Bức tường vũ trụ chứng minh 'trái đất là nhà tù'? Núi Tu Di trong truyền thuyết bất ngờ xuất hiện?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khái niệm về bức tường vũ trụ đã thu hút sự chú ý và gợi mở những suy đoán khác nhau. Một số người cho rằng, bức tường vũ trụ là ranh giới của vũ trụ. Lại có người suy đoán rằng, nó là ranh giới phân chia giữa các nền văn minh khác nhau trong vũ trụ. Nhóm khác thì nói rằng, vũ trụ của chúng ta là một nhà tù bị khóa, con người chúng ta bị mắc kẹt trong đó và không thể thoát ra được; hay một số khác cho rằng, chúng ta đang bị giam cầm bởi một nền văn minh cao hơn, trái đất là nơi thử nghiệm, và bức tường này là để ngăn chặn chúng ta thoát khỏi vũ trụ. 

Vào tháng 10 năm 2018, tin tức "các nhà khoa học đã phát hiện ra bức tường vũ trụ" bắt đầu lan truyền trên Internet. Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong chòm sao Eridanus, cách trái đất khoảng 1,5 tỷ năm ánh sáng, có một vành đai chân không kéo dài 350 triệu năm ánh sáng. Đây chính là bức tường vũ trụ.

Bức tường vũ trụ là gì? Đó là khi các nhà thiên văn học quan sát vũ trụ, họ phát hiện ra một hiện tượng: khi không gian vũ trụ đến một nơi cụ thể thì không có gì ở đó hết, các thiên hà, các ngôi sao và các thiên thể đều không tồn tại ở đó. Nhưng đó không phải lỗ đen mà là một phạm vi vũ trụ rộng lớn, giống như có một bức tường ngăn cách mọi thứ ở phía bên này của vũ trụ và vạch ra một ranh giới. Tất nhiên, bức tường này chỉ là một hình ảnh ẩn dụ.

Khi không gian vũ trụ đến một nơi cụ thể thì không có gì ở đó hết, các thiên hà, các ngôi sao và các thiên thể đều không tồn tại ở đó. Đó là một phạm vi vũ trụ rộng lớn, giống như có một bức tường ngăn cách mọi thứ ở phía bên này của vũ trụ và vạch ra một ranh giới (Ảnh chụp màn hình)
Khi không gian vũ trụ đến một nơi cụ thể thì không có gì ở đó hết, các thiên hà, các ngôi sao và các thiên thể đều không tồn tại ở đó. Đó là một phạm vi vũ trụ rộng lớn, giống như có một bức tường ngăn cách mọi thứ ở phía bên này của vũ trụ và vạch ra một ranh giới (Ảnh chụp màn hình)

Một khái niệm như vậy cũng đã thu hút rất nhiều sự chú ý và nhiều suy đoán khác nhau. Có người cho rằng bức tường này là ranh giới của vũ trụ. Có người suy đoán rằng đó là ranh giới phân chia giữa các nền văn minh khác nhau trong vũ trụ. Lại có người nói rằng vũ trụ của chúng ta là một nhà tù bị khóa, con người chúng ta bị mắc kẹt trong đó và không thể thoát ra được. Một số khác cho rằng, chúng ta đang bị giam cầm bởi một nền văn minh cao hơn, và trái đất là nơi thử nghiệm, và bức tường này là để ngăn chặn chúng ta thoát khỏi vũ trụ...

Nói tóm lại, con người đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau xung quanh bức tường vũ trụ. Những lý thuyết và báo cáo khác nhau này được trích dẫn từ tạp chí khoa học quốc tế New Scientist.

Tuy nhiên, sau 2 năm, các nhà khoa học đã có những khám phá mới, và sự thật dường như đang được cố tình tiết lộ cho chúng ta từng bước một.

Phát hiện bức tường Nam Cực

Tại Nam Cực, ngước nhìn lên những vì sao, không ai biết được phía sau chúng có những gì. Tuy nhiên, vào năm 2020, các nhà thiên văn đã khám phá ra một bức tường khổng lồ ở ranh giới phía nam của vũ trụ chúng ta. Nó là một bức tường vừa tráng quan, vừa không thể tưởng tượng nổi, hơn nữa còn chứa hàng ngàn thiên hà. Bức tường này nằm ở phía nam của Thái dương hệ, và ở khu vực Nam Cực lại càng dễ phát hiện ra nó hơn, do đó mới gọi nó là bức tường Nam Cực. Qua quan sát, các nhà khoa học bước đầu phán đoán rằng, chiều dài của bức tường này là 1,37 tỷ năm ánh sáng, sâu hơn 60 triệu năm ánh sáng. Nó là một trong những kết cấu lớn nhất được biết tới trong vũ trụ.

