Cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, làm sao để ngăn ngừa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cholesterol là một loại lipid cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, khi mức cholesterol trong máu quá cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Có hai loại cholesterol chính: cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL, thường được gọi là "cholesterol xấu") và cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL, thường được gọi là "cholesterol tốt"). Duy trì sự cân bằng giữa hai yếu tố này là rất quan trọng đối với sức khỏe.

Nguyên nhân làm tăng nồng độ cholesterol trong máu

  • Chế độ ăn uống:

Chế độ ăn nhiều chất béo, đặc biệt là ăn quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, là nguyên nhân chính gây ra cholesterol cao.

  • Lối sống:

Ít vận động, hút thuốc và uống quá nhiều rượu đều có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol.

  • Yếu tố di truyền:

Một số người tự nhiên có lượng cholesterol cao hơn do yếu tố di truyền.

  • Các tình trạng sức khỏe khác:

Các tình trạng như bệnh tiểu đường, béo phì và suy giáp cũng có thể làm tăng mức cholesterol.

Phòng ngừa cholesterol cao

  • Chế độ ăn uống lành mạnh:

Giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đồng thời tăng lượng thức ăn giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả để giảm mức cholesterol LDL.

  • Tập thể dục thường xuyên:

Tăng cường hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp, có thể giúp tăng mức cholesterol HDL và giảm cholesterol LDL.

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh:

Giảm cân có thể làm giảm mức cholesterol LDL và tăng mức cholesterol HDL.

  • Bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu:

Hút thuốc làm giảm cholesterol HDL và tăng nguy cơ mắc bệnh tim; hạn chế uống rượu có thể giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh.

Điều trị y tế

Trong một số trường hợp, chỉ thay đổi lối sống có thể không đủ để kiểm soát mức cholesterol. Lúc này, bác sĩ có thể khuyên dùng một số loại thuốc để giúp giảm mức cholesterol LDL.

Kiểm tra định kỳ

Người lớn nên kiểm tra mức cholesterol thường xuyên. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao, tiền sử gia đình hoặc bệnh tiểu đường, bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn.

Chú ý tới sức khỏe tinh thần

Căng thẳng và lo lắng mãn tính cũng có thể ảnh hưởng xấu đến mức cholesterol. Do đó, duy trì sức khỏe tinh thần tốt, chẳng hạn như giảm căng thẳng thông qua thiền hoặc các kỹ thuật thư giãn khác, cũng là một khía cạnh quan trọng trong việc kiểm soát cholesterol.

Hiểu được ảnh hưởng sức khỏe của các loại chất béo khác nhau và học cách xác định chúng trên nhãn thực phẩm có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn ăn uống lành mạnh hơn.

Cholesterol cao là một vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng có thể kiểm soát được. Thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống năng động, dùng thuốc phù hợp và kiểm tra sức khỏe thường xuyên, hầu hết mọi người có thể kiểm soát hiệu quả mức cholesterol và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo Zhao Li - Aboluowang
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, làm sao để ngăn ngừa?