Cách điều trị thoát vị đĩa đệm mà không cần phẫu thuật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trượt đĩa đệm là khi mô đệm (đĩa đệm) giữa hai đốt sống bị rách và khiến chất gel bên trong thấm ra ngoài, có thể gây kích ứng các dây thần kinh gần đó. Tình trạng này còn được gọi là sa đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân thường cảm thấy đau thắt lưng và cổ hoặc tê bì chi dưới.

Thoát vị đĩa đệm, thường được gọi là trượt đĩa đệm, là một căn bệnh thường gặp hiện nay.

Bác sĩ Trung Y Yuen Oi-lin đã chia sẻ cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Trung Y với phương pháp điều trị toàn diện có điều chỉnh theo tình trạng bệnh của các bệnh nhân khác nhau. Tìm ra nguyên nhân gốc rễ của bệnh thoát vị đĩa đệm là chìa khóa để điều trị thành công.

Bà cho biết những bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Trung Y nhận thấy phương pháp này có hiệu quả, ít tái phát và tuyệt vời nhất là không cần phải phẫu thuật.

Bệnh viện Phẫu thuật Đặc biệt (HSS), là một trong những bệnh viện chỉnh hình số một trên thế giới, đã viết trên blog của mình rằng đĩa đệm bị trượt ở khu vực cột sống thắt lưng (lưng dưới) không trượt xung quanh. Các đĩa đốt sống được tạo thành từ một vòng collagen cứng rắn bao quanh một chất giống như thạch được gọi là dịch nhầy. Nếu có một vết nứt ở vòng ngoài đó, dịch nhầy có thể thoát ra ngoài qua vết nứt và chèn ép lên dây thần kinh.

Bác sĩ Yuen giải thích: “Đĩa đệm là phần sụn nối các đốt sống, hoạt động như một bộ phận giảm chấn động và giảm xóc, giúp đệm duy trì tính toàn vẹn của cột sống”.

Trượt đĩa đệm xảy ra khi nào

Bác sĩ Yuen chỉ ra rằng trượt đĩa đệm thường xảy ra ở đốt sống thứ 4 đến thứ 6, tức là giữa thắt lưng và hông. Hiện tượng này liên quan đến việc mọi người thường xuyên cúi đầu xuống để nhìn vào các thiết bị điện tử. Thoát vị đĩa đệm đặc biệt xảy ra với những bệnh nhân trung niên, khi cơ thể bắt đầu lão hóa. Sụn ​​là bộ phận thoái hóa đầu tiên.

Nếu bạn duy trì một tư thế cụ thể trong thời gian dài, sự biến dạng sụn giữa các đốt sống sẽ gây chèn ép dây thần kinh ở chi dưới, dẫn đến đau và tê liệt. (Ảnh: pexels.com)

Nếu bạn duy trì một tư thế cụ thể trong thời gian dài, sự biến dạng sụn giữa các đốt sống sẽ gây chèn ép dây thần kinh ở chi dưới, dẫn đến đau và tê liệt.

Trượt đĩa đệm được chẩn đoán như thế nào?

Vậy làm thế nào để người bệnh nhận biết mình bị thoát vị đĩa đệm? Bác sĩ Yuen cho biết có một số cách để phát hiện tình trạng này trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Cơn đau có tăng lên khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi không? Có khó khăn khi quỳ hoặc ngồi xổm không? Nếu có những triệu chứng này thì nên nghi ngờ khả năng bị thoát vị đĩa đệm.

Bác sĩ Yuen để bệnh nhân nằm ngửa và đặt một chân lên đầu gối của chân bên kia và đảo lại. Nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc căng khi thực hiện động tác này thì rất có khả năng họ đã bị trượt đĩa đệm hoặc gai xương.

Tây Y và Trung Y

Trung Y cho rằng đau đớn về thể chất, tê, rối loạn chức năng hoặc bị liệt có liên quan đến gió, lạnh và ẩm ướt khiến những bộ phận trên cơ thể bị tắc nghẽn, trong khi Tây y gọi là viêm.

Trong Tây Y, các bác sĩ dựa vào kết quả chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán.

Trung Y dùng thảo dược Trung Quốc để bồi bổ thận và gan và bù đắp sự thiếu hụt khí và lưu thông máu huyết trong hệ thống cơ quan nội tạng của cơ thể. (Ảnh: unsplash.com)

Trung Y dùng thảo dược Trung Quốc để bồi bổ thận và gan và bù đắp sự thiếu hụt khí và lưu thông máu huyết trong hệ thống cơ quan nội tạng của cơ thể.

Trung Y cho rằng ngoài thảo dược, có thể kết hợp giác hơi để lưu thông khí huyết và liệu pháp châm cứu để thông tắc.

Một trường hợp được nghiên cứu

Một trong những bệnh nhân của bác sĩ Yuen là Tom (hóa danh), một quan chức chính phủ bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân 40 tuổi không thể đi lại do đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng. Sau khi đến bệnh viện và nhận được kết quả chụp cộng hưởng từ, bác sĩ của Tom chẩn đoán anh bị trượt đĩa đệm và nói rằng anh sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ phần sụn này.

