Lợi ích bất ngờ của việc cho trẻ đi chân trần, mẹ có biết?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có lẽ xem xong những lợi ích của việc cho trẻ đi chân trần dưới đây, không ít mẹ bỉm sữa sẽ suýt xoa tiếc dài: Giá mà biết điều này sớm hơn thì sẽ tốt cho con.

Không ít bậc cha mẹ cho rằng trẻ em nên đi giày dép để đảm bảo vệ sinh, tránh ốm đau... Tuy nhiên cũng có không ít phụ huynh cho con đi chân trần. Không phải là trẻ sẽ đi chân đất hàng ngày, mà là được khuyến khích đi chân đất trên bãi biển, bãi cỏ, đi bộ trên cát... và những nơi an toàn.

Với những lợi ích cho trẻ đi chân trần dưới đây thì các mẹ bỉm sữa hãy điều chỉnh lại nếu bạn vẫn đang cho con đi giày nhé.

Thúc đẩy sự phát triển của não bộ

Bàn chân là cơ quan vận động quy tụ 6 kinh mạch, 66 huyệt đạo, là nơi tập trung của rất nhiều dây thần kinh. Do đó, trẻ đi chân trần trên mặt đất hay giẫm lên sỏi, đá có thể có tác dụng giúp xoa bóp, kích thích hệ thần kinh hoạt động tốt hơn, khả năng phối hợp các cơ quan trên cơ thể cũng linh hoạt hơn.

Ngoài ra, thay đổi về nhiệt độ, hình dáng bề mặt tiếp xúc... có thể mang lại những cảm nhận khác nhau cho trẻ, giúp kích thích não bộ phát triển toàn diện.

Cải thiện trí nhớ

Một thử nghiệm của Đại học Bắc Florida, Mỹ, thực hiện trên nhóm 72 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18-44, được chia thành hai nhóm: một nhóm chạy bằng giày, một nhóm chạy chân trần.

16 phút sau, hai nhóm bước vào một cuộc kiểm tra. Kết quả cho thấy trí nhớ của nhóm chạy chân trần được tăng cường đáng kể. Khi tập bằng chân trần, não bộ của con người sẽ được kích hoạt và hoạt động mạnh mẽ hơn để tránh chướng ngại vật nhằm bảo vệ bàn chân không bị thương tích. Điều này kích thích vùng ghi nhớ của não bộ, giúp cải thiện trí nhớ.

Phát triển xúc giác

Khi đi chân trần, các dây thần kinh xúc giác ở lòng bàn chân được kích thích, từ đó trẻ sẽ có cảm nhận chân thực, nhạy bén về những bề mặt mà chân tiếp xúc.

Ngoài ra, đi chân trần còn giúp trẻ luyện cơ bàn chân, tăng độ bám của chân với mặt đất và hỗ trợ việc giữ thăng bằng tốt hơn.

Tạo vòm bàn chân cân đối

Theo Giáo sư Peter Francis, các nghiên cứu trong hơn một thế kỷ đã chỉ ra rằng: thường xuyên đi chân đất ngay từ khi còn nhỏ có ảnh hưởng tốt tới sức khỏe sau này. Trẻ đi chân trần nhiều sẽ có bàn chân rộng hơn, giúp áp lực phân bố đều ra rìa và trên các ngón.

Ngược lại, đi giày nhiều thì bàn chân sẽ hẹp và có độ cong thấp hơn, tạo áp lực lớn hơn lên gót và ức bàn chân trong quá trình di chuyển.

Thống kê trên 1.127 trẻ từ 3-6 tuổi tại Trung Quốc cho thấy khoảng 33,98% trẻ bị bàn chân bẹt. Chứng này có thể gây đau lòng bàn chân, biến dạng ngón chân cái, viêm gân gót chân... Vì thế, để vòm chân phát triển tốt, nên cho trẻ đi chân trần, cởi bỏ giày tất bảo hộ để bàn chân tiếp xúc với mặt đất nhằm thúc đẩy sự phát triển của cơ chân, vòm chân cũng trở nên đều và cân đối hơn.

Tăng cường thể lực

Theo quan sát, 80% vóc dáng của trẻ được cải thiện rõ rệt sau khi cho trẻ đi chân đất từ 6 tháng tới một năm. Hoạt động này thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Gan bàn chân tập trung tuyến mồ hôi dày đặc, đây là hệ thống điều tiết thân nhiệt của trẻ, tuy nhiên chúng chưa hoàn thiện.

Vì thế, việc cho bé đi chân trần cũng giúp tản nhiệt dưới lòng bàn chân, tăng lưu thông máu, giảm hiện tượng tay chân lạnh. Khi tuần hoàn máu của cơ thể được tăng cường, quá trình trao đổi chất và khả năng miễn dịch của bé cũng được cải thiện theo.

Trẻ em và thiếu niên đi chân đất nhiều sẽ có khả năng chạy nhanh và qua một quãng dài khi không đi giày. Đồng thời, điều này giúp giảm nguy cơ đau chân.

Tố Như

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Lợi ích bất ngờ của việc cho trẻ đi chân trần, mẹ có biết?