Khi tắm chà xát ra nhiều ghét trên cơ thể, đó là dấu hiệu của bệnh gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi tắm, chúng ta thường dùng tay chà xát bề mặt da để làm sạch cơ thể. Có người sẽ kì ra ghét nhưng có người lại không. Tại sao lại như vậy? Làm thế nào để hạn chế tình trạng ghét trên da?

Ghét sinh ra trong quá trình tắm là gì?

Các thành phần chính của ghét được chà ra trong quá trình tắm rửa bao gồm ghét, bụi, mồ hôi, dầu...

Do các cơ quan trong cơ thể luôn vận động, các tế bào đang liên tục được thay thế cũng như quá trình trao đổi chất diễn ra trên bề mặt da, các chất độc sẽ được đẩy ra ngoài theo sự chuyển hóa của lá lách và dạ dày.

Sau khi các chất bài tiết này được đào thải, chúng trở thành thứ mà người ta thường gọi là dầu nhờn và mồ hôi… Ngoài ra, làn da cũng thường bám bụi khá nhiều, đó cũng là một trong những thành phần của ghét.

Những ai dễ bị dính ghét hơn?

Có người cứ một hoặc hai ngày kì ra ghét, nhưng có người lại không chà xát ra nhiều ghét dù sau ba hoặc bốn ngày.

Một số dữ liệu cho thấy người ăn đồ nhiều dầu mỡ, ít vận động sẽ có nhiều ghét trên cơ thể hơn. Những người này thường cảm thấy nặng nề, chân tay yếu ớt.

Tuy nhiên, càng lười vận động, khí thấp sẽ tích tụ trong cơ thể càng nhiều. Lâu dần, chúng sẽ xâm nhập vào lá lách khiến hệ thống này thải ra nhiều độc tố, trường hợp nặng có thể mắc một số bệnh.

Mặc dù kì ra ghét trong khi tắm sẽ tạo ra cảm giác sạch sẽ và sảng khoái nhất định, nhưng bạn đừng lạm dụng và chà xát quá mạnh, bởi nó có thể gây rách hoặc tổn thương da, thậm chí cho phép hơi ẩm xâm nhập từ bên ngoài, tạo thành một vòng tuần hoàn lặp lại, cuối cùng vẫn dễ sinh ra một số bệnh.

Giảm ghét và loại bỏ khí thấp là chìa khóa

Bạn có thể cân nhắc một số phương pháp dưới đây để giúp loại bỏ khí thấp ra khỏi cơ thể và giảm bớt sự xuất hiện của ghét trên da:

1. Tập thể dục

Tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng, kích hoạt các cơ quan trong cơ thể vận động và đẩy nhanh quá trình bài tiết khí thấp ra ngoài.

Không giống người xưa vốn vận động chân tay thường xuyên, con người hiện đại có xu hướng hoạt động trí óc nhiều hơn. Ở lâu trong phòng điều hòa kín gió, ít khi ra mồ hôi, khả năng kiểm soát độ ẩm của cơ thể sẽ trở nên kém đi.

Các bài tập như chạy, đi bộ, bơi lội, yoga, Thái Cực Quyền và bất kỳ bài tập nào khác có tác dụng làm tăng “nhịp thở và đổ mồ hôi” đều có thể kích hoạt lưu thông máu và tăng cường chuyển hóa nước.

2. Thực hiện chế độ ăn nhẹ

Hệ tiêu hóa rất quan trọng đối với dinh dưỡng và chuyển hóa nước. Cách tốt nhất là thực hiện một chế độ ăn vừa phải và cân bằng.

Thức ăn nhiều dầu mỡ không dễ tiêu hóa đối với dạ dày và cũng dễ gây đầy hơi, viêm nhiễm. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ chiên rán, có thể khiến cơ thể sản sinh ra peroxit và làm tình trạng viêm trầm trọng hơn.

Y học cổ truyền cho rằng thực phẩm sống và lạnh, nước đá, trái cây và rau quả mát sẽ làm trì trệ chức năng tiêu hóa và hấp thụ của đường tiêu hóa. Vậy nên, chúng ta không nên lạm dụng quá mức.

Salad, dưa hấu, cải thảo, mướp đắng và các loại rau sống có tính lạnh, tốt nhất khi nấu bạn nên cho thêm hành lá và gừng để giảm bớt tính lạnh của rau.

3. Tránh độ ẩm của môi trường bên ngoài

Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày tốt nhất bạn nên giảm tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao.

Đặc biệt những ai nhạy cảm với độ ẩm thì càng phải chú ý những vấn đề sau:

- Không ngủ trực tiếp trên sàn nhà. Vào ban đêm, độ ẩm trong không khí giảm xuống và độ ẩm sàn nhà cũng vậy, dễ xâm nhập vào cơ thể gây đau nhức chân tay. Tốt nhất là ngủ trên giường cách sàn một khoảng nhất định.

- Hạn chế ra ngoài vào những ngày mưa và ẩm ướt.

- Không mặc quần áo ướt.

Chúng ta có thể hiểu được tình trạng sức khỏe của một người từ lượng ghét được chà xát ra trên cơ thể trong quá trình tắm.

Nếu tình trạng nghiêm trọng, thì bạn cần lưu ý về thói quen sinh hoạt của mình, nên sửa thói quen kịp thời, rốt cuộc thì “bệnh sinh ra từ khí”. Muốn cơ thể khỏe mạnh thì trước hết phải loại bỏ hết toàn bộ khí thấp này ra ngoài.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Khi tắm chà xát ra nhiều ghét trên cơ thể, đó là dấu hiệu của bệnh gì?