Tom được đồng nghiệp giới thiệu bác sĩ Yuen để tham khảo thêm phương pháp điều trị. Bác sĩ Yuen đưa ra phác đồ điều trị 10 buổi, gồm các liệu pháp như giác hơi, châm cứu và dùng thảo dược Trung Quốc. Bà cho biết bệnh nhân có thể tiếp tục làm việc trong vòng hai tuần.

Tại sao phẫu thuật không nên là lựa chọn đầu tiên của bệnh nhân?

Nếu áp dụng theo phương pháp điều trị lâm sàng của Tây y, bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm bị trượt. Do đĩa đệm sẽ phát triển trở lại nên bệnh nhân có nguy cơ phải thực hiện một ca phẫu thuật đau đớn khác trong tương lai.

Trong khi đó, Đông y lại tập trung điều trị nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm nên khả năng tái phát rất ít. Đông y tin tưởng vào việc duy trì cấu trúc con người mà không thay đổi nó càng nhiều càng tốt. Loại bỏ bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể cũng có thể gây tổn thương kinh mạch và có tác dụng phụ, đây không phải là cách điều trị lâu dài.

Châm cứu cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị. (Ảnh: unsplash.com)

Năm cơ quan nội tạng được liên kết với các bộ phận khác nhau của cơ thể thông qua các kinh mạch và mỗi bộ phận của cơ thể được quản lý riêng biệt.

Cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh” chỉ ra: “thận chủ quản xương cốt”. Vì vậy, điều trị thoát vị đĩa đệm cũng đồng nghĩa với việc bồi bổ can thận.

Ngoài thuốc uống, châm cứu vào kinh thận được dùng để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Nếu bệnh nhân có cảm giác hơi lạnh thoát ra từ da hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, điều đó cho thấy chất độc đang tiêu tán qua các huyệt được mở khóa.

Bác sĩ Yuen nhấn mạnh rằng việc chăm sóc cơ và xương của chúng ta sẽ giúp loại bỏ bệnh tật. Do đó, duy trì một đường cong cột sống tiêu chuẩn là điều cần thiết cho sức khỏe con người. Nhiều huyệt ở hai bên cột sống thông với tạng phủ (nội tạng). Nếu cơ quan nội tạng nào bị ung thư đột biến, ấn vào huyệt của cơ quan đó sẽ bị đau.

Chăm sóc đĩa đệm cột sống

Bác sĩ Yuen gợi ý hai bước đơn giản để duy trì cột sống khỏe mạnh: ngồi xổm và kéo giãn cột sống.

(1) Bước Zama

Thả lỏng cơ thể. Giữ hông cho thẳng. Đầu gối hơi cong. Đặt hai tay trước bụng như đang cầm một quả bóng và giữ tư thế này trong vòng 15 phút. Thực hành tư thế này hàng ngày. Bạn có thể đổ mồ hôi nhẹ trong khi tập đây cũng chính là quá trình thải độc của cơ thể.

(2) Giãn cơ

Đứng thẳng, giữ hai chân cách nhau một chút. Từ từ uốn cong thân về phía trước cho đến khi bạn có thể nắm lấy mắt cá chân của mình. Nếu bạn không thể với tới mắt cá chân, hãy giữ chặt ống chân. Bạn càng luyện tập nhiều, bạn càng cảm thấy cột sống của mình mở ra.

Bác sĩ Trung Y Yuen Oi-lin, biểu diễn động tác kéo giãn cơ (L) và bước Zama (R). (Ảnh của Nhóm sản xuất 100 cách chữa lành cơ thể)

Bác sĩ Yuen chia sẻ rằng bà thích duỗi người và ngồi thiền dưới ánh nắng mặt trời. “Ánh nắng mặt trời giúp tăng cường vi tuần hoàn, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch, đồng thời củng cố cơ và xương của chúng ta”. Tuy nhiên, bà nhắc nhở bệnh nhân nên bắt đầu một cách từ từ và tránh tập quá sức, nếu không họ có thể bị bong gân hoặc gãy xương sống cổ.

Chế độ ăn

Đối với liệu pháp thực phẩm, bác sĩ Yuen đề xuất một món súp có chứa quả sung lông, rễ cây tục đoạn của Himalaya, lá cây hàn mát và thịt lợn. Món súp rất phù hợp với gia đình giúp nuôi dưỡng và phục hồi khí trong hệ thống nội tạng, giúp ngăn ngừa tắc nghẽn và cải thiện lưu thông máu.

Bác sĩ Yuen gợi ý rằng đậu như đậu nành, đậu đen và đậu pinto và các loại hạt rất tốt cho thận. Bác sĩ nói đùa: “Thật thú vị, hạt đậu có hình dạng giống như quả thận của chúng ta”.

Đức Huy

(Theo The Epoch Times tiếng Anh)



BÀI CHỌN LỌC

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm mà không cần phẫu thuật