Cảm xúc: Liệu pháp chữa bệnh hay ‘công cụ giết người’ vô hình?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Căng thẳng mãn tính có hại cho sức khỏe. Ngay cả Tây y cũng thừa nhận rằng, 90% bệnh tật là do (hoặc liên quan đến) căng thẳng. Cảm xúc có tác động sâu sắc và rộng rãi đến cơ thể, nó có thể gây bệnh và ngược lại, nó cũng có thể chữa bệnh.

Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng đỏ mặt ngượng ngùng chưa? Lòng bàn tay của bạn có đổ mồ hôi trong buổi hẹn hò đầu tiên không? Hay khi đến công ty báo cáo, bạn cảm thấy hồi hộp, đau bụng, khô miệng và tim đập nhanh?

Đây đều là những thay đổi tâm sinh lý do suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta gây ra, là những hiện tượng không hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Nhưng bạn biết không? Cảm xúc có tác động sâu sắc và rộng rãi đến cơ thể, nó có thể gây bệnh và ngược lại, nó cũng có thể chữa bệnh.

Tất cả chúng ta đều biết căng thẳng mãn tính có hại cho sức khỏe. Ngay cả Tây y cũng thừa nhận rằng, 90% bệnh tật là do (hoặc liên quan đến) căng thẳng.

Nhưng hầu hết mọi người đều bỏ qua tác động của cảm xúc đối với sức khỏe, một phần vì chúng ta đã quen nhìn nhận bệnh tật từ góc độ vật chất, và vì hầu hết mọi người không tin rằng bản thân cảm xúc có thể gây ra bệnh tật.

Dưới đây là một câu chuyện có thật của mẹ tôi (tác giả: Sina McCullough) về mối liên hệ giữa cảm xúc và bệnh tật:

Mẹ tôi đổ bệnh từ khi mới ngoài 20 tuổi, sớm nhất là bệnh thận. Hàng chục năm nay, bà mắc nhiều chứng bệnh và cơ thể trở thành một “hũ thuốc di động”.

Trong một thời gian, bà đã uống 15 loại thuốc mỗi ngày, cả trong và ngoài bệnh viện; đồng thời chịu đựng một số cơn đau tim và không ít lần đột quỵ. Hàng chục năm qua, gia đình tôi sống trong cảnh nơm nớp lo sợ bà ra đi bất cứ lúc nào.

Cách đây khoảng 3 năm, bố tôi qua đời, quả thận ghép duy nhất còn lại của mẹ tôi cũng bị hỏng.

Ngoài suy thận, bà còn mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2, bệnh Hashimoto, co giật, ung thư da, viêm khớp, huyết áp cao, triglyceride cao và polyp trong ruột kết.

Bác sĩ nói tôi không thể làm gì được, nhưng tôi không muốn từ bỏ.

Tôi bắt đầu cố gắng đảo ngược toàn bộ cơ thể của mẹ. Tôi xác định các tác nhân gây ra những căn bệnh này; chẳng hạn như suy dinh dưỡng, kim loại nặng độc hại và dị ứng thực phẩm, sau đó tìm cách giải quyết chúng.

Ba bữa ăn của mẹ là do tôi sắp xếp, các bữa ăn cũng được sắp xếp lại theo quy tắc ăn uống của tôi. Tôi chuẩn bị nước sạch cho bà uống, đồng thời khuyến khích bà đi dạo và tắm nắng vào buổi sáng.

Sau 7 tháng, tất cả các bệnh của bà trừ cao huyết áp đều được chữa khỏi. Ban đầu, bà phải uống 15 loại thuốc, nhưng sau đó đã giảm xuống còn ba loại. Nói chung, tôi đã làm một việc đáng kinh ngạc.

Ví dụ, mẹ tôi từng uống insulin ba lần một ngày và trước khi đi ngủ trong nhiều thập kỷ; sau 7 tháng tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt và điều độ dưới sự giám sát của tôi, bệnh tiểu đường của bà đã được chữa khỏi.

Mọi người đều tin rằng cơ thể của mẹ tôi đã bình phục. Trong khi đó, các bác sĩ của bà đều cảm thấy khó tin, họ làm rất nhiều xét nghiệm để cố gắng tìm ra điều gì đó bất thường, nhưng tất cả đều đã trở lại bình thường; không mắc bệnh tim, không tiểu đường, không ung thư, không viêm khớp, suy thận hay bất cứ điều gì khác.

Nhưng vài tháng sau, mẹ tôi qua đời, bất chấp đó là khoảng thời gian khỏe mạnh nhất trong 50 năm của bà. Rốt cuộc điều gì đã xảy ra?

Trước đây tôi cũng mắc một căn bệnh mãn tính, mãi đến 6 năm trước mới chữa khỏi. Tôi mắc một căn bệnh tự miễn dịch nặng đến mức suýt chết.

