Cảnh giác khi ăn trái cây quá nhiều! Danh sách các loại quả dù thích ăn đến mấy cũng đừng tham, kẻo bệnh tật ‘gõ cửa’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trái cây là một nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào. Nhưng bất kể tác dụng của nó ra sao, bạn vẫn nên tiêu thụ một cách chừng mực và điều độ. Việc lạm dụng sẽ dẫn đến mất cân bằng trong cơ thể, từ đó gây ra nhiều hệ luỵ xấu cho sức khoẻ. Thực tế, có một số loại trái cây rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, nhưng bạn nên thận trọng khi ăn.

Thời gian gần đây, tin tức “Hơn 20 ngày ăn trái cây, người đàn ông tiểu ra máu” đã trở nên thịnh hành trên nền tảng tìm kiếm của Trung Quốc.

Được biết, người đàn ông nói trên đã cảm thấy hào hứng khi giá niêm yết của quả thanh mai rất rẻ. Liên tục hơn 20 ngày kể từ đầu tháng Sáu, anh ăn hơn một kg trái cây mỗi ngày.

Tuy nhiên, thanh mai là một loại trái cây có hàm lượng kali cao, người đàn ông vốn có tiền sử bệnh tiểu đường và chức năng thận kém, việc hấp thụ một lượng lớn kali trong thời gian dài sẽ khiến lượng kali trong máu tăng đột biến.

Kết quả xét nghiệm cho thấy lượng kali trong máu của anh đã vượt ngưỡng nguy hiểm, chỉ số creatinine cũng tăng lên 708 μmol/L. Anh đã bước vào giai đoạn nhiễm độc niệu và kèm theo tăng kali máu.

Bác sĩ cho biết, tăng kali máu nặng còn có thể gây ngừng tim, nguy hiểm đến tính mạng, rất may người đàn ông được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi điều trị thì tình trạng đã khá hơn.

Trường hợp này gióng lên hồi chuông cảnh báo, rằng trái cây tuy giàu dinh dưỡng nhưng không nên ăn với số lượng lớn. Đặc biệt với những người mắc bệnh mãn tính thì càng cần lựa chọn kỹ lưỡng.

Các loại trái cây có hàm lượng kali cao như thanh mai, kiwi và sầu riêng có hương vị và dinh dưỡng tuyệt vời. Nhưng đối với người có chức năng thận kém, ăn quá nhiều có thể tích tụ ion kali trong máu, làm tăng gánh nặng cho thận và gây ra tình trạng kali cao, từ đó dẫn đến tình trạng tăng huyết áp hoặc urê huyết.

Bạn cần chú ý với các loại trái cây giàu kali gồm chuối, thanh mai, kiwi, sầu riêng, vải và dưa hấu.

Chuối có hàm lượng kali cao. Đối với người có chức năng thận kém, ăn quá nhiều có thể tích tụ ion kali trong máu, làm tăng gánh nặng cho thận và gây ra tình trạng kali cao, từ đó dẫn đến tình trạng tăng huyết áp hoặc urê huyết. (Pexels)
Chuối có hàm lượng kali cao. Đối với người có chức năng thận kém, ăn quá nhiều có thể tích tụ ion kali trong máu, làm tăng gánh nặng cho thận và gây ra tình trạng kali cao, từ đó dẫn đến tình trạng tăng huyết áp hoặc urê huyết. (Pexels)

Mặc dù trái cây rất giàu chất xơ và đường tự nhiên, nhưng các loại trái cây như nho và sầu riêng lại chứa nhiều đường, có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường huyết.

Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn các loại trái cây ít đường như chanh vàng, việt quất, dâu tây… đồng thời chú ý kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ để tránh tình trạng đường huyết dao động không cần thiết làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Những loại trái cây nhiều đường gồm nho, vải và sầu riêng.

Các loại trái cây như nho và sầu riêng lại chứa nhiều đường, có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường huyết.
Các loại trái cây như nho và sầu riêng lại chứa nhiều đường, có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường huyết. (Pexels)

Đối với những người có mức độ axit cao trong cơ thể, các loại trái cây chua có thể kích thích dạ dày tiết axit và gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây khó chịu hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về axit.

Các loại quả chua cần chú ý gồm dứa, chanh vàng, cam, dâu tây, bưởi

Đối với những người có mức độ axit cao trong cơ thể, các loại trái cây chua có thể kích thích dạ dày tiết axit và gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây khó chịu hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về axit.
Đối với những người có mức độ axit cao trong cơ thể, các loại trái cây chua có thể kích thích dạ dày tiết axit và gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây khó chịu hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về axit. (Pexels)

Các loại trái cây chưa chín như chuối, hồng chứa một lượng lớn axit tannic, sau khi ăn có thể phản ứng với axit trong dạ dày, tạo thành kết tủa, gây khó tiêu hóa và hấp thụ nên có thể làm co rút và khô ruột, dẫn đến táo bón.

Các loại trái cây có tính ấm, nóng như lựu, táo gai có thể làm tăng độ ẩm trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và nhu động ruột, làm tăng khả năng bị táo bón.

Các loại quả chưa chín, có tính ấm và nóng gồm chuối xanh, hồng, táo gai và lựu.

Các loại trái cây chưa chín như chuối, hồng chứa một lượng lớn axit tannic, sau khi ăn có thể phản ứng với axit trong dạ dày, tạo thành kết tủa, gây khó tiêu hóa và hấp thụ nên có thể làm co rút và khô ruột, dẫn đến táo bón.
Các loại trái cây chưa chín như chuối, hồng chứa một lượng lớn axit tannic, sau khi ăn có thể phản ứng với axit trong dạ dày, tạo thành kết tủa, gây khó tiêu hóa và hấp thụ nên có thể làm co rút và khô ruột, dẫn đến táo bón. (Pexels)

Các loại trái cây giàu chất xơ và pectin như lê, dưa hấu có thể giúp cải thiện chức năng đường ruột, làm mềm phân, có tác dụng giữ ẩm. Tuy nhiên, những người có dạ dày kém hoặc cơ địa không dung nạp được nếu ăn quá nhiều sẽ dễ bị tiêu chảy.