Trong quá khứ, bức tường Nam Cực vẫn luôn ẩn khuất khỏi tầm mắt của con người, cho tới nay nó mới được phát hiện ra, bởi vì phần lớn kết cấu của nó nằm ở phía sau Dải Ngân hà rực rỡ 500 triệu năm ánh sáng. Nói cách khác, nó nằm trong khu vực được gọi là vành đai ẩn, nó bị che khuất bởi bụi, khí tối và các ngôi sao sáng trong Dải Ngân hà. Do đó, chúng ta không nhìn thấy nó. Khi các nhà khoa học lựa chọn quan sát hiện tượng dịch chuyển đỏ của các cấu trúc bên ngoài Dải Ngân hà, cuối cùng đã phát hiện ra sự tồn tại của bức tường Nam Cực.

Dưới đây là mô hình trên máy tính của bức tường Nam Cực:

Mô hình trên máy tính của bức tường Nam Cực (Ảnh chụp màn hình)
Mô hình trên máy tính của bức tường Nam Cực (Ảnh chụp màn hình)

Trên mô hình, màu đỏ cho thấy các khu vực vật chất dày đặc hơn, toàn bộ khu vực kéo dài khoảng 1,3 tỷ năm ánh sáng. Hệ Ngân hà của chúng ta lại nằm ở trung tâm của mô hình có đường kính chỉ 100.000 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học phát hiện rằng bức tường Nam Cực này kéo một bức màn gồm các ngôi sao đơn độc trải dài ít nhất 700 triệu năm ánh sáng. Nó uốn khúc phía sau bụi, khí thể và các hành tinh của Hệ Ngân hà chúng ta, từ chòm sao Perseus ở bắc bán cầu đến chòm sao Apus ở cực Nam. Hơn nữa, họ còn phát hiện ra rằng, chất lượng của nó đã đạt đến mức làm xáo trộn sự giãn nở cục bộ của vũ trụ.

Vào ngày 10 tháng 7 năm 2020, kết quả nghiên cứu này lần đầu được công bố trên “Tạp chí vật lý học Thiên thể” (The Astrophysical). Nhà vũ trụ học Daniel Pomarede của Đại học Paris-Sacreda, Pháp, người đã tham gia vào nghiên cứu này nói rằng, bức tường được uốn cong để điều chỉnh chiều dài của nó với khu vực quan sát. Nếu bộ phận uốn cong của nó vượt quá giới hạn quan sát của chúng ta thì có thễ chúng ta sẽ không nhìn thấy toàn bộ của nó. Nói cách khác, nhân loại có thể phát hiện ra bức tường này quả thực rất may mắn, dường như có một sự sắp đặt sẵn. Cũng bởi vì bức tường Nam Cực cách vị trí thái dương hệ của chúng ta khoảng 1 tỷ năm ánh sáng, khoảng cách này cách không quá xa so với quan điểm của vũ trụ. Do đó, các nhà khoa học nhận định rằng, bức tường Nam Cực quả thực có tác dụng trọng yếu đối với nghiên cứu kết cấu vũ trụ.

Nếu muốn tiếp tục tìm hiểu chủ đề này, chúng ta cần bắt đầu nói về mạng vũ trụ.

Mạng vũ trụ

Từ lâu các nhà khoa học đã để ý tới việc các thiên hà không phải là nằm rải rác ngẫu nhiên trong vũ trụ, mà tập trung cùng nhau theo phương thức mạng lưới vũ trụ. Các thiên hà giống như những viên ngọc trai trên chiếc vòng cổ trong chuỗi khí hydro khổng lồ này bao quanh khoảng trống vũ trụ bao la.

Con người vẫn luôn cho rằng, kết cấu của vũ trụ giống như tế bào của sinh vật, đặc biệt là tế bào thần kinh. Lấy con người làm ví dụ, thân thể con người có mạng lưới thần kinh ở khắp cơ thể. Các vật chất có thể truyền đi trong mạng lưới thần kinh, chẳng hạn như các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau. Bộ não điều khiển toàn bộ cơ thể thông qua mạng lưới thần kinh. Vũ trụ cũng như vậy, mỗi siêu cụm tương đương với một nơ-ron trong mạng nơ-ron, nó không tồn tại đơn độc trong vũ trụ, có thể có một số kết nối cấu trúc đặc biệt với các cụm thiên hà lân cận.

