Đàn áp tranh luận khoa học trong COVID-19, GMO, Biến đổi khí hậu: Luôn hiện diện như vốn có

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cho dù đó là các vấn đề về thuốc trừ sâu, thực phẩm biến đổi gen (MGO), dịch HIV/AIDS hay đại dịch COVID-19, việc đàn áp các ý kiến tranh luận khoa học vẫn luôn xảy ra một cách nghiêm trọng, đặc biệt là với các vấn đề gây tranh cãi lớn, Giáo sư Brian Martin thuộc Khoa Khoa học Xã hội tại Đại học Wollongong cho biết.

Giáo sư Martin là đồng tác giả của một nghiên cứu gần đây về kiểm duyệt COVID-19 đã cho biết: Các biện pháp "cực đoan và chưa từng có" đã được các chính phủ, cơ quan quản lý y tế, truyền thông và Big Tech sử dụng để che giấu các quan điểm khoa học phản đối các phương pháp chống đại dịch.

Giáo sư Martin là tác giả của một số nghiên cứu về kiểm duyệt thông tin khoa học, cho biết rằng Big Tech đã sử dụng một chiến lược ở quy mô đặc biệt để che giấu thông tin đối với đại dịch COVID-19.

Ông nói với The Epoch Times: “Big Tech đã can thiệp vào truyền thông đối với năng lượng hạt nhân, thuốc trừ sâu hoặc GMO, và gây ra nhiều ảnh hưởng, nhưng không phải ở quy mô của COVID-19”.

Nhãn trên các túi thực phẩm ăn có ghi rõ rằng đây không phải là thực phẩm không biến đổi gen, tại Los Angeles vào ngày 19 tháng 10 năm 2012. (ROBYN BECK / AFP / Getty Images)

Ông nói: "Tôi đã nghiên cứu về sự đàn áp bất đồng khoa học trong nhiều thập kỷ. Mỗi khi có một vấn đề gây tranh cãi lớn và công khai, thì lập tức sẽ xuất hiện một bên có thế lực với các chuyên gia tấn công mạnh vào một số nhà bất đồng chính kiến ở bên kia, như vậy họ đã làm thay đổi bản chất của cuộc tranh luận".

Martin cho biết một số tiếng nói bất đồng ý kiến của các chuyên gia khoa học sẽ làm thay đổi bản chất xem xét vấn đề, nó được chuyển từ mối quan hệ giữa các chuyên gia với công chúng không có hiểu biết, sang là vấn đề giữa các chuyên gia và chuyên gia.

“Đó là một sự khác biệt khá lớn”, ông nói. "Tôi đã thấy điều này xảy ra trong các cuộc tranh luận về năng lượng hạt nhân, việc sử dụng chất fluoride trong sinh hoạt, sử dụng năng lượng hạt nhân, sử dụng thuốc trừ sâu,...".

Giáo sư cho biết bên chiếm thế thượng phong trong một cuộc tranh luận thường liên quan đến "các tổ chức có quyền lực" như các tập đoàn và chính phủ, trong khi những người bất đồng ý kiến phải đối mặt với thời gian khó khăn hơn và có nguy cơ bị mất uy tín hoàn toàn, bởi các bên liên quan muốn chứng minh không có bất đồng về các vấn đề gây tranh cãi.

Điểm khác biệt duy nhất của xu hướng này là cuộc tranh luận về thuốc lá và biến đổi khí hậu, nơi các tổ chức và nhà khoa học chủ yếu làm việc ở trong các khu vực đối lập hơn là làm việc cùng nhau.

Đã có một số trường hợp đáng chú ý về các nhà khoa học môi trường phải đối mặt với sự kiểm duyệt vì không đồng ý với sự đồng thuận về biến đổi khí hậu. Đáng chú ý, cựu giáo sư người Úc, Peter Ridd, đã phải đối mặt với áp lực về quan điểm của mình về vấn đề môi trường, ông nói rằng tình hình không nghiêm trọng như các nhà hoạt động biến đổi khí hậu đang đưa ra.

Mức độ đàn áp 'chưa từng có' trong Đại dịch COVID-19

Nghiên cứu gần đây của giáo sư Martin, “Kiểm duyệt và ngăn chặn Ý kiến phản biện về COVID-19: Chiến thuật và Phản chiến thuật”, đồng tác giả với bốn chuyên gia khác, cho thấy các nhà khoa học và bác sĩ nổi tiếng buộc phải tìm cách thoát khỏi một loạt các chính sách kiểm duyệt được sử dụng để chống lại họ.