Trái cây nhiều chất xơ gồm bưởi, lê, dưa hấu, dâu tây, đào.

Các loại trái cây giàu chất xơ và pectin như lê, dưa hấu có thể giúp cải thiện chức năng đường ruột, làm mềm phân, có tác dụng giữ ẩm. Tuy nhiên, những người có dạ dày kém hoặc cơ địa không dung nạp được nếu ăn quá nhiều sẽ dễ bị tiêu chảy.
Các loại trái cây giàu chất xơ và pectin như lê, dưa hấu có thể giúp cải thiện chức năng đường ruột, làm mềm phân, có tác dụng giữ ẩm. Tuy nhiên, những người có dạ dày kém hoặc cơ địa không dung nạp được nếu ăn quá nhiều sẽ dễ bị tiêu chảy. (Pexels)

Đương nhiên, cũng có người ăn trái cây thay cơm, nhưng họ không biết rằng một số loại trái cây nếu ăn quá nhiều có thể gây tử vong!

Vải chứa rất nhiều glucose tự nhiên, protein, carbohydrate, vitamin, v.v. Ăn quá nhiều không chỉ khiến bạn dễ cáu giận mà còn dẫn đến rối loạn chuyển hóa gluxit trong cơ thể, gây hạ đường huyết, trường hợp nhẹ sẽ có các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, vã mồ hôi, khát nước và suy nhược, trong trường hợp nghiêm trọng, hôn mê có thể xảy ra.

Xoài giàu vitamin C, vitamin A, protein, chất xơ và các chất chống oxy hóa, tuy nhiên một loại protein nhất định trong xoài cũng là một trong những chất gây dị ứng phổ biến với nhiều người, ăn nhầm xoài có thể bị ngứa da, ban đỏ, sưng tấy, khó thở và các triệu chứng dị ứng khác.

Quả đào rất giàu các loại axit trái cây, vitamin, nguyên tố vi lượng và xenluloza, ăn điều độ có thể ngăn ngừa táo bón, nhưng ăn quá nhiều dễ gây tiêu chảy, chướng bụng.

Ngoài ra, đào còn chứa một chất gây kích ứng, nếu bạn có làn da nhạy cảm, việc tiếp xúc trực tiếp có thể gây kích ứng da và gây viêm nang lông.

Sầu riêng có lượng đường và calo cao, nếu ăn nhiều sầu riêng không những không thân thiện với người có lượng đường huyết cao mà còn dễ gây béo phì. Ngoài ra, đây cũng là loại trái cây giàu chất xơ, ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng, khó tiêu.

Sầu riêng có lượng đường và calo cao, nếu ăn nhiều sầu riêng không những không thân thiện với người có lượng đường huyết cao mà còn dễ gây béo phì.
Sầu riêng có lượng đường và calo cao, nếu ăn nhiều sầu riêng không những không thân thiện với người có lượng đường huyết cao mà còn dễ gây béo phì. (Pexels)

Trái cây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày, nhưng việc thiếu kiểm soát lượng tiêu thụ sẽ gây hại nhiều hơn cho sức khỏe.

Ngoài những vấn đề trên, bạn cần lưu ý đối với thực phẩm và trái cây lạnh.

Khi thức ăn lạnh đi vào dạ dày có thể gây co thắt mạch, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường của niêm mạc dạ dày, cản trở chức năng tiêu hóa. Điều này sẽ gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy cho những người có chức năng tiêu hóa yếu hoặc có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày.

Vì vậy, khi ăn trái cây lạnh, bạn nên chú ý nhiều hơn về lượng, không vội nuốt mà nên ăn chậm rãi, để dạ dày có thêm thời gian thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ, giảm cảm giác khó chịu. Bạn cũng có thể ăn kèm chúng với các thực phẩm ấm khác để giảm kích ứng dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa.

Trái cây không phù hợp để tráng miệng sau bữa ăn. Thực phẩm mà chúng ta ăn chủ yếu là protein, axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và hàm lượng axit trong trái cây có thể tương tác với axit trong dạ dày, gây khó chịu, đau nhức hoặc khó tiêu.

Hầu hết các loại trái cây đều chứa axit hữu cơ, khi nhịn ăn, mức độ axit trong dạ dày sẽ tương đối cao, lúc này ăn trái cây có thể làm tăng thêm sự kích thích của axit dịch vị, làm dạ dày khó chịu hoặc khó tiêu.

Dao bếp là vật dụng thường xuyên tiếp xúc với thịt sống và rau củ, nếu không được vệ sinh kỹ sẽ rất dễ mang ký sinh trùng hoặc vi khuẩn xâm nhập vào trái cây, từ đó gây bệnh. Bạn nên chuẩn bị một con dao chuyên dụng để gọt trái cây, kẻo tiền mất tật mang vì tiết kiệm.

Là món quà từ thiên nhiên, trái cây cung cấp cho chúng ta nguồn dinh dưỡng dồi dào. Nhưng chúng ta cũng cần ăn điều độ và thận trọng để trái cây phát huy tối đa lợi ích của nó.

Theo Wang He từ Aboluowang
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cảnh giác khi ăn trái cây quá nhiều! Danh sách các loại quả dù thích ăn đến mấy cũng đừng tham, kẻo bệnh tật ‘gõ cửa’