Con người vẫn luôn cho rằng, kết cấu của vũ trụ (hình bên phải) giống như tế bào của sinh vật, đặc biệt là tế bào thần kinh (hình bên trái) (Ảnh chụp màn hình)
Con người vẫn luôn cho rằng, kết cấu của vũ trụ (hình bên phải) giống như tế bào của sinh vật, đặc biệt là tế bào thần kinh (hình bên trái) (Ảnh chụp màn hình)

Như thế, toàn bộ vũ trụ giống như phân bố khắp mạng lưới, đây gọi là mạng vũ trụ. Hơn nữa, vật chất có thể truyền tới cho nhau thông qua mạng vũ trụ. Do đó, mạng vũ trụ còn được các nhà khoa học gọi là đường cao tốc tạm thời nhất.

Đối với con người, Thái dương hệ đã vô cùng to lớn. Tàu thăm dò của chúng ta Voyager 1 và Voyager 3 đã bay hơn 40 năm, cũng vẫn không tới được tầng bên ngoài nhất của Thái dương hệ. Đương nhiên Thái dương hệ cũng chỉ là cấp độ nhỏ nhất trong đơn vị hệ thống vũ trụ. Cấp độ của vũ trụ (hệ thống) phía trên Hệ Mặt trời là Dải Ngân hà.

Dải Ngân hà có trên 100 tỷ ngôi sao, trong đó có ngôi sao đỏ khổng lồ to gấp 4,5 tỷ lần Mặt trời. Nó được gọi là UY Scuti; và cũng có cả sao lùn đỏ bằng nửa khối lượng của Mặt trời.

Các thiên hà có rất nhiều hình dạng. Chúng ta đang ở trong một thiên hà xoắn ốc có rào chắn, bên cạnh đó còn có thiên hà xoáy, thiên hà elip, thiên hà không có quy tắc. Dải Ngân hà của chúng ta và khoảng 50 thiên hà lân cận tạo nên nhóm thiên hà. Đây là cụm thiên hà có quy mô khá nhỏ, phạm vi bao trùm khoảng 10 triệu năm ánh sáng. Khi số lượng thiên hà vượt trên 100 thì được gọi là cụm thiên hà.

Ngân hà của chúng ta và khoảng 50 thiên hà lân cận tạo nên nhóm thiên hà. Đây là cụm thiên hà có quy mô khá nhỏ, phạm vi bao trùm khoảng 10 triệu năm ánh sáng. Khi số lượng thiên hà vượt trên 100 thì được gọi là cụm thiên hà (Ảnh chụp màn hình)
Ngân hà của chúng ta và khoảng 50 thiên hà lân cận tạo nên nhóm thiên hà. Đây là cụm thiên hà có quy mô khá nhỏ, phạm vi bao trùm khoảng 10 triệu năm ánh sáng. Khi số lượng thiên hà vượt trên 100 thì được gọi là cụm thiên hà (Ảnh chụp màn hình)

Cụm thiên hà gần chúng ta nhất là cụm thiên hà Xử Nữ, nó bao gồm hơn 2.500 thiên hà. Thực tế, dù là nhóm thiên hà hay cụm thiên hà, chúng cũng không phải là cấp độ cao nhất trong hệ thống vũ trụ, trên chúng còn có cấp độ cao hơn. Đó chính là cụm siêu thiên hà.

Cụm siêu thiên hà của chúng ta được gọi là cụm siêu thiên hà địa phương, bởi vì trung tâm của nó là Cụm Xử Nữ nên còn gọi là cụm siêu thiên hà Xử Nữ. Nhưng ngay cả khi là cụm siêu thiên hà Xử Nữ cũng không phải là cấu trúc quy mô lớn nhất. Kết cấu lớn nhất thuộc về cụm siêu thiên hà Laniakea. Đây cũng là cụm siêu thiên hà lớn nhất mà nhân loại phát hiện ra.

So với cụm siêu thiên hà Laniakea, bức tường Nam Cực còn to lớn hơn. Phạm vi của Laniakea chỉ có 520 triệu năm ánh sáng, trong khi đó phạm vi kéo dài của bức tường Nam Cực lại gấp 2 lần Laniakea. Từ vị trí mà nói, bức tường Nam Cực ở phía sau của cụm siêu thiên hà Laniakea, cách khoảng 500 triệu năm ánh sáng. Do đó, bức tường Nam Cực có thể nói là “người hàng xóm” khổng lồ của chúng ta.