Thành thật mà nói, các triệu chứng và diễn biến bệnh của tôi giống hệt mẹ tôi, bao gồm bệnh thận, polyp, viêm khớp và cholesterol cao; tôi cũng có các triệu chứng giống mẹ nhưng mọi thứ đã tốt hơn sau đó.

Tuy nhiên, mẹ tôi lại mắc một căn bệnh không bao giờ lành, và chính căn bệnh này cuối cùng đã cướp đi sinh mạng của bà. Mẹ tôi chết vì "bệnh cơ tim căng thẳng", còn được gọi là "hội chứng trái tim tan vỡ".

Vào ngày giỗ của bố, mẹ tôi nhập viện cấp cứu vì đau tim, bà đã trải qua nhiều đợt kiểm tra ở bệnh viện và được chẩn đoán mắc hội chứng trái tim tan vỡ.

Chính vì vậy, dù bà có thể vượt qua mọi bệnh tật, nhưng bệnh cao huyết áp vẫn còn ở đó, bà mất vì không thể vượt qua nỗi đau của người đã khuất.

Khi đó tôi mới biết rằng, cao huyết áp là một triệu chứng sinh lý của nỗi buồn, vì mẹ tôi đã buồn quá mức nên sinh ra lo lắng và sợ hãi, làm tăng huyết áp.

Tôi đã cố gắng nói chuyện với bà và cùng nhau đối mặt với nỗi đau, nhưng bà không bao giờ mở lòng. Vì vậy, tôi đã nhờ một nhà tâm lý để làm bạn với mẹ, nhưng nỗi đau của mẹ tôi quá sâu nên không thể bộc lộ ra ngoài.

Sự kiện này là một bước ngoặt trong cuộc đời tôi. Điều tôi học được từ kinh nghiệm của mẹ tôi là mỗi người đều có một tài năng chung, đó là khai thác cảm xúc để thay đổi cơ thể.

Câu chuyện của mẹ tôi dạy tôi rằng những cảm xúc tiêu cực, nếu không được giải quyết, không chỉ gây bệnh mà còn gây tử vong.

Ngược lại, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta khả năng chữa bệnh bằng cảm xúc, và một ví dụ tuyệt vời về món quà tuyệt vời này là "sự phục hồi tự phát".

Khi bệnh biến mất mà không cần điều trị thông thường, nó được gọi là thuyên giảm tự phát. Tất cả các bệnh đều có trường hợp cải thiện một cách tự phát, và ung thư cũng không ngoại lệ.

Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2011 trên Tạp chí Khoa học Tự nhiên, Sinh học và Y học đã chỉ ra rằng:

“Sự thuyên giảm tự phát của bệnh ung thư đã có lịch sử hàng nghìn năm, và chủ đề này đã được tranh luận rất nhiều, nhưng giờ đây nó là một sự thật không thể chối cãi”.

"Không có gì lạ khi bệnh ung thư tự thuyên giảm... (nó cũng) chứng tỏ một thực tế đáng chú ý rằng ung thư không phải là không thể đảo ngược".

Ngoài ra, ít nhất bốn bài báo mỗi tháng trên các tạp chí y khoa xuất bản năm 2002 ghi nhận các trường hợp cải thiện tự phát. Rõ ràng, cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành, làm thế nào điều này xảy ra?

Sự cải thiện tự phát thường liên quan đến sự thay đổi trong một số cảm xúc, chẳng hạn như tha thứ cho ai đó hoặc buông bỏ cảm xúc tiêu cực (chẳng hạn như tức giận hoặc sợ hãi).

Ngay từ năm 1984, "một số nhà điều tra đã phát hiện ra rằng bệnh nhân ung thư thường có vấn đề về trầm cảm rất lâu trước khi họ phát triển các triệu chứng", theo một nghiên cứu trên tạp chí Medical Hypotheses.

Khi cảm xúc tiêu cực được giải phóng, bệnh tật sẽ tiêu tan. Cảm xúc của chúng ta ảnh hưởng đến sinh lý của chúng ta rất tinh vi.

Vì vậy, bạn có thể sử dụng khả năng chữa bệnh kỳ diệu này bất cứ lúc nào để duy trì sức khỏe của mình. Chỉ cần thay đổi cảm xúc và cơ thể bạn sẽ thay đổi.

Tác giả: Sina McCullough là bác sĩ dinh dưỡng và nhà thảo dược tại UC Davis, tác giả của cuốn sách “Hands Off My Food and Beyond Labels”. Cô đã thành lập một trang web khóa học trực tuyến: "GO WILD: Cách tôi đảo ngược các bệnh mãn tính và tự miễn dịch".

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Cảm xúc: Liệu pháp chữa bệnh hay ‘công cụ giết người’ vô hình?