng được trọng lượng 200 tấn.

Vậy thì, làm sao những người thợ xây cổ đại lại có thể vận chuyển đi xa và nâng được những tảng đá nặng hàng trăm tấn, thậm chí có khi vượt 1000 tấn?

Tàn tích Baalbek bí ẩn

Ấn tượng và tôn trọng, Baalbek là một trong những trung tâm tôn giáo lớn nhất trong Đế chế La Mã. Đây là quần thể kiến trúc La Mã lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất còn tồn tại cho đến ngày nay.

Đền thờ thần Jupiter là một trong những ngôi đền ấn tượng nhất ở Baalbek. Nó có kích thước 88 × 48 mét và đứng trên một bục cao 13 mét so với địa hình xung quanh và 7 mét so với mặt chân đế.

Dù ngôi đền có tráng lệ đến đâu, có lẽ thành tựu kiến trúc vĩ đại nhất là nằm ở chân đế của ngôi đền. Nó được xây dựng bởi một số khối đá nặng nhất từng được nhân loại biết đến. So với chúng, những khối đá 200 tấn được sử dụng để xây dựng kim tự tháp ở Giza trông giống như những miếng Lego nhỏ.

Dưới cùng chân đế của ngôi đền được xây bằng chín hàng khối đá, mỗi khối nặng hơn 300 tấn. Phía trên những khối đá này là Bục chân đế (tương tự như giằng móng nhà hiện nay) – cấu trúc bởi một nhóm ba tảng đá khổng lồ nặng khoảng 800 tấn mỗi tảng. Và ngay cả với trọng lượng và kích thước đáng kinh ngạc như vậy, chúng vẫn được đặt cạnh nhau một cách chính xác đến mức thậm chí không thể đặt một cây kim vào giữa chúng.

Bên cạnh câu hỏi hiển nhiên là làm thế nào họ vận chuyển những tảng đá nặng như vậy thì còn một vấn đề cấp bách khác – làm cách nào họ nâng chúng lên cao 7 mét so với mặt đất?

Ai đã xây dựng nên công trình như thế này?

Tảng đá Người phụ nữ mang thai tại Baalbek, Li-băng.
Tảng đá Người phụ nữ mang thai tại Baalbek, Li-băng. Ảnh: Wikipedia CC ASA 4.0

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những tảng đá xây dựng cổ đại nặng nhất trong mỏ đá cổ gần đó. Chỉ cách ngôi đền mười phút trong một mỏ đá cổ là Hòn đá phương Nam, còn được gọi là Tảng đá Người phụ nữ mang thai. Trọng lượng của khối này là 1000 tấn, thật là không thể tin được, mặc dù nó chưa được vận chuyển đi để xây dựng một tượng đài nào.

Một tảng đá nguyên khối cổ đại thứ hai được tìm thấy gần đó vào những năm 90, và thật đáng ngạc nhiên, nó thậm chí còn nặng hơn cả khối lượng của Tảng đá Người phụ nữ mang thai. Các nhà khảo cổ ước tính trọng lượng của nó là hơn 1200 tấn. Theo giả thuyết của các nhà khảo cổ, hai phiến đá này bị bỏ lại trong mỏ đá vì chất lượng không cao nên vận chuyển không được thuận lợi.

Và cuối cùng, năm 2014 được đánh dấu bằng việc phát hiện ra một tảng đá nguyên khối thứ ba trong mỏ đá, cho đến nay đây là tảng đá xây dựng cổ đại nặng nhất được tìm thấy trên thế giới. Trọng lượng chính xác vẫn chưa được tính toán, nhưng các nhà khảo cổ học ước tính nó nằm trong khoảng từ 1400 đến 1650 tấn.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta cần nói đôi lời về nguồn gốc của ngôi đền và các tảng đá khổng lồ được sử dụng để xây dựng ngôi đền.

Một số giả thuyết phổ biến cho rằng tất cả các tượng đài lớn đều có từ thời của người La Mã. Tuy nhiên, nghiên cứu đã dẫn đến niềm tin rằng những tảng đá khổng lồ này đã được chế tác từ hàng nghìn năm trước nữa, bởi một nền văn minh cổ đại của người khổng lồ đã biến mất.

Theo Curiosmos



BÀI CHỌN LỌC

Baalbek - bí ẩn cấu trúc được xây dựng bằng những tảng đá nặng nhất thời cổ đại