Phạm vi của Laniakea chỉ có 520 triệu năm ánh sáng, trong khi đó phạm vi kéo dài của bức tường Nam Cực lại gấp 2 lần Laniakea (Ảnh chụp màn hình)
Phạm vi của Laniakea chỉ có 520 triệu năm ánh sáng, trong khi đó phạm vi kéo dài của bức tường Nam Cực lại gấp 2 lần Laniakea (Ảnh chụp màn hình)

Cho đến nay, hệ thống lớn nhất trong vũ trụ chính là cụm siêu thiên hà. Các nhà khoa học không phủ nhận rằng, bên trên cụm siêu thiên hà còn có hệ thống lớn hơn, chỉ do trở ngại của quan sát thiên văn hiện tại nên chưa phát hiện ra. Bức tường Nam Cực rất có khả năng chính là một cấu trúc vũ trụ khác bên ngoài siêu cụm thiên hà. Nó tồn tại để kết nối các siêu đám thiên hà khác nhau và chúng được kết nối dưới dạng dây tơ. Dây tơ này có thể này do các vật chất tối dệt nên.

Nói vậy, mặc dù bức tường Nam Cực trải dài khoảng 1,4 tỷ năm ánh sáng, nhưng so với một kết cấu tương tự khác, nó rõ ràng vẫn quá nhỏ bé - đó chính là kết cấu lớn nhất trong vũ trụ mà ngày nay con người đã quan trắc được - bức tường vĩ đại Hercules-Corona Borealis.

Bức tường này do các thiên hà tổ hợp thành có khoảng cách kéo dài 10 tỷ năm ánh sáng, gấp khoảng 10 lần so với bức tường Nam Cực. Do vậy, các nhà khoa học đã nghĩ ra một loại cấu tạo của vũ trụ gọi là kết cấu sợi. Họ cho rằng dù là cụm siêu thiên hà hay như bức tường vĩ đại Hercules-Corona Borealis, chúng đều là kết cấu sợi, có thể trong vũ trụ còn cấu trúc sợi khổng lồ hơn cả bức tường vĩ đại Hercules-Corona Borealis.

Vậy, rốt cuộc bức tường vũ trụ là thế nào? Lẽ nào trái đất của chúng ta đúng là một nhà ngục bị khoá?

Nhà tù trái đất

Theo Kinh Phật, Hệ Ngân hà của chúng ta được gọi là thế giới Ta Bà. Từ rất lâu trước khi các nhà thiên văn học hiện đại xác định rằng Dải Ngân hà có 1 tỷ ngôi sao, thì trong Kinh Phật đã nói rằng thế giới Ta Bà do 1 tỷ Tiểu thế giới tổ hợp thành. Mỗi Tiểu thế giới đều có một mặt trời và một mặt trăng. Hơn nữa, Kinh Phật còn cho rằng, thế giới Ta Bà do ‘Tam thiên Đại thiên thế giới’ tổ thành, nghĩa là thế giới Ta Bà được hình thành bởi một ngàn Đại thế giới, mà mỗi Đại thế giới lại được hình thành bởi một ngàn Trung thế giới, mỗi Trung thế giới lại được hình thành bởi một ngàn Tiểu thế giới, tương đương với một Thái dương hệ. Nói cách khác ‘Tam thiên Đại thiên thế giới’ tổng cộng có 1 tỷ tiểu thế giới.

Từ rất lâu trước khi các nhà thiên văn học hiện đại xác định rằng Dải Ngân hà có 1 tỷ ngôi sao, thì trong Kinh Phật đã nói rằng thế giới Ta Bà do 1 tỷ Tiểu thế giới tổ hợp thành (Ảnh chụp màn hình)
Từ rất lâu trước khi các nhà thiên văn học hiện đại xác định rằng Dải Ngân hà có 1 tỷ ngôi sao, thì trong Kinh Phật đã nói rằng thế giới Ta Bà do 1 tỷ Tiểu thế giới tổ hợp thành (Ảnh chụp màn hình)

Nhận thức về Tiểu thế giới của Phật giáo khác với Thái dương hệ mà chúng ta nói tới. Thông thường, chúng ta cho rằng các hành tinh đều xoay quanh Mặt trời, Mặt trời là trung tâm tuyệt đối của Thái dương hệ. Nhưng quan điểm về vũ trụ trong Kinh Phật, trung tâm của Tiểu thế giới không phải là Mặt trời, mà là núi Tu Di. Mặt trời và mặt trăng đều xoay tròn quanh giữa núi Tu Di. Theo Kinh Phật, núi Tu Di là núi Thần nổi tiếng nhất trong Tam giới, nó còn được gọi là núi Thần Tu Di.

quan điểm về vũ trụ trong Kinh Phật, trung tâm của Tiểu thế giới không phải là Mặt trời, mà là núi Tu Di. Mặt trời và mặt trăng đều xoay tròn quanh giữa núi Tu Di (Ảnh chụp màn hình)
quan điểm về vũ trụ trong Kinh Phật, trung tâm của Tiểu thế giới không phải là Mặt trời, mà là núi Tu Di. Mặt trời và mặt trăng đều xoay tròn quanh giữa núi Tu Di (Ảnh chụp màn hình)

Núi Thần cao lớn vô tỷ, nằm ở trung tâm của Tam giới chúng ta, nhìn hai bên đều không thể thấy được biên của núi, ngước nhìn lên cũng chỉ thấy được lưng chừng của núi, đỉnh núi xuyên thẳng bầu trời, cũng không nhìn thấy được biên giới.

Trong các sách cổ như “Tây Du Ký” hay “Phong Thần diễn nghĩa”, chúng ta thường thấy cụm từ “nhảy ra ngoài Tam giới’. Tam giới là khái niệm của Phật giáo, nó chỉ Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Phật giáo cho rằng, mỗi giới trong Tam giới đều có vài tầng trời và Tam giới tổng cộng có 28 tầng trời. Một khái niệm khác của Phật giáo là 33 tầng trời, nhưng khác với 28 tầng trời, nó có tên gọi khác là cõi trời Đao Lợi, ở tầng thứ 2 của cõi Dục giới. Sau này cách gọi 33 tầng trời trở nên ngày càng phổ biến, còn 28 tầng trời trong tam giới lại được ít người biết đến.

Nhưng dù trong Tam giới có 33 tầng trời hay 28 tầng trời, trong Kinh Phật đều nói rằng núi Tu Di chính là trung tâm của Tam giới. Núi Tu Di được bao quanh bởi tám ngọn núi. Tám ngọn núi, cộng thêm với núi Tu Di, hợp thành “Cửu Sơn Bát Hải”. Bảy đại dương bên trong nó là nước ngọt, còn núi Thiết Vi (dãy núi sắt) bao quanh ngoài cùng là nước mặn; mặt trời, mặt trăng, các vì sao và thậm chí Sơ thiền thiên của Sắc giới, và cho đến phong luân to lớn dưới trái đất, thế giới như vậy được gọi là một Tiểu thế giới.

Nói cách khác, bên trong tiểu thế giới có cõi Dục giới, Sắc giới Sơ thiền thiên, và mặt trời, mặt trăng, vì sao của con người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Atula và Thiên đạo. Nó tương đương với một thế giới của Thái dương hệ. Tầng thấp nhất của mỗi Tiểu thế giới là một tầng khí, gọi là phong luân. Trên phong luân là một tầng nước, gọi là thuỷ luân; bên trên thuỷ luân là một tầng kim, gọi là kim luân; phía trên kim luân chính là núi, đại dương, lục địa… tạo thành trái đất.

Núi Tu Di nằm ở chính giữa của thế giới này. Hơn nữa, bốn phía xung quanh núi Tu Di là bốn lục địa là Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hạ Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Bắc Câu Lô Châu. Còn trái đất của chúng ta nằm ở phía nam của Nam Thiệm Bộ Châu của núi Tu Di.

Đối với sinh mệnh trong Tam giới, bao gồm cả Thiên nhân, núi Thần là vô biên vô tế. Từ phạm vi không gian vũ trụ này, có thể so sánh rằng núi Tu Di lớn hơn rất nhiều so với toàn bộ Hệ Mặt trời.

Nếu những điều trong Kinh Phật nói là sự thực, một ngọn núi lớn như thế, tại sao tới nay con người vẫn không nhìn thấy, rốt cuộc nó ở đâu? Lẽ nào thời không bị bẻ gãy hoặc là nhiều tầng không gian khiến chúng ta cách biệt, hay là có tồn tại rào chắn vũ trụ đặc biệt nào đó, hoặc là mắt của chúng ta không nhìn được tồn tại chân thực của nó. Mắt thịt của con người thực sự rất hạn chế. Vậy phải chăng còn có một khả năng khác, đó là cái gọi là bức tường vũ trụ hay bức tường Ngân hà được các nhà thiên văn khám phá chỉ là tình cờ phát hiện ra một phần của ngọn núi Tu Di?

Một ngọn núi lớn như thế, tại sao tới nay con người vẫn không nhìn thấy, rốt cuộc nó ở đâu? Lẽ nào thời không bị bẻ gãy hoặc là nhiều tầng không gian khiến chúng ta cách biệt, hay là có tồn tại rào chắn vũ trụ đặc biệt nào đó, hoặc là mắt của chúng ta không nhìn được tồn tại chân thực của nó (Ảnh chụp màn hình)
Một ngọn núi lớn như thế, tại sao tới nay con người vẫn không nhìn thấy, rốt cuộc nó ở đâu? Lẽ nào thời không bị bẻ gãy hoặc là nhiều tầng không gian khiến chúng ta cách biệt, hay là có tồn tại rào chắn vũ trụ đặc biệt nào đó, hoặc là mắt của chúng ta không nhìn được tồn tại chân thực của nó (Ảnh chụp màn hình)

Núi Tu Di lớn như thế, hơn nữa còn được bao xung quanh bởi nhiều ngọn núi khác, vậy thì nói trái đất chúng ta là một nhà ngục dường như không khách quan lắm. Tuy nhiên, xét từ một góc độ khác, con người chúng ta thực sự cũng bị mắc kẹt trong Tam giới. Ít nhất đó là điều mà giới tôn giáo nói tới. Hơn nữa các nhà thiên văn học hiện đại cũng dần dần phát hiện ra điểm này.

Mắc kẹt trong bể cá?

Năm 1986, các nhà thiên văn học tuyên bố rằng, trên bầu trời rộng lớn về phía chòm sao Centaurus, tốc độ bay của thiên hà nhanh hơn nhiều so với dự đoán của định luật Hubble, như thể chúng đang bị kéo về phía một thứ gì đó. Các nhà thiên văn học gọi chúng là điểm hút lớn (great attractor). Họ cho rằng điểm hút lớn này rất có thể chính là nơi sinh sống của con người, khu vực trung tâm của Cụm Siêu thiên hà Laniakea. Tất cả các phần khác nhau của Cụm Siêu thiên hà này đang kéo chúng ta. Vậy chúng kéo chúng ta đi đâu?

Điều này có thể tiết lộ một bí ẩn vũ trụ khác trong tương lai, tương ứng với những gì các nhà thiên văn đã khám phá trong năm 1965. Khi đó họ phát hiện ra rằng không gian chứa đầy bức xạ vi sóng còn sót lại từ sự ra đời của vũ trụ 1,35 tỷ năm trước. Các quan sát sau đó cho thấy bức xạ này không đều, nó ấm lên một chút theo một hướng. Điều này nói lên rằng trái đất của chúng ta, Hệ Ngân hà, và các thiên hà giống như chú cá vàng ở trong bể cá, di chuyển với tốc độ khoảng 400 dặm/giây theo hướng Centaurus. Điểm đến cuối cùng là ở một nơi xa hơn.

Tại sao lại như thế? Vậy phía bên kia của cái gọi là bể cá này là cái gì, lại đang dần thu hút chúng ta lại gần? Các nhà khoa học nói rằng, lý do chính cho vận động này là điểm hút lớn, dĩ nhiên cũng có ảnh hưởng của bức tường Nam Cực nhưng đây chỉ là một phần, phần lớn trong đó là chúng ta không thể trực tiếp nhìn thấy được.

Nếu đúng như những gì các nhà thiên văn học hình dung, thì quả thực chúng ta đang bị mắc kẹt trong bể cá, hoặc giống như trong giới tôn giáo nói ‘chúng ta bị mặc kẹt trong Tam giới’. Vậy ai đang sử dụng điểm hút lớn để điều khiển chuyển động thiên hà của chúng ta, điểm đến cuối cùng là ở đâu? E rằng chúng ta mãi mãi sẽ không biết được.

Vũ trụ ảo diệu như thế, nhân loại thật là nhỏ bé, vậy nên chúng ta cần mang theo tâm kính uý khi đối diện với mọi thứ trên thế gian.

Theo Earthinn

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bức tường vũ trụ chứng minh 'trái đất là nhà tù'? Núi Tu Di trong truyền thuyết bất ngờ xuất hiện?