Chưa đến 10 giờ đêm đã buồn ngủ, nhưng lại thức dậy lúc 3, 4 giờ sáng? Có thể là dấu hiệu ‘cảnh báo’ của cơ thể

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số người đồn đoán rằng việc hay thức giấc vào nửa đêm là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan. Theo y học cổ truyền, 1-3 giờ sang thuộc về kinh gan, tỉnh dậy vào giữa đêm chứng tỏ gan không tốt. Tuy nhiên, quan điểm này thiếu cơ sở khoa học để khẳng định.

Người già hay thức dậy lúc 3, 4 giờ sáng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Một số người đồn đoán rằng việc hay thức giấc vào nửa đêm là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan. Theo y học cổ truyền, 1-3 giờ đêm thuộc về kinh gan, tỉnh dậy vào giữa đêm chứng tỏ gan không tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và thiếu cơ sở khoa học để khẳng định việc thức giấc vào giữa đêm có liên quan đến ung thư gan.

Người già thức dậy đột ngột vào ban đêm chủ yếu liên quan đến ba nguyên nhân sau:

  • Thói quen xấu: Ngồi lâu, hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên, v.v. là những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, khiến người già hay thức dậy vào ban đêm.
  • Suy giảm thần kinh: Theo tuổi tác, khả năng hoạt động của hệ thần kinh trở nên kém hơn, có khả năng gây rối loạn giấc ngủ, khiến thời gian ngủ của người già giảm sút.
  • Bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính như suy tim cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ, dẫn đến các vấn đề như khó thở và thức giấc nửa đêm.

Vậy khi người già dậy sớm, có phải là họ đã nghỉ ngơi không đủ? Họ có nên ngủ bù vào buổi trưa hay không?

Trưởng khoa Lão khoa, Bệnh viện số 2 Đại học Y khoa Quảng Châu, Tiến sĩ Xu Miqing cho biết: Người già chỉ cần đảm bảo ngủ đủ 6 tiếng mỗi ngày và duy trì thói quen sinh hoạt bình thường thì không cần quá lo lắng về việc thiếu ngủ.

Nhiều người tuy dậy sớm nhưng tinh thần vẫn tốt, nếu buổi trưa thấy mệt hoặc buồn ngủ, có thể ngủ một lúc, nhưng thời gian ngủ không nên quá 30 phút, tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.

Thường xuyên thức dậy lúc 3, 4 giờ sáng có thể là dấu hiệu của 4 bệnh lý

Con người dành một phần ba cuộc đời để ngủ, và ngủ ngon rất tốt cho sức khỏe, nhưng không ít người gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ. Thường xuyên thức dậy lúc 3, 4 giờ sáng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tật!

1. Thức giấc nửa đêm do bệnh tim mạch

Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh tim mạch vành thường có gánh nặng tim lớn, dễ mất ngủ, có thể xuất hiện các triệu chứng như tức ngực, hồi hộp lúc 3, 4 giờ sáng.

2. Thiếu máu não gây mất ngủ

Buổi tối sau khi ngủ, máu lưu thông chậm lại, khi thiếu máu não sẽ xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, nửa đêm cũng có thể thức dậy, kèm theo nôn mửa, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn cùng các triệu chứng khác.

3. Bệnh tiểu đường cũng làm rối loạn giấc ngủ

Lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt trong thời gian dài sẽ gây tổn thương hệ thần kinh, mạch máu cùng các cơ quan khác, dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh, nội tiết tố, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, những người thường xuyên thức dậy lúc 3, 4 giờ sáng cần chú ý đến lượng đường trong máu của mình.

4. Rối loạn chức năng phổi ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của người già

Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng, rối loạn chức năng phổi sẽ làm hao tổn khí huyết phổi, ảnh hưởng đến lưu thông máu, thậm chí gây ra cảm giác ngạt thở, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ngoài ra khía cạnh bệnh tật, các yếu tố tâm lý như lo lắng, trầm cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thức dậy sớm vào ban đêm. Do đó, cần giữ tinh thần thoải mái và học cách giải tỏa cảm xúc.

Làm gì để cải thiện tình trạng khó ngủ ở người cao tuổi?

Người cao tuổi có thể gặp nhiều vấn đề rối loạn giấc ngủ khác nhau, chẳng hạn như khó ngủ, hay mơ, ngủ không ngon giấc, mất ngủ cả đêm, rối loạn giấc ngủ.

Tiến sĩ Chen Guisheng, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Ninh Hạ, cho biết giấc ngủ rất quan trọng đối với mỗi người, người cao tuổi muốn cải thiện giấc ngủ nên thực hiện theo những lời khuyên sau:

1. Sửa thói quen sinh hoạt không tốt

Trước khi ngủ, tốt nhất không nên ăn quá no hoặc quá ít, nên lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa, không nên uống quá nhiều nước hoặc đồ uống có tác dụng lợi tiểu trước khi ngủ.

Tránh ngủ trưa quá nhiều, ngủ quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.

2. Tạo môi trường ngủ tốt

Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng ngủ phải thích hợp, không gian yên tĩnh, ít ánh sáng để tạo môi trường ngủ tốt và dễ ngủ hơn.

3. Giảm bớt cảm giác khó chịu về mặt sinh lý

Đi vệ sinh trước khi ngủ, nếu có cảm giác đau nhức cần dùng thuốc giảm đau kịp thời, nếu cảm thấy khó thở cần thay đổi tư thế càng sớm càng tốt.

4. Điều chỉnh tâm lý

Cảm xúc tiêu cực rất dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, nên trò chuyện nhiều hơn với người cao tuổi trước khi ngủ để họ giải tỏa cảm xúc tiêu cực, giảm bớt lo lắng, bất an và dễ ngủ hơn.

Thức dậy vào ban đêm có liên quan đến nhiều yếu tố, người cao tuổi duy trì thói quen ngủ đủ 6 tiếng mỗi ngày sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng khó ngủ ở người cao tuổi, bạn có thể thực hiện theo những lời khuyên nói trên.

Theo Wang He - Aboluowang
Chấn Hưng biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chưa đến 10 giờ đêm đã buồn ngủ, nhưng lại thức dậy lúc 3, 4 giờ sáng? Có thể là dấu hiệu ‘cảnh báo’ của cơ thể