Chuyên gia địa chính trị: Trung Quốc đối mặt với sự sụp đổ kinh tế trước năm 2030

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chuyên gia phân tích địa kinh tế chính trị Peter Zeihan cho biết Trung Quốc đăng vật lộn với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học chưa từng có trong lịch sử của loài người; tất cả bắt đầu từ chính sách một con tàn nhẫn của Mao Trạch Đông từ 50 năm trước. Vấn đề ở chỗ, Trung Quốc không thể sửa chữa được sai lầm này, ít nhất trong vài thập kỷ tới.

Trong một video phỏng vấn với Taiwan News vào đầu tháng Hai, nhà phân tích địa chính trị Peter Zeihan đã thảo luận triển vọng kinh tế Trung Quốc từ góc nhìn nhân khẩu học. Chỉ từ phương diện nhân khẩu học, vị chuyên gia địa chính trị này tin rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế trước năm 2030; nguyên nhân sự sụp đổ kinh tế là chưa từng có trong lịch sử loài người vì nó hoàn toàn xuất phát từ cấu trúc nhân khẩu học.

Nhà phân tích Zeihan, người gần đây đã xuất bản cuốn sách thứ ba, "Ngày tận thế chỉ mới bắt đầu: Lập bản đồ về sự sụp đổ của toàn cầu hóa", đã nói rất nhiều về các xu hướng nhân khẩu học có thể thay đổi hoàn toàn các xã hội trên toàn cầu trong thập kỷ tới.

Trong phần một của cuộc phỏng vấn, nhà phân tích Zeihan đặc biệt nhấn mạnh sự ảnh hưởng của cấu trúc nhân khẩu học bất thường ở Trung Quốc có thể dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn, thậm chí khó có thể vãn hồi, về kinh tế. Theo phân tích của ông, Trung Quốc sụp đổ vì hiện quốc gia này không có đủ mức tăng dân số để duy trì sinh kế.

Như ông Zeihan giải thích, mức độ nghiêm trọng của sự sụp đổ nhân khẩu học của Trung Quốc là kết quả của chính sách một con bắt nguồn thời Mao Trạch Đông; kéo dài từ thập kỷ 1980 tới năm 2015. Chính sách này để lại hậu quả là tỷ lệ sinh của Trung Quốc thấp nhất thế giới.

Ông đưa ví dụ, tỷ lệ sinh ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh hiện ở mức thấp chưa từng có trong lịch sử loài người. Theo số liệu của chuyên gia này, mỗi người phụ nữ Trung Quốc, bình quân sinh ít hơn 1 người con.

Xem thêm:

Chính sách một con đạt đến đỉnh điểm của tàn ác trong thời đại Giang Trạch Dân

Lịch sử dâm loạn của Mao Trạch Đông [Radio]

Khi số người ở tuổi lao động và năng suất lao động của họ không đủ để trang trải chi phí, nuôi đưỡng người già, lương sẽ tăng cao, nền kinh tế rơi vào suy kiệt dần dần và dẫn tới đổ vỡ.

Chuyên gia nhấn mạnh rằng, với một đất nước rộng lớn cả về dân số và kinh tế, một sự sụp đổ thảm khốc như vậy là chưa từng có trong lịch sử loài người.

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đối phó với các vấn đề nhân khẩu học nghiêm trọng, trong số các quốc gia công nghiệp hóa khác ở Đông Bắc Á, ông Zeihan cho rằng tình hình của Hàn Quốc là nghiêm trọng nhất và giống với Trung Quốc nhất.

Nhật Bản, mặc dù phải đối mặt với những vấn đề tương tự, nhưng là một trong những quốc gia chủ động nhất trên thế giới chuẩn bị cho sự suy giảm dân số của chính mình.

Đối với Đài Loan, ông Zeihan cảnh báo rằng họ đang ở trên một "con đường tiêu cực rõ rệt" liên quan đến sự suy giảm dân số. Tuy nhiên, Đài Loan cũng có "dư địa rộng hơn một chút so với Nhật Bản hoặc Hàn Quốc trên bình quân đầu người"; eo biển còn có thêm thời gian, khoảng 20 đến 30 năm nữa, trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng như Hàn Quốc.

Vào thời điểm đó, Đài Loan nên khôn ngoan theo chân Nhật Bản trong việc áp dụng các biện pháp và chính sách nhằm giảm thiểu tác động xấu nhất của tình trạng suy giảm nhân khẩu học, vị chuyên gia này đưa ra lời khuyên.

Theo Taiwan News

Quang Nhật tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia địa chính trị: Trung Quốc đối mặt với sự sụp đổ kinh tế trước năm 2030