Một số chuyên gia cho biết các phương tiện truyền thông đã ngừng phỏng vấn họ để đưa ra bình luận, ngay sau khi họ bị bôi nhọ và bị gán ghép với những nhãn hiệu như “anti-vaccine”, “từ chối COVID”, “lan truyền thông tin sai lệch” hoặc “lý thuyết âm mưu”.

Thậm chí, các hãng truyền thông lớn đã gỡ bỏ các tài khoản mạng xã hội của họ trên Facebook, Twitter, TikTok, YouTube, Google và LinkedIn.

Ảnh minh hoạ: Pixelkult / Pixabay

Một chuyên gia cho biết thậm chí ông đã bị chặn sử dụng cả phần mềm Google Docs.

“Google Docs bắt đầu hạn chế và kiểm duyệt khả năng chia sẻ tài liệu của tôi… Tổ chức đó nói với tôi rằng tôi không thể gửi thông tin liên lạc riêng tư cho đồng nghiệp hoặc cho bạn bè hoặc cho các thành viên trong gia đình”, chuyên gia nói với các nhà nghiên cứu.

Các chuyên gia y tế cũng cho biết đã bị chia rẽ khỏi các cộng đồng học thuật và y tế.

Tên của một bác sĩ thậm chí đã xuất hiện trên trang web của Bộ Y tế của quốc gia của ông — trong số 55.000 bác sĩ — nói rằng ông đang phát tán thông tin sai lệch.

“Có một nỗ lực phối hợp để… hủy hoại danh tiếng của tôi mặc dù, điều này thật khó tin, họ [bệnh viện nơi tôi làm việc] có tỷ lệ tử vong về cơ bản thấp nhất trên thế giới”, ông nói với các nhà nghiên cứu”.

Khoa học: Lý tưởng so với Thực tế

Giáo sư Martin cho biết lý tưởng của khoa học là các chuyên gia nên cởi mở với các loại bằng chứng khác nhau, tuy nhiên thường là trường hợp các nhà nghiên cứu bị ràng buộc vào những cách tư duy cụ thể.

“Những chiến thuật như vậy thường rất hiệu quả, bởi vì bạn không muốn bị phân tâm bởi một loạt các ý tưởng phụ kỳ lạ; mà chỉ tập trung vào các giả định tiêu chuẩn để giải quyết các vấn đề”, ông nói, nhưng điều đó sẽ gây bất lợi cho việc xử lý các vấn đề khoa học công khai đang gây tranh cãi.

"Vì vậy, các nhà khoa học có thể bị phong toả, và thường là đứng về phía của bên có quyền lực - bởi vì họ là những người cung cấp tài chính, tính hợp pháp và khả năng thăng tiến trong sự nghiệp".

Một nhà khoa học kiểm tra cây hạt cải dầu trong một vườn thí nghiệm, nghiên cứu trồng các biến thể mới để thử nghiệm trong các điều kiện môi trường cụ thể ở Gatersleben, Đức, vào ngày 22 tháng 4 năm 2021. (Sean Gallup / Getty Images)

Trong phần mở đầu của mình, ông nói rằng các nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu thực sự tin rằng họ đang khách quan và đang làm “điều đúng đắn”. Tuy nhiên, ông đã chỉ ra sức ảnh hưởng lớn của sự thiên vị từ các tổ chức cung cấp nguồn kinh phí tài trợ.

“Nếu một nhà khoa học nhận được tài trợ từ một tập đoàn, giả sử một công ty dược phẩm, thì những phát hiện của họ tất nhiên phải là ủng hộ cho lợi ích của công ty đó”.

Nhận xét của giáo sư Martin được đưa ra sau khi nhà kinh tế học John Cochrane của Stanford viết một bức thư ngỏ kêu gọi quyền tự do ngôn luận được tôn trọng trong giới học thuật.

Ông viết: “Các nhà nghiên cứu có phát hiện đi ngược với những bài ủng hộ các tập đoàn cung cấp tài chính, thấy ngày càng khó được xuất bản, tài trợ, thuê hoặc khen thưởng. Họ và các giáo viên, có đặt câu hỏi về các quan điểm ‘chính thống’ hiện tại, bị quấy rối trực tiếp và trực tuyến, bị tẩy chay, phải chịu các thủ tục kỷ luật không rõ ràng của trường đại học, bị sa thải hoặc hủy diệt bằng các cách khác nhau”.

Tranh luận khoa học cần được tôn trọng và công khai rộng rãi để mọi người dân đều được thụ hưởng lợi ích của khoa học.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Đàn áp tranh luận khoa học trong COVID-19, GMO, Biến đổi khí hậu: Luôn hiện diện như